Những giải pháp gắn kết giữa phát triển dân số và phát triển GD

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 142 - 158)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

3.3.3. Những giải pháp gắn kết giữa phát triển dân số và phát triển GD

- Nâng cao vai trò của GD là giải pháp tự nhiên và lâu dài trong việc ổn định DS vì

khi trình độ học vấn nói chung và nhất là của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ càng nâng cao thì

mong muốn sinh con càng ít.Nhận thức trong chuyển đổi hành vi sinh sản để có cuộc sống

141

vào ý thức hệ nên nó sẽ có hiệu quả lâu dài hơn là những biện pháp cưỡng ép chỉ mang lại hiệu quả tức thời.

- Lồng ghép biến dân số và phát triển vào kế hoạch phát triển giáo dục và kế hoạch

phát triển KTXH của tỉnh sẽ giúp cho mục tiêu của GD gắn với nhu cầu của dân cư từ đó

định hướng tốt cho hoạt động GD nói riêng và phát triển KTXH chung của tỉnh mà không làm lãng phí về của cải vật chất nếu 2 hoạt động phát triển DS và phát triển GD tách rời nhau.

Sự lồng ghép này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan hơn, không phiến diện đồng thời còn tăng tính hiệu lực và hiệu quả của các kế hoạch/chính sách phát triển hài hoà giữa DS và GD, giúp việc phân bổ các nguồn lực phù hợp hơn và công tác phân chia các giai đoạn thực hiện KH đề ra khả thi hơn trong điều kiện nguồn kinh phí của tỉnh có hạn.

Để làm được việc lồng ghép này cần xây dựng các chỉ báo (indicator) về Dân số-Phát triển- Giáo dục. Trong hệ thống này sử dụng nhiều chỉ báo thu thập và xử lý qua các cuốc điều tra chọn mẫu chuyên ngành hay thu thập và công bố thường niên. Các chỉ báo DS cần được đảm bảo yêu cầu như phải thích hợp với kế hoạch GD, bao trùm được hiện tượng và thể hiện rõ mối quan hệ rõ ràng giữa DS và GD, phải đo đếm được bằng những số lượng tuyệt đối hoặc tương đối, đơn giản dễ hiểu, khách quan và chính xác. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cung cấp thông tin DS với Sở GD&ĐT ngay từ thời điểm xác định chỉ báo.

+Chỉ báo đầu vào như tổng số dân, nam, nữ, số trẻ em trong độ tuổi đến trường, mức sinh, giới tính khi sinh, mức tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi chia theo trình độ học vấn, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam, nữ chia theo trình độ học vấn….

+Chỉ báo đầu ra như nhu cầu về xây dựng trường lớp, về giáo viên; nhu cầu về ngành, lĩnh vực đào tạo, nhu cầu về xã hội hoá GD, mức học phí, liên kết đào tạo trong và ngoài nước…

+Chỉ báo về hiệu quả như số học sinh tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp nghề, TCCN-CĐ- ĐH có việc làm sau khi được đào tạo, khả năng tiếp cận các dịch vụ GD của các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau, tỷ lệ bỏ học do nguyên nhân kinh tế, thu nhập và mức sống người dân, chất lượng nguồn lao động, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lí, nguồn lực con người trong quá trình CNH-HĐH…

142

Trên phạm vi toàn quốc cũng như các tỉnh, thành phố hiện cũng đã xây dựng được các chỉ tiêu Dân số-Phát triển để lồng ghép biến DS vào các kế hoạch/chính sách từ Trung ương đến địa phương, nguồn số liệu thu thập rất phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn như báo cáo thống kê hàng năm, quý, hàng tháng; các cuộc điều tra khảo sát tổng hợp và chuyên ngành; kết quả tính toán kế hoạch, dự báo; các hệ thống khác. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ báo cũng gặp một số khó khăn như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lập kế hoạch/chính sách và cung cấp, thiếu các chỉ báo cụ thể cho từng khía cạnh và nhiều chỉ báo chưa liên tục theo thời gian, số liệu DS luôn thay đổi từng ngày, chậm cập nhật nếu sử dụng muộn làm mất đi tính thời sự, một số chỉ báo DS thiếu tin cậy và còn chênh lệch giữa các nguồn cung cấp. Vì vậy hoàn thiện Hệ thống thông tin Dân số-Phát triển là điều kiện quan trọng và cấp bách để nâng cao tính hiệu quả của các kế hoạch/chính sách trong đó có kế hoạch phát triển GD.

