Mối quan hệ giữa cơ cấu DS giới tính và bất bình đẳng giới trong GD

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 119 - 120)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

2.4.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu DS giới tính và bất bình đẳng giới trong GD

23,1 24,3 25,6 10.970 65.145 157.127 99.855 33.991 30.341 2,59 2,15 1,59 0,88 0,63 0,54

Nguồn: UBDS-KHHGD tỉnh Long An

Ngoài ra gián tiếp làm giảm mức sinh thông qua thái độ đối với hôn nhân và gia đình, khuyến khích người phụ nữ sinh muộn và hạn chế sinh sớm ngay sau thời điểm kết hôn.TĐHV càng cao sẽ làm thay đổi thái độ của người phụ nữ đối với hôn nhân và gia đình. Họ thường chủ động hơn và không phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ, hình thành nên một lối suy nghĩ tiến bộ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái. Ngược lại người có TĐHV thấp thường thiếu chủ động và chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Do TĐHV thấp họ không bắt kịp được với đà phát triển của xã hội, không đủ hiểu biết được tầm quan trọng của học vấn, với họ mục tiêu là lấy chồng, có con và yên phận ở nhà chăm sóc chồng con, còn việc tiếp tục học tập nâng cao TĐHV, địa vị của họ trong xã hội là quá xa vời.

2.4.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu DS giới tính và bất bình đẳng giới trong GD.

Bất bình giới có nguyên nhân sâu xa trong quá trình phát triển KTXH Việt Nam và tỉnh Long An cũng không ngoại lệ. Nó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các thành tựu mà chúng ta đạt được từ trước đến nay. Các gia đình vẫn tiếp tục thiên vị và ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho con trai, điều này thể hiện rất rõ qua sự chênh lệch giới tính khi sinh đã phân tích ở mục 2.2.2.1, thể hiện qua thực trạng vấn đề bình đẳng giới trong GD của tỉnh, các tỷ lệ nhập học của giới nam thường cao hơn giới nữ nhất là ở cấp tiểu học và THCS.

Mặc dù vẫn còn có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhập học giữa giới nam và nữ nhưng khoảng cách đó đang được rút ngắn xuống rất nhiều. Tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ chênh nhau không lớn, năm 2012 là 96,5% (nam) và 93,5% (nữ). vấn đề bình đẳng giới là một thành tựu của phát triển GD của tỉnh.

118

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 119 - 120)