7. Kết luận:
3.2.2 Tổng quan về hộ nghèo trên địa bàn thị xã Ngã Bảy
Ngã bảy là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Phụng Hiệp thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ- CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ. Thị xã Ngã Bảy có diện tích đất tự nhiên là 7.926,29 ha, dân số trên 61 ngàn người, toàn thị xã có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 3 xã, 3 phường (trong đó có 1 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh, đồng thời là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng trong vùng, phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây và Nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía Đông giáp huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng. Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
29
* Tình hình hộ nghèo qua các giai đoạn
+ Hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Năm 2006 điều tra theo tiêu chí mới số hộ nghèo của thị xã có 2.542 hộ (chiếm tỷ lệ 21%), năm 2010 số hộ nghèo còn 1.500 hộ (chiếm tỷ lệ 10,39%), giảm 1.042 hộ.
+ Hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Hộ nghèo năm 2011 là 1.055 hộ (tỷ lệ 7,15%), điều tra năm 2012 còn 791 hộ (chiếm tỷ lệ 5,32%), giảm 264 hộ, điều tra 2013 còn 551 hộ (chiếm 3,66%) giảm 340 hộ so với năm 2012.
Hộ nghèo trên thị xã Ngã Bảy liên tục giảm qua các năm, là do trong thời gian qua thị xã đã thực hiện rất nhiều chương trình nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo như là: Việc hỗ trợ giống, phương tiện sản xuất và vốn cho hộ nghèo, cho vay ưu đãi công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư…Trong đó, hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy là một hoạt động quan trọng nhất. Nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo chủ yếu do thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thiếu sức lao động, gia đình có người tàn tật, ốm đau. Hầu hết các hộ nghèo đều thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất. Cho vay hộ nghèo nhằm điều kiện để hỗ trợ vốn cho họ có điều kiện tốt để làm ăn, phát triển kinh tế và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.