Những bất hợp lý giữa vấn đề phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 120 - 123)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

2.5. Những bất hợp lý giữa vấn đề phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh

Cấp học Toàn tỉnh Tiểu học THCS THPT Tỷ lệ đi học chung Chung Nữ 93,13 85,62 111,40 93,36 96,40 89,75 62,50 67,91 Tỷ lệ đi học đúng tuổi Chung Nữ 92,66 - 100 - 93,5 87,49 56,57 65,36

Nguồn: Sở Giáo dục – đào tạo Long An

Đối với dân tộc thiểu số vẫn còn có sự bất bình đẳng trong GD giữa nam và nữ. Ở một số xã vùng sâu, xa của vùng Đồng Tháp Mười phụ nữ và trẻ em gái dân tộc ít người chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới trong tiếp cận các dịch vụ GD. Chính tỉ lệ biết chữ thấp và yếu kém về ngôn ngữ nên có xu hướng làm tăng phụ nữ dân tộc ra xa dần quá trình phát triển, khiến họ bị cô lập. Các thông tin thường chỉ được cung cấp dưới những hình thức họ khó lĩnh hội và do vậy khả năng tiếp thu kiến thức mới bị hạn chế.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên đang làm việc thì nam giới luôn cao hơn mức trung bình chung của tỉnh và cao hơn nhiều so với tỷ lệ nữ, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch đã thu hẹp năm 2005 là 5% đến năm 2011 là 2,7% cho thấy trình độ của phụ nữ ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây.

Bảng 2.54. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo phân theo giới tỉnh Long An năm 2005- 2012(%)

Năm Chung cả tỉnh Nam Nữ Chênh lệch

2005 2009 2010 2012 11,4 8,4 9,7 8,5 13,8 9,6 11,2 9,7 8,8 7,0 8,1 7,0 5,0 2,6 3,1 2,7

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2012

2.5. Những bất hợp lý giữa vấn đề phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Long An Long An

DS tỉnh bước vào thời kỳ “Dư lợi dân số” từ năm 2004, theo dự báo chung thời kỳ này kéo dài khoảng 30 năm có nghĩa là đến năm 2034, DS Long An bước vào giai đoạn già hóa. “Dân số vàng” và đang già đi nhanh chóng nhưng dân trí thấp, kỹ năng chuyên môn của lực lượng lao động trẻ của tỉnh còn quá mỏng cho thấy ngành GD hiện nay vẫn chưa tạo

119

đủ lực lượng lao động có kiến thức và chuyên môn “vàng” là bất hợp lý cơ bản nhất. Theo tiêu chuẩn quốc tế, độ tuổi 25 trở lên được coi là độ tuổi mà mỗi cá nhân đã trải qua tất cả các bậc giáo dục cơ bản cũng như đào tạo nghề hay đại học, trong đó nhóm 25-34 tuổi đóng vai trò chủ chốt trong phát triển KTXH vừa hoàn thành quá trình đào tạo và bước vào thị trường lao động nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá thấp 19,8% và 13,1% trong tỷ trọng DS từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2009 là gánh nặng lớn cho GD [32]. Tỉnh Long An mặc dù thực hiện tốt công tác phổ cập tiểu học tiến tới phổ cập trung học và xóa mù chữ nhưng GD vẫn gặp thách thức lớn là GD nghề chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH đa dạng hiện nay, theo kết quả điều tra năm 2009, có đến 93% chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật, cao hơn mức bình quân chung cả nước (86,7%). Nếu nâng cao chất lượng GD thì đến năm 2037 mới tạo ra lượng lao động do dân số tăng lên hiện tại đủ trình độ chuyên môn, dẫn đến kết quả tất yếu là dân số chưa văn minh, tiến bộ, giàu thì đã già. Tạo nên một sự “lệch pha” kéo dài giữa phát triển DS và phát triển GD, nền GD luôn chứa đựng mâu thuẫn nội tại đó là sự phân hóa lớn giữa các vùng trong tỉnh về cơ hội tiếp cận GD, khoảng cách dân trí còn cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau.

Bất hợp lý giữa phát triển dân số và giáo dục còn thể hiện ở chỗ dân số tăng, quy mô dân số lớn nhưng giáo dục vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu do nguồn ngân sách chi cho GD còn hạn chế, nhất là còn có sự phân hóa phát triển giáo dục quá lớn giữa các vùng KTXH. Bộ phận đã được đào tạo rồi thì tỉnh chưa có khả năng sử dụng tốt nguồn lao động đó. Nhìn chung sự bất hợp lý này hình thành từ lâu đối với tỉnh Long An chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp. Phát triển dân số và giáo dục chưa phát huy hiệu quả là do nó chịu tác động rất lớn của yếu tố kinh tế (ngân sách và nguồn vốn đầu tư cho GD).

Di cư thuần âm, GD chưa đảm bảo điều kiện đào tạo bậc cao, dòng sinh viên và nguồn lao động thường chọn các đô thị lớn trong vùng Đông Nam Bộ nhất là TP.HCM gây nên hiện tượng “Chảy máu chất xám”. Điều này làm khoét sâu thêm tình trạng thiếu nguồn lao động tay nghề cao cho tỉnh đã qua đào tạo chuyên môn.

Vấn đề giới tính và giới tính khi sinh, bình đẳng giới trong các hoạt động KTXH nhất là trong GD là một trong những mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) mà Việt Nam nói chung và Long An nói riêng đang nổ lực đạt được để đến năm 2015, trẻ em ở mọi nơi, cả trai lẫn gái đều có thể hoàn thành các lớp của bậc tiểu học. Có mối quan hệ thuận chiều giữa mất cân đối giới tính khi sinh và bất bình đẳng giới trong GD, cấp học càng cao thì khả năng nữ giới

120

đến trường càng giảm. Những con số thống kê từ kết quả điều tra năm 2009 gồm tỷ lệ nữ giới từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường là 4,9% (nam chỉ có 2,6%), trình độ chuyên môn cao nhất chưa tốt nghiệp tiểu học của nữ là 33,3% (nam: 27,9%), tốt nghiệp tiểu học 36,3% (nam 39,2%)…Sơ cấp nghề nữ chỉ chiếm 2,3% (nam: 6,4%)…Hầu như có sự chênh lệch các tỷ lệ giữa nam và nữ, các tỷ lệ trên của nam luôn cao hơn nữ. Tình trạng này kéo dài trong khi vấn đề chênh lệch giới tính khi sinh được báo động thì nữ giới vẫn chưa thật sự được thụ hưởng nền GD tiến bộ.

121

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN

SỐ VÀ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 120 - 123)