Những tồn tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 101)

7. Kết luận:

5.2.2Những tồn tại

Kinh tế hộ nghèo phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo ở một số nơi còn tiềm ẩn, việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm.

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo còn hạn chế và chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung ương, nguồn vốn ở địa phương còn thấp.

Cho vay hộ nghèo chỉ là cho vay tín chấp, mà khách hàng đa số là hộ nghèo nên gặp khá nhiều rủi ro, có thể là do yếu tố khách quan từ điều kiện tự nhiên, hay do yếu tố chủ quan từ con người.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm, tuy nhiên có tình trạng một số người dân không muốn thoát ra diện hộ nghèo để được hỗ trợ từ chính sách Nhà nước. Một bộ phận người nghèo còn trông chờ, ỷ lại chính sách chế độ, xem việc vay vốn như là chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn còn kém hiệu quả, có dấu hiệu thoát nghèo nhưng không muốn trả nợ.

Chưa có công tác phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đối với hộ nghèo thì đa số là những người thiếu kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, chỉ có một vài buổi tập huấn là chưa đủ, làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn vay.

Công tác rà soát, bổ sung những hộ nghèo mới phát sinh hoặc hộ tái nghèo do mất mùa, thiên tai, dich bệnh…của UBND các xã, phường chưa kịp thời nên việc cho vay của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ chưa kịp thời, chưa sâu sát đến các đối tượng thụ hưởng nói chung và cán bộ, người nông dân nói riêng. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV chưa được quam tâm đúng mức, nhiều nơi hoạt động chưa đạt theo yêu cầu. Quá trình bình xét cho vay vốn ở tổ chưa thật sự công khai, dân chủ làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng của hội viên, nông dân đôi lúc còn nghi ngờ.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH THỊ XÃ NGÃ BẢY

Để thực hiện được Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ- TTg ngày 10/7/2012, trong đó đặt ra mục tiêu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản

89

phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp. Một trong ba nội dung quan trọng của chiến lược là nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Qua quá trình phân tích ta thấy PGD NHCSXH cũng đã thực hiện tốt công tác tín dụng đối với hộ nghèo, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu trên thì PGD cần tích cực khắc phục những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tôi xin đề ra một số giải pháp như sau:

- Tăng cường nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, là tiền đề thực hiện tốt việc triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cần phát triển nguồn vốn theo cơ cấu tăng dần tỷ trọng nguồn vốn địa phương, chiếm ít nhất 5% tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo hàng năm kể từ năm 2015 đến năm 2020. Để thực hiện được điều đó thì ban lãnh đạo PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy cần phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức vận động thêm nguồn vốn tài trợ, ủy thác, nguồn vốn từ cho, tặng hay tiền gửi tự nguyện không lấy lãi hoặc lãi suất thấp…từ các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng nên phát động phong trào, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để tranh thủ các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không lấy lãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bổ sung vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng.

- Quan tâm đào tạo kỹ năng sử dụng vốn vay, áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người vay. Người nghèo thường hạn chế về kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Mặc dù khi được hỗ trợ vốn, tuy nhiên do thiếu kiến thức trong sản xuất nên áp dụng không đúng khoa học kĩ thuật dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, làm ăn thua lỗ dẫn đồng nghĩa đồng vốn của Ngân hàng sử dụng không hiệu quả, không giảm nghèo mà còn tăng thêm khoản nợ Ngân hàng. Do đó cán bộ Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức nông nghiệp, sâu bệnh, dịch bệnh đối với cây trồng, dạy nghề, hướng dẫn một cách cụ thể, thực tế, với thời gian nhiều hơn, thực tế hơn, hướng dẫn bằng cách “cầm tay chỉ dẫn” chứ không phải trên lý thuyết. Công tác này cần triển khai tích cực ngay từ bây giờ đến năm 2020 và cũng như thời gian sau, nếu làm tốt công tác này có thể giúp

90

người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo, không còn trường hợp người nghèo phải mang thêm món nợ chỉ vì thiếu kiến thức trong sản xuât.

- Tích cực mở rộng công tác rà soát hộ nghèo mới phát sinh, hộ tái nghèo, xác định đối tượng vay vốn đúng quy định giúp nguồn vốn tín dụng ưu đãi được triển khai đúng đối tượng thụ hưởng. Công tác rà soát bổ sung hộ nghèo, hộ tái nghèo của UBND xã phường còn chậm trễ, dẫn đến một số hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi trong khi đó có một số đối tượng lại trông chờ, ỷ lại chính sách chế độ và không muốn thoát nghèo. Cán bộ Ngân hàng cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác rà soát này những hộ nào thoát nghèo, hộ nghèo phát sinh mới, hộ tái nghèo ngay từ bây giờ đến năm 2020 để có sự hỗ trợ kịp thời để vươn lên thoát nghèo, hạn chế tối đa trường hợp người nghèo rất chí thú làm ăn nhưng vẫn nghèo do thiếu vốn đầu tư vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi…dẫn đến không thoát được nghèo mà người đã thoát nghèo nhưng lại không muốn trả tiền vay của Ngân hàng.

