Đánh giá thực trạng phát triển dân số tỉnh LongAn

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 86 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

2.2.6. Đánh giá thực trạng phát triển dân số tỉnh LongAn

- Xu thế giảm sinh được duy trì và đạt dưới mức sinh thay thế.

Qua những kết quả phân tích cho thấy mức sinh của tỉnh Long An trong những năm qua tiếp tục suy giảm và tăng nhẹ tỷ suất tử nên làm cho gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dưới 1% .Quy mô dân số tỉnh sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới nhưng không còn nhanh nghĩa là mức sinh của tỉnh Long An đạt dưới mức sinh thay thế như vậy giảm sinh không còn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách dân số hiện nay, những năm tới nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh cùng với cả nước là làm cho vấn đề tăng trưởng dân số không còn đè nặng lên nền KTXH của tỉnh trên các phương diện như vấn đề chất lượng dân số, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng ngành giáo dục, y tế, cải thiện mức sống dân cư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

85

- Cấu trúc tuổi của dân số có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, giảm tỷ lệ phụ thuộc trẻ em nhanh chóng, đạt cơ cấu dân số vàng từ năm 2004 với nhiều thuận lợi trong nguồn lao động và giảm gánh nặng phụ thuộc trong dân số, tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn trong nâng cao trình độ đội ngũ lao động. Như vậy giữa dân số và GD-ĐT cần có chiến lược phát triển cân đối phù hợp nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho vấn đề an sinh XH, đầu tư phi lợi nhuận trong dân số và GD. Tỉnh cần tận dụng thời kỳ dân số vàng này để giải bài toán phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh, mặt khác là tỉnh xuất cư trong đó có đến 73% xuất cư đến TP.HCM rất dễ gây tình trạng thiếu nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của tỉnh.

-Chất lượng dân số được nâng lên: tuổi thọ bình quân tăng từ 70,1 tuổi năm 1999 lên 75,3 tuổi năm 2012 do điều kiện sống được nâng cao (thu nhập bình quân đầu người tăng 22,8%) cùng nhiều cải thiện từ ngành y tế, giáo dục. Nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số được triển khai thực nghiệm như sàng lọc trước và sau sinh, tư vấn kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân…

- Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh được cải thiện tốt từ 2002 (150/100 bé gái) đến năm 2012 còn 110/100. Hiện nay tỷ lệ mất cân bằng giới tính tuy không sâu sắc như một số tỉnh thành khác nhưng vấn đề này luôn cần được quan tâm thường xuyên nhất là vào những “năm đẹp” mà trong quan niệm người Việt Nam thường chọn để sinh con cùng tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong một bộ phận dân cư như năm Nhâm Thìn vừa qua làm số trẻ sinh ra tăng 1,2‰ so với năm trước và tỷ số giới tính trẻ sinh toàn tỉnh còn cao 107/100 trẻ sinh nữ và có xu hướng tăng.

- Vấn đề di cư của tỉnh mặc dù đang có sự kiểm soát và điều chỉnh nhưng tỷ suất di cư thuần luôn âm, thành phần di cư chủ yếu là những người trong tuổi lao động, có trình độ tay nghề cao rất dễ gây nên hiện tượng “chảy máu chất xám” sang một số tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam gây khó khăn cho tỉnh vì đội ngũ công nhân lành nghề của tỉnh vẫn còn mỏng so với yêu cầu quá trình CNH.

-Hiện tượng già hoá DS diễn ra nhanh chóng với chỉ số già hoá tăng nhanh liên tục 16,3% năm 1999 lên 42,9% năm 2012 sẽ tác động xấu tới nhiều lĩnh vực đời sống XH nhất là giải quyết hợp lý phúc lợi cho người già và chế độ lương hưu.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng kinh tế sẽ gây nhiều khó khăn trong việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên giữa các vùng của tỉnh nhất là vùng kinh tế khó khăn, vùng biên giới.

86

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 86 - 88)