- Dự báo về GD phải luôn gắn với dự báo về phát triển DS theo độ tuổi: tỉnh cần đẩy

mạnh hơn nữa công tác gắn kết giữa cơ quan dự báo DS và bộ phận đề ra chiến lược phát triển DS, khuyến khích nghiên cứu này để làm cơ sở cho các chính sách cải cách GD của Sở, để những mục tiêu cụ thể đề ra không chủ quan và duy ý chí, phi thực tiễn hay quá tham vọng đạt chỉ tiêu đề ra theo số lượng hoặc chạy theo thành tích thì rất nguy hiểm cho lớp trẻ và đội ngũ nhân lực tương lai.

- Biện pháp hướng đến phát triển DS bền vững và phát triển theo chiều sâu trong GD

cần được ưu tiên do dân số tăng và đi vào ổn định còn số học sinh sẽ giảm trong thời gian tới. Thực tế cho thấy áp lực ngân sách chi cho GD ở các cấp học phổ thông sẽ giảm vì số lượng học sinh giảm nên tỉnh cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng thay vì phải chạy theo số lượng. Đầu tư cho GD không được dàn trải, cần có trọng tâm hướng vào những vùng dân cư mới, những khu CN mới, những vùng GD chưa phát triển để tạo sự bình đẳng hơn trong thụ hưởng các dịch vụ giáo dục. Nếu không thực hiện tốt giải pháp này thì càng khoét sâu hơn hố ngăn cách trong quá trình phát triển giữa các nhóm dân cư có mức sống khác nhau.

-Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Dân số-Lao động-Việc làm gắn liền với phát triển

GD: Đây là mối quan hệ đa chiều rất phức tạp, DS quyết định số lượng lao động, GD quyết định chất lượng lao động, DS-Lao động là nguồn lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế, kinh tế lại quyết định vấn đề tạo việc làm và nguồn kinh phí cho mọi hoạt động phát triển….Muốn giải quyết tốt mối quan hệ trên thì giải pháp hàng đầu là tập trung vào phát

143

triển GD, tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hướng nghiệp, dạy nghề cho lao động. Nhất là khi kinh tế phát triển theo hướng hiện đại, khoa học công nghệ không thể thiếu trong sản xuất và đời sống thì GD là công cụ cần thiết nhất tạo ra một đội ngũ lao động tương lai đáp ứng cho xu thế phát triển, do đó khuyến khích toàn xã hội đầu tư phát triển GD ở hiện tại và cả tương lai.

144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Dân số và giáo dục là hai vấn đề nổi bật trong nghiên cứu sự phát triển kinh tế xã hội và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Phát triển dân số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giáo dục thông qua quy mô, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố địa lý dân cư đến quy mô, chất lượng, đầu tư cho giáo dục. Ngược lại phát triển giáo dục ảnh hưởng đến các động lực phát triển dân số như mức sinh, tử, hôn nhân, di cư và các mặt xã hội của dân cư. Từ đó GD có vai trò to lớn trong hướng dẫn hành vi của con người đến quá trình DS như mong muốn sinh con, quy mô gia đình… Đối với tỉnh Long An, phân tích mối quan hệ trên cho thấy dân số là tiền đề quan trọng của sự phát triển giáo dục, dân số vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm của giáo dục và có tác động rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cả về số lượng và chất lượng, phát triển dân số hợp lý sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục hoặc ngược lại kìm hãm sự phát triển giáo dục của tỉnh trên mọi phương diện.

Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện rất tốt công tác DS và KHHGĐ, tốc độ tăng DS chậm lại và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực nhưng GD lại tác động quá chậm lên quá trình dân số nhất là mặt cung cấp trí tuệ, chất lượng tri thức cho nguồn lao động trong phát triển KTXH của tỉnh.

Bên cạnh đó sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước nói chung và toàn tỉnh nói riêng đang đòi hỏi có một nguồn nhân lực đa cấp trình độ và chất lượng cao, nhất là khả năng thích ứng của người lao động với những yêu cầu mới của XH. Chất lượng giáo dục đang đặt trên vai đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một trách nhiệm lớn là làm sao để cải biến chất lượng GD.

Giáo dục phải được tổ chức lại và nên là ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Quan trọng không phải là cung cấp hệ thống giáo dục chính qui, mà là quan tâm, chú trọng đến lĩnh vực GD các công việc có hàm lượng chất xám cao hơn và việc đào tạo nghề, hướng nghiệp, nâng cao không chỉ « hiệu quả trong » mà còn cả « hiệu quả ngoài » của GD trong toàn bộ hệ thống GD quốc dân.

KIẾN NGHỊ

DS và GD có mối liên hệ tương quan khá chặt chẽ. Để sự phát triển DS và GD bền vững hơn tác giả có một số kiến nghị sau:

145

- Đối với Ủy ban Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cần thực hiện và điều chỉnh chính sách DS- KHHGĐ linh hoạt tiến tới ổn định DS. Hiện nay tỉnh đã bảo đảm mức sinh thay thế, nên giảm sinh không còn xem là vấn đề quan trọng hàng đầu mà cần phải nâng cao chất lượng DS và chất lượng cuộc sống, công tác GD về DS cũng linh hoạt thay đổi phù hợp tình hình mới.

- Sở GD và Đào tạo: cần nâng cao hiệu quả trong lẫn hiệu quả ngoài đầu tư cho GD, chú trọng hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo và chính sách ưu tiên cho vùng kinh tế khó khăn để quyền hưởng thụ các dịch vụ xã hội trong đó có GD trở nên bình đẳng cho tất cả mọi người.

-Sở Kế hoạch vả đầu tư: Phát triển qui mô và cơ cấu hệ thống GD một cách hợp lý trên cơ sở sự gia tăng DS và phân bố địa lý dân cư. Tỉnh cần nhiều nghiên cứu hơn nữa giữa dự báo dân số gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển GD để làm cơ sở vững chắc cho việc hoạch định chiến lược phát triển GD vì hiện nay rất ít những nghiên cứu này.

- Ban quản lý các trường: Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD, giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học ở các cấp để ổn định HS cấp THCS và tăng HS cấp THPT. Đây là công việc không dễ thực hiện do nó chịu chi phối bởi nhiều nhân tố nhất là kinh tế. Kiến nghị Sở GD và ĐT cần có thêm những nghiên cứu về lý do bỏ học chính, tỷ lệ thôi học theo giới, nơi ở và dân tộc [SAVY 2]…để có những giải pháp kịp thời trong việc giảm tỷ lệ bỏ học. Việc phát triển hệ thống trường dân lập, tư thục bên cạnh hệ thống trường công là cần thiết nhưng chất lượng GD và mức học phí của 2 nhóm trường này làm sao cho hợp lý lại là bài toán khó, nếu không giải tốt bài toán này thì hệ thống trường công và dân lập không phát huy được hiệu quả GD, chia sẽ gánh nặng cho nhau mà còn tạo nên một ranh giới khá rạch ròi giữa các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau, đặt ra sự lựa chọn hiển nhiên của cha mẹ, học sinh, giáo viên cán bộ quản lý…về môi trường học tập và làm việc của mình. Rất dễ làm cho GD không còn là phúc lợi XH mà trở thành nền GD thị trường, trong khi một bộ phận lớn dân cư còn khó khăn sẽ bị đẩy ra ngoài cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

146

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arthur Haupt, Thomas T. Kane, Carl Haub (2011), Sổ tay dân số,Văn phòng tham khảo dân số Hoa kỳ.