91

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng hộ nghèo trong gần 10 năm qua của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã đạt được những kết quả tương đối tốt. Các Bộ phận của phòng giao dịch luôn hoàn thành tốt mọi chủ trương mà Ngân hàng tỉnh đề ra. Lưu giữ và sắp xếp hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp lý, ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hỗ trợ đắc lực cho cán bộ tín dụng. Vì thế nên tình hình thu nợ của năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể.

Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH nói chung đã và đang thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó do đối tượng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên rất khó tiếp cận được với các văn bản nghiệp vụ của NHCSXH đã ban hành. Chính vì vậy, mà để đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa hoạt động của NHCSXH đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay của NHCSXH cũng như những độc giả quan tâm sự hoạt động của NHCSXH để hiểu rõ hơn, nắm bắt được cơ chế nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH trong những năm qua Ngân hàng đã biên soạn và phát hành nhiều tài liệu, nhiều quyển Sổ tay bổ ích, tiện lợi và dễ hiểu.

PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy trình nghiệp vụ quy định của ngành và bám sát nhiệm vụ trong từng thời kỳ để triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao; PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã phát huy vai trò là công cụ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chương trình tín dụng của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn; góp phần từng bước đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, nhiều hộ gia đình nghèo được hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn đã vươn lên thoát nghèo.

Từ 02 chương trình tín dụng ban đầu (hộ nghèo, giải quyết việc làm), đến nay, trên địa bàn Thị xã đã có 13 chương trình tín dụng. Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp thời và đúng chính sách, chế độ; tiền vốn được giao trực tiếp cho người thụ hưởng ngay tại xã, không qua cầu cấp trung gian, trước sự chứng kiến của các tổ chức Hội đoàn thể, của Chính quyền và nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ. Đến nay, vốn tín dụng chính sách xã hội đã đến với tất cả các xã, phường trên địa bàn thị xã.

92

Mạng lưới hoạt động của NHCSXH luôn được củng cố, ngày càng ổn định và có hiệu quả với 6 điểm giao dịch tại 6 xã, phường, trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi tham gia vay vốn tại NHCSXH; chất lượng giao dịch, hoạt động tín dụng ngày càng được nâng lên; không có các hiện tượng sách nhiểu nhân dân; đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, trả nợ, trả lãi và nắm bắt thông tin, chính sách của các đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Tóm lại hoạt động tín dụng hộ nghèo của GDP NHCSXH thị xã Ngã Bảy từ năm 2011 đến 6 tháng/2014 khá ổn định, đã đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vào sản xuất kinh doanh, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể, tạo bước đi ban đầu vững chắc và đã đặt nền móng bền vững cho những năm tiếp theo.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Công Nhuận, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng và đề ra giải pháp để nâng cao hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Ngã Bảy. Luận văn đại học. Đại học Tây Đô.

2. Thái văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

4. Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy, 2013. Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy (2003 - 2012) và mục tiêu phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hậu Giang, 2014. Tổng kết 4 năm thực hiện chỉ thị 26 – CT/TU của ban Thường vụ tỉnh ủy, 02 năm thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng và sơ kết hoạt động ban đại diện Hội đồng quản trị 6 tháng đầu năm 2014.

6. Phòng lao động thương binh xã hội thị xã Ngã Bảy, 2013. Tỷ lệ hộ nghèo của các xã, phường trên địa bàn Thị xã từ năm 2011 - 2013.

7. Phòng lao động thương binh xã hội thị xã Ngã Bảy, 2013. Tỷ lệ hộ nghèo của các xã, phường trên địa bàn Thị xã 6 tháng đầu năm 2014.

8. Trang thông tin điện tử thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang, Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Ngã Bảy từ năm 2011 đến nay. Thống kê đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Ngã Bảy trong trong thời gian qua.

9. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, 2013. Văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong hệ thống NHCSXH.

10. Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy, 2011. Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng năm 2011.

11. Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy, 2012. Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng năm 2012.

12. Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy, 2013. Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng năm 201.

13. Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy, 2014. Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2014.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 101)