7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng sự gia tăng dân số tỉnh LongAn
Ở khu vực không có di cư và trên phạm vi toàn cầu thì sự tăng giảm dân số phụ thuộc vào quy luật tự nhiên sinh và tử. Ở khu vực có di cư thì gia tăng dân số phụ thuộc cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, đối với tỉnh Long An sự di cư theo hình thức con lắc ra ngoại tỉnh là phổ biến ở các huyện ven TP. Hồ Chí Minh như Cần Giuộc, Cần Đước…để học tập và lao động nên các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển dân số được phân thành 2 loại: nhóm các nhân tố liên quan trực tiếp đến tái sản xuất dân số và những nguyên nhân gián tiếp.
82
2.2.5.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tái sản xuất dân số và khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với một phụ nữ khả năng sinh sản phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khoẻ, bệnh lý sinh sản (hiếm muộn hoặc vô sinh). Đối với một cộng đồng khả năng sinh sản còn phụ thuộc trực tiếp vào các nguyên nhân như thời gian sinh sản, tỷ lệ nữ giới trong tổng số dân và trong độ tuổi sinh đẻ/ tổng số phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ có chồng,…
a) Tỷ lệ nữ giới và tỷ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ/ tổng số phụ nữ
Số liệu thống kê tỷ lệ nữ giới/1000 nam giới của hai cuộc điều tra dân số và hiện nay 2012, tỷ lệ này giảm liên tục từ 1041 năm 1999 còn 1014 năm 2009 và giữ nguyên tỷ lệ đến năm 2012. Tính cụ thể tỷ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ/1000 nam thì số này chỉ còn 970 phụ nữ trong 1000 nam giới gây nên tình trạng mất cân bằng giới vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên hiện nay số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thực tế là tăng, số phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nhiều thì khả năng sinh sản của cộng đồng cao. Vấn đề sinh còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ còn phổ biến, giá trị đạo đức xã hội không cho phép phụ nữ không chồng có con, luật pháp quy định và tôn trọng chế độ một vợ một chồng…Vì thế làm cho số phụ nữ không sinh con lần nào sẽ tiếp tục tăng, điều này cũng góp phần trực tiếp vào giảm tỷ lệ sinh của tỉnh bên cạnh chính sách KHHGĐ.
Về tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ/tổng số phụ nữ năm 1999 là 55,51% đến năm 2012 chỉ số này còn 54,49% nhưng số phụ nữ trong tuổi sinh sản vẫn hơn ½ tổng số phụ nữ làm cho khả năng sinh sản theo tính toán lý thuyết là cao. Do vậy duy trì tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phù hợp cùng với những chính sách dân số và luật hôn nhân 1 vợ 1 chồng sẽ góp phần giảm tỷ lệ sinh trong thời gian tới.
b) Tình trạng hôn nhân và tuổi kết hôn lần đầu:
Cùng với quá trình phát triển KTXH và nâng cao trình độ văn minh, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của tỉnh cũng như cả nước có xu hướng tăng, chỉ số này được tính vào những cuộc điều tra dân số lớn như năm 1999 là 22,4 tuổi có xu hướng tăng lên 24,9 tuổi năm 2012 cho thấy số năm trung bình của một thế hệ giả định đã sống độc thân trước khi kết hôn lần đầu tăng lên, trong đó tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam luôn cao hơn nữ, chênh lệch SMAM ngày càng tăng từ 1999-2012 từ 2,2 lên 4,1. So với cả nước và vùng ĐBSCL thì chỉ số này của Long An cao hơn (SMAM cả nước 2012 là 24,7 và ĐBSCL là 24,6 năm).
83
Bảng 2.34. Tuổi kết hôn trung bình và gia tăng tự nhiên
Năm Tuổi kết hôn trung bình Tỷ lệ gia
tăng TN (%)
Chung Nam Nữ Chênh lệch SMAM (năm)
1999 2009 2010 2011 2012* 22,4 24,0 24,3 24,7 24,9 23,6 25,9 26,3 26,5 26,9 21,4 22,1 22,1 22,7 22,8 2,2 3,8 4,2 3,9 4,1 1,59 0,92 0,91 0,88 0,93
Nguồn: Kết quả tổng điều tra1999-2009 biểu A.2, tr 144 và điều tra biến động DSKHHGĐ phụ lục 5 năm 2010, 2011
*2012 là tuổi kết hôn trung bình tác giả tính toán dựa trên số liệu thống kê số người kết hôn
theo nhóm tuổi và giới tính của UBDS-KHHGD.
2.2.5.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới sự gia tăng dân số
a) Trình độ văn hoá của dân cư và mức gia tăng dân số tự nhiên
Mức tăng dân số tự nhiên cao thường diễn ra ở những vùng dân cư có trình độ văn hoá thấp và ngược lại. Điều này thể hiện rất rõ qua sự phân hoá tỷ lệ biết đọc biết viết giữa thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế xã hội.
Bảng 2.35. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên chia thành thị/nông thôn và theo vùng KTXH, 2009
Vùng Tỷ lệ biết đọc Tỷ lệ tăng DS thời kỳ
1999-2009
Chung Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Tổng 95,1 97,0 94,6 1,6 0,8 Vùng ĐTM Vùng KTTĐ Vùng còn lại 92,7 95,9 95,4 95,4 97,5 96,2 92,3 95,5 95,3 0,9 2,1 0,3 0,8 1,0 0,4
Nguồn: Tổng điều tra dân số tỉnh Long An
Thành thị là nơi có tỷ lệ biết đọc, biết viết cao hơn nông thôn nên gia tăng tự nhiên thấp hơn nông thôn, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thành thị là 0,65% nên thành thị tăng dân số nhanh chủ yếu do tăng cơ học, còn nông thôn tỷ lệ biết đọc biết viết thấp hơn nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên 0,98% cao hơn thành thị. Những đô thị lớn thuộc vùng kinh tế trọng điểm có
84
trình độ văn hoá cao hơn có gia tăng tự nhiên luôn thấp <1%, các vùng còn lại tỷ lệ tăng tự nhiên >1% chủ yếu hoạt động thuần nông với trình độ thấp nên sinh nhiều nhằm tăng cường đội ngũ lao động cho gia đình.
b) Các chính sách dân số
Tỉnh thực hiện rất tốt công tác KHHGD bằng công tác truyền thông chuyển đổi hành vi trong nhiều năm qua, thực hiện đúng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sữa đổi điều 10 pháp lệnh DS, chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020, triển khai kế hoạch chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGD năm 2012, kế hoạch và phương hướng hoạt động 2013 về các mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, sinh hoạt ngoại khoá về sức khoẻ sinh sản vị thành niên/ thanh niên, xây dựng xã, phường thị trấn ấp khu phố không có người sinh con thứ 3 trở lên, dự án Marie Stopes International (Thúc đẩy cung cấp - sử dụng biện pháp tránh thai lâu dài và vĩnh viễn hiệu quả đối với cộng đồng trên cơ sở lựa chọn của khách hàng), khen thưởng công trình phúc lợi cho nhân dân và cán bộ những xã 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên…
Với những chính sách dân số thiết thực trên đã làm giảm tỷ suất sinh thô của tỉnh còn 15,45‰năm 2012, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 5,08%, hoàn thành chỉ tiêu 100% với 22 xã phường thị trấn đạt chuẩn, vận động thực hiện biện pháp tránh thai đạt 101,59% chỉ tiêu với tổng kinh phí thực hiện công tác DS-KHHGD là 45,351 tỷ đồng.