Vai trò của tín dụng đối với người nghèo

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 26 - 27)

7. Kết luận:

2.1.3Vai trò của tín dụng đối với người nghèo

* Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói

Nghèo đói có nhiều nguyên nhân như: Gia đình đông con, thiếu lao động có kiến thức trong sản xuất, điều kiện tự nhiên không thuận lợi,…Tuy nhiên nguyên nhân đặc biệt sâu xa nhất là thiếu vốn để tổ chức sản xuất. Vì vậy, vốn đối với họ là điều rất cần thiết giúp họ vượt qua khó khăn để vươn lên thoát nghèo và từng bước trở nên giàu có.

* Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi

Việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo bằng vốn của Chính phủ đã làm giảm hẳn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và việc buôn bán nông sản non khi các hộ nghèo cần vốn để sản xuất hay chi tiêu gia đình, trên cơ sở đó góp phần tăng thêm thu nhập thực tế cho các hộ nghèo. Mặt khác vốn tín dụng ưu đãi đã

14

thu hút lượng lao động dư thừa ở nông thôn vào sản xuất ngành nghề phụ, tạo được công ăn việc làm cho họ từ đó sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội.

*Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Cung ứng cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để xóa đói giảm nghèo, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có năng suất cao nhất. Để làm được điều đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

*Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới

Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ban ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, chính quyền góp phần:

- Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế địa phương.

- Tạo sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình

- Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 26 - 27)