2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương (2010), Tổng điều tra dân số và

nhà ở Việt Nam năm 2009-Các kết quả chủ yếu, Hà Nội.

3. Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê (2011), Điều tra biến động dân số và kế

hoạch hoá gia đình 1/4/2010, Hà Nội.

4. Bộ kế hoạch và đầu tư, TCTK (2011), Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049, Hà Nội. 5. Bộ xây dựng, Phân viện quy hoạch đô thị‒nông thôn miền Nam (tháng 4/2009). Quy

hoạch tổng thể phát triển mạng lưới trường học thuộc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Long An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

6. Nguyễn Thanh Bình (2010), Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi kết hôn lần đầu ở Việt

Nam hiện nay, Tổng cục dân số kế hoạch hoá gia đình.

7. Cổng thông tin điện tử chính phủ (tháng 8/2012), Chương trình mục tiêu quốc gia về

dân số và kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.

8. Cổng thông tin điện tử chính phủ (tháng 9/2010), Chiến lược phát triển giáo dục Việt

Nam 2012-2020, Hà Nội.

9. Cục thống kê tỉnh Long An, Niên giám thống kêcác năm 1999, 2003, 2007, 2011, 2012. 10. Nguyễn Đình Cử (10/2011), Dân số và phát triển, Nghiên cứu của Tổng cục dân số-Kế

hoạch hoá gia đình dưới sự hỗ trợ của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Cử (2000), Nghiên cứu sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh

của tỉnh Thanh Hoá,Luận văn tốt nghiệp khoa KTLĐ.

12. David E. Bloom, David Canning, Jaybee Sevilla (tháng 11/2001), Tăng trưởng kinh tế

và thay đổi nhân khẩu học, văn phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia, Cambridge.

13. Vũ Ngọc Hải, PGS.TS Đặng Bá Lãm, PGS.TS Trần Khánh Đức đồng chủ biên (2007),

Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá,NXB Giáo dục.

14. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo

dục học,NXB từ điển bách khoa.

15. Mai Thị Hoa, “Nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Long An”, Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP TP HCM, khoa Địa lí khoá 1990-1994.

16. Hội đồng nhân dân tỉnh Long An (2010), Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã

147

17. Nguyễn Kim Hồng, “Xây dựng kết cấu tuổi (Giả định) dân số cho thành phố Hồ Chí

Minh (1989”), tạp chí khoa học xã hội số 30-IV/96.

18. Nguyễn Kim Hồng-Nguyễn Thị Tiến Hạnh, “Xây dựng kết cấu tuổi giả định của DS

quận 11, TP.HCM (1989) trong nghiên cứu địa lý địa phương”, tạp chí khoa học xã

hội số 30-IV/96.

19. Nguyễn Kim Hồng (1995), Phát triển dân số và phát triển giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp bộ, Mã số 304609597.

20. Nguyễn Kim Hồng (2001), Dân số học đại cương, NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Ngọc Huy (2006), Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục ở nước ta. Tổng cục dân số kế hoạch hoá gia đình.

22. Trần Thị Liễu (2010), Kiến thức và thái độ thực hành về kế hoạch hoá gia đình của phụ

nữ tỉnh Long An, luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Y dược TP.HCM.

23. Giang Thanh Long (2009), Báo cáo “Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội, thách

thức, các khuyến nghị chính sách”, Dự án của tổng cục Dân số-Kế hoạch hoá gia

đình do Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tài trợ.

24. Nguyễn Thị Nguyệt Nga (tháng 4 năm 2012), Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư

phát triển,Tạp chí giáo dục số 284 kỳ 2.

25. Sở Giáo dục và Đào tạo Long An (2011), Chiến lược phát triển GD&ĐT tỉnh Long An giai đoạn 2012-2020,tầm nhìn 2030.

26. Vũ Thị Hương Thu (2010), “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ địa lí, trường ĐHSP TP HCM.

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 142 - 158)