Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 42 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

1.4.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số

Tác động của GD đến DS thông qua các yếu tố: kết hôn, sinh, chết và di dân. Tuy nhiên, tác động của GD đến DS không mang tính tức thời mà hiệu quả của giáo dục đến dân số phải trải qua một thời kỳ mới được kiểm nghiệm. Khi trình độ giáo dục của nhân dân dược nâng cao, sau một thời gian nhất định chúng ta thấy ảnh hưởng rõ nét của trình độ giáo dục đến các quá trình dân số qua các khía cạnh sau:

1.4.2.1. Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân

Ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời, tuổi kết hôn lần đầu và li hôn [10], [21], [36].

Những người trình độ học vấn cao có hiểu biết sâu sắc về giá trị gia đình, con cái, đặc biệt là phụ nữ họ có quyền tự do lựa chọn bạn đời phù hợp với bản thân, lựa chọn thời điểm kết hôn và ly hôn khi cần thiết, mặt khác để đạt được một trình độ học vấn nhất định,

41

Trình độ học

vấn

Việc làm Quy mô gia đình Số con mong muốn

Tuổi kết hôn Sử dụng các BPTT Giáo dục truyền thống Khả năng hoạt động của từng nhóm đối tượng Mức sinh

họ phải mất một thời gian đi học khá dài và tạo dựng sự nghiệp nên thường có xu hướng kết hôn muộn. Trình độ học vấn cao thì quyền tự quyết định hôn nhân càng lớn. Những kết quả phân tích khẳng định ảnh hưởng đáng kể của yếu tố học vấn đến tuổi kết hôn của nam giới, những người có trình độ học vấn THPT trở lên kết hôn muộn hơn người có học vấn THCS khoảng 1,2 năm và muộn hơn những người chưa biết chữ khoảng 1,6 năm [21].

Bảng 1.2. Lý do kết hôn theo học vấn (Đơn vị:%)

Học vấn Chưa đi học Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Cao đẳng trở lên Cha mẹ sắp đặt 46,2 24,2 7,6 4,2 1,6 Tự tìm hiểu và quyết định 15,4 25,3 27,4 33,5 49,6

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ. Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời CNH-HĐH- Khu vực miền Bắc. Nxb.KHXH. H.2002, tr.3

1.4.2.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh

Nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh trên thế giới đều khẳng định rằng giáo dục có vai trò quyết định trong việc giảm mức sinh. Nâng cao trình độ học vấn sẽ làm thay đổi nhận thức về việc sinh đẻ, về số con và thời điểm sinh con. Nhất là phụ nữ có trình độ học vấn cao sẽ có những kiến thức nhất định trong việc tự nguyện sử dụng các biện pháp tránh thai đạt hiệu quả cao. Số lượng trẻ em sinh ra ít lại tạo điều kiện cho người phụ nữ nâng cao trình độ học vấn, còn đối với nam giới có trình độ cao giúp họ dễ dàng hơn trong việc chia sẽ công việc gia đình và chấp nhận quy mô ít con cũng như cùng vợ thực hiện tốt biện pháp tránh thai.

42

Trình độ học vấn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mức sinh và mức độ ảnh hưởng này có xu hướng tỷ lệ nghịch. Nhiều số liệu nghiên cứu về dân số của hầu hết các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng trình độ học vấn càng cao thì mức sinh càng giảm và ngược lại khi trình độ học vấn càng thấp thì mức sinh càng tăng cao. Trong một nghiên cứu ở Ấn Độ được tiến hành trên 326 tỉnh thuộc 14 bang bao gồm 90% dân số cho thấy: các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ biết chữ cao sẽ góp phần làm tỷ lệ trẻ em sinh ra hàng năm giảm so với các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp. Nếu tính chi tiết, phụ nữ trình độ tiểu học có tổng tỷ suất sinh cao hơn phụ nữ không biết chữ và thấp hơn nhóm có trình độ cấp II, và sau đó phụ nữ có trình độ càng cao càng ít muốn sinh con. Điều này phù hợp với lịch sử các nước công nghiệp phát triển là cùng với sự tăng lên của trình độ học vấn theo thời gian, người phụ nữ muốn tham gia nhiều hơn vào công việc và nâng cao vị thế xã hội nên ít mong muốn sinh con [Nguyễn Lực, 1/1992, tình hình và kết quả thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình ở nước ta].

Mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn vào mức sinh cũng phụ thuộc vào vùng địa lý, điều kiện văn hoá của vùng. Đặc biệt là trình độ học vấn của phụ nữ mang lại tiềm năng cho cả lĩnh vực tăng và giảm sinh, thể hiện thông qua sự thay đổi hành vi sinh sản. Trình độ học vấn làm trì hoãn tuổi kết hôn, khoảng cách giữa các lần sinh của phụ nữ có học vấn cao thì dài hơn, điều kiện và kiến thức nuôi con tốt hơn so với phụ nữ có học vấn thấp.

Phong tục tập quán ít tác động đến đối với những người có trình độ học vấn cao. Họ có khả năng tự điều khiển được những ý nguyện của mình và ít bị phụ thuộc vào những quan niệm phong kiến lạc hậu trong sanh đẻ như tư tưởng trời sanh voi sanh cỏ, trọng nam khinh nữ….

