Khái niệm giáo dục và vai trò của GD trong nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 31 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

1.3.1. Khái niệm giáo dục và vai trò của GD trong nền kinh tế quốc dân

1.3.1.1. Khái niệm

Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội [14, tr.105].

Giáo dục là hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì, phát triển con người và xã hội. GD là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo dục là yếu tố quan trọng nhất, vừa là động cơ vừa là mục đích của phát triển xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Với ý nghĩa đó Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân” (Luật giáo dục).

Giáo dục được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp [11]:

Theo nghĩa rộng: giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các

30

trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa GD và người được GD, nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người.

Theo nghĩa hẹp: GD được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo

đức tư tưởng và hành vi… nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen, hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội. Như vậy, GD trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau.

GD là lĩnh vực liên quan mật thiết nhất tới sự phát triển toàn diện của con người cũng như sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Một cách khái quát nhất có thể định nghĩa GD là tất cả các dạng học tập của con người. Ở đâu có sự hoạt động và giao lưu nhằm truyền đạt lại và lĩnh hội những giá trị và kinh nghiệm xã hội thì ở đó có GD.

Trải qua hàng ngàn năm thực hành và thử nghiệm, giáo dục học phương Đông đã tổng kết được 4 mặt cơ bản nhất của giáo dục là [14]:

-Giáo dục đạo đức (Đức học) -Giáo dục trí tuệ (Trí dục) -Giáo dục thể chất (Thể dục) -Giáo dục thẩm mỹ (Mĩ dục)

GD là một bộ phận hoạt động gắn liền với tiến trình đi lên của xã hội nên luôn mang tính chất lịch sử cụ thể, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội.

1.3.1.2. Vai trò của giáo dục trong sự phát triển tiếp cận từ lý thuyết phát triển con người [13, tr.145]

- GD là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, đồng thời là nhân tố cơ bản để nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội lựa chọn của con người. GD là nhân tố gắn kết ba phạm trù: Nhu cầu-Năng lực-Cơ hội của sự phát triển con người trong đời sống hiện đại.

- GD là nhân tố then chốt tạo ra vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội. Đây là ba nguồn vốn cơ bản trong sự phát triển cộng đồng ngày nay. Giáo dục khi có một phương thức đào tạo hiệu quả còn làm cho ba nguồn vốn này phát triển đồng bộ và gắn kết với nhau.

- GD là nhân tố phát năng quan trọng nhất để phát triển nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 31 - 32)