Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

1.4. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục

Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong sự liên hệ và tác động của nhiều yếu tố khác như kinh tế, chính trị, truyền thống văn hoá, tôn giáo… Khi xem xét mối quan hệ giữa dân số và giáo dục cần phải xem xét nó trong hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là yếu tố KTXH; trong mối liên hệ, sự tương tác của các yếu tố khác.

Bên cạnh cần chú ý đến kết quả chậmcủa sự tác động giữa chúng. Giáo dục tác động đến quá trình sinh, tử của dân số, cũng như các quá trình dân số tác động tới quy mô và chất lượng của giáo dục phải sau một thời gian ít nhất là hằng chục năm mới thấy được kết quả. Đó là đặc điểm của sự tác động lẫn nhau giữa các quá trình xã hội, trong đó chủ thể và khách thể của chúng là con người. Giáo dục tác động đến nhận thức dân số, song từ sự chuyển biến về nhận thức đến sự chuyển biến hành vi đòi hỏi phải có thời gian. Mặt khác, do nhiều yếu tố cùng tác động nên quan hệ tương tác giữa dân số và giáo dục nhiều khi bị mờ đi và kết quả trở nên khó nhận biết, chỉ sau một thời gian dài mới bộc lộ rõ.

Có 2 xu hướng đối lập nhau trên thế giới đó là các nước phát triển dân số tăng chậm hoặc không tăng và đang già hoá nhưng họ đang thụ hưởng một nền giáo dục rất tiến bộ. Tuy nhiên nếu xu hướng dân số suy giảm thì lực lượng lao động bổ sung trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ cho lực lượng sản xuất, dân số phụ thuộc và chi phí phúc lợi sẽ tăng cao.

38

Ngược lại, các nước đang phát triển và nước nghèo khó trong thế giới thứ ba thì dân số quá đông, cơ cấu trẻ lại có xu hướng gia tăng nhanh số dân, nền giáo dục kém phát triển thì làm thế nào để đại bộ phận dân chúng nơi đây có thể tiếp xúc được với khoa học kỹ thuật tiên tiến? Do vậy, trong quá trình phát triển nào cũng cần sự hợp lý, tôn trọng sự phát triển theo quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội của chúng và có sự can thiệp của con người đúng lúc.

Đứng trước xu thế lớn toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ trở nên phổ biến, nếu không có trình độ văn hoá thì không thể tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó xét về lợi ích kinh tế, không có sự đầu tư nào lợi bằng đầu tư cho giáo dục. Trong các báo cáo của ngân hàng thế giới, ta luôn thấy mối quan hệ phát triển dân số và phát triển giáo dục trong vấn đề tăng trưởng kinh tế, trong đó dân số đóng vai trò là nguồn lực cơ bản còn giáo dục đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy. Việc thoả mãn nhu cầu học tập của dân cư sẽ tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn cao, ta thấy đầu tư cho giáo dục là đầu tư lâu dài và có tính chu chuyển giữa các thế hệ nối tiếp nhau. Người ta tính rằng, ở một số nước một năm học thêm có thể làm tăng 10% tiền công. Ở Hàn Quốc, một năm học thêm sẽ làm cho sản lượng trang trại tăng 2%, ở Malaysia là 5%. Giải quyết tốt mối quan hệ này trong bối cảnh thế giới mới là công việc rất phức tạp, đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và những tiến bộ trong công tác dự báo dân số

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 39 - 40)