7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: khá bằng phẳng, bị chia cắt bởi 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh xếp vào vùng đất ngập nước chia thành 2 khu vực: khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (huyện Đức Hoà, Đức Huệ), khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp trũng chiếm 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên khí hậu vừa mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL vừa mang tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nền nhiệt TB tháng khá cao và tương đối ổn định trong năm từ 27→ 27,90C; lượng mưa trung bình 1.500mm/năm thấp hơn so với mức bình quân Nam Bộ là 1800mm/năm, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ 16/IV đến 1/XI, cường độ mưa lớn với lũ và thuỷ triều gây ngập úng các vùng thấp, mùa khô gây thiếu nước nghiêm trọng.
- Đất: được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, các vùng thấp trũng tích tụ nhiều độc tố làm đất trở nên chua
47
phèn, có 6 nhóm đất chính: phù sa cổ, phù sa ngọt, phù sa mặn, đất phèn, phèn mặn và đất than bùn.
- Nguồn nước: nước mặt được cung cấp từ 2 hệ thống chính là hệ thống sông Đồng Nai (chuyển nước từ hồ Dầu Tiếng xuống Vàm Cỏ Đông) và hệ thống sông MêKông (từ sông Tiền Giang). Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Nước ngầm không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, huyện Đức Hoà và ven biên giới Campuchia lưu lượng khá lớn độ sâu 50-100m, còn lại sâu trên 200m nên đầu tư khai thác tốn kém tuy nhiên đây là nguồn nước chính sử dụng trong mùa khô.
- Sinh vật: phong phú và đa dạng thành phần loài. Do vị trí trải dài từ biên gới Việt Nam- Campuchia đến biển Đông, mang tính chất đệm của 2 miền nên động thực vật vừa mang tính chất 2 miền vừa có nét riêng tiêu biểu của nó. Động vật vùng nhiệt đới như trăn, rắn, cá sấu…và nhiều loài tôm, cá. Diện tích rừng khoảng 44 nghìn ha chủ yếu là rừng tràm và bạch đàn với độ che phủ rừng là 17,5% tạo cân bằng sinh thái cho toàn tỉnh.