Với những lý do nêu trên ta có thể khẳng định rằng đối với những người có trình độ học vấn cao bao giờ cũng thích quy mô gia đình nhỏ và người phụ nữ được hiểu như chiếc chìa khoá liên quan đến việc điều chỉnh mức sinh. GD dân số được coi như môi trường trung gian truyền đi những kiến thức hiện đại và cách sống mới đến người dân, để mở rộng thêm kiến thức và trách nhiệm của mình về hậu quả của sự bùng nỗ dân số.

1.4.2.3. Ảnh hưởng của giáo dục đến mức chết

Trình độ giáo dục ảnh hưởng đặc biệt đến mức chết của trẻ em, đặc biệt là TĐHV của phụ nữ là “chìa khoá” giảm mức chết trẻ em. Theo các cuộc điều tra nhân khẩu, tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi càng giảm đi khi trình độ giáo dục của phụ nữ càng cao, năm 1994, tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi cao nhất 80,3% ở nhóm các bà mẹ chưa đi học, tỷ lệ này

43

ở nhóm bà mẹ có trình độ trung học trở lên là 31,7%. Đến năm 1999, tỷ lệ này đã có sự biến động tương đối lớn, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh giảm, song học vấn vẫn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng mạnh, trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra ngày 1/4/1999 tỷ lệ này giảm còn 2,74% ở nhóm bà mẹ không đi học, xuống còn 1,7% ở nhóm bà mẹ có trình độ trung học cơ sở và 1,39% nhóm bà mẹ trình độ trên phổ thông trung học [36].

1.4.2.4. Ảnh hưởng của giáo dục đến vấn đề di dân

Giáo dục ảnh hưởng rất lớn tới luồng di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong đại bộ phận các nước đang phát triển thành thị là nơi có điều kiện sống tốt hơn ở nông thôn và dễ kiếm việc làm nên những người có trình độ học vấn thường di cư ra thành thị. Điều này là nguyên nhân căn bản của bệnh “Chảy máu chất xám” ở các vùng nghèo hiện nay. Tuy nhiên, những cuộc di dân có tổ chức đối với những người có trình độ học vấn cao và trẻ khoẻ đi xây dựng các vùng kinh tế mới cũng thúc đẩy giáo dục ở các vùng kinh tế mới phát triển [10, tr.61].

1.4.2.5. Ảnh hưởng của giáo dục giới tính đến vấn đề dân số

Giáo dục giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu giới tính của dân số [26]. Tình trạng mất cân đối về giới tính và những hệ quả của chúng đang diễn ra ngày càng sâu sắc, nổi bật có Trung Quốc một đất nước dân số đông nhất trên thế giới đang thực hiện triệt để chính sách KHHGĐ, mỗi gia đình chỉ có một con cùng với tư tưởng bất bình đẳng giới như trọng nam khinh nữ “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” tồn tại từ thời phong kiến đến nay đã làm cho tỷ lệ phá thai khi biết giới tính con cái trở thành một tệ nạn, nhiều bé gái bị thả trôi sông, diềm chết làm cho sự chênh lệch giới tính tăng, tỷ lệ nam quá nhiều. Nó còn ảnh hưởng đến các nước lân cận như tình trạng lấy chồng ngoại quốc, rất nhiều phụ nữ các nước bị bán sang biên giới vào các ổ mại dâm…Hiện nay nước ta cũng đang trong tình trạng mất cân đối giới tính khi sinh do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy GD giới tính có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết các vấn nạn xã hội nêu trên. Bên cạnh đó cần thực hiện bình đẳng giới, loại bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một tác động tích cực đến sự sống còn và phát triển của bà mẹ và trẻ em. Theo báo cáo của UNICEF, mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã có một số tiến bộ về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng triệu trẻ em gái và phụ nữ vẫn bị đe doạ bởi sự phân biệt đối xử, bị tước quyền và hành hạ. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em gái đi học ở trường tiểu học sẽ không được học hết cấp, sự phân biệt giới trong lĩnh vực GD thường diễn ra gay gắt nhất trong nhóm nước nghèo, bất bình đẳng giới đang là bức

44

tường vô hình nhưng rất cứng rắn ngăn cản khát vọng vươn lên của phụ nữ ở nhiều nước. Hiện phụ nữ chiếm đến 70% số người mù chữ trên thế giới, trong khi cơ hội đến trường của trẻ em gái ít hơn so với trẻ em trai, trung bình cứ 90 giây lại có một thai phụ bị tử vong, tỷ lệ nữ giới tại các cơ quan lập pháp là 19% và chiếm khoảng 28% tổng số người đứng đầu nhà nước và chính phủ trên toàn cầu [26, tr.33]. Cần phát huy quan điểm bình đẳng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người bằng chính sách và quy phạm pháp luật, đưa luật bình đẳng giới vào cuộc sống và giáo dục giới tính đóng vai trò chìa khoá trong chuyển biến nhận thức xã hội.

45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỀN GIÁO DỤC Ở TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 1999-2012

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 42 - 47)