Định hướng phát triển của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 53)

7. Kết luận:

3.5 Định hướng phát triển của ngân hàng

- Kiện toàn bộ máy tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao năng lực, phát huy tính năng động, sáng tạo, hiệu quả hoạt động của từng cá nhân trong quản lý, điều hành nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

- Tổ chức triển khai thực hiện việc huy động tiết kiệm của hộ nghèo, hộ chính sách thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính; đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương.

- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động như: Hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức điểm giao dịch và giao dịch lưu động tại xã, phường; củng cố Tổ TK&VV.

41

- Tiếp tục triển khai cho vay các chương trình hiện tại và cho vay mới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Tích cực tăng trưởng dư nợ, mở rộng hoạt động tín dụng.

- Ưu tiên cho vay hộ nghèo với các đối tượng được Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội xác định là đăng ký thoát nghèo của thị xã, quyết tâm cùng Chính quyền địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã, đồng thời ngăn chặn tái nghèo.

- Tranh thủ với Ngân hàng tỉnh để tiếp nhận vốn và triển khai nhanh chóng để người dân được vay vốn ưu đãi từ Trung ương ngày càng nhiều hơn.

- Nâng cao năng lực hoạt động của PGD NHCSXH thị xã để thực sự là công cụ hữu hiệu thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Về nguồn vốn hoạt động: Ngoài nguồn của Ngân sách cấp trên, thì UBND thị xã cần bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo để đẩy tăng nguồn vốn đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn.

- Tăng cường và phát huy vai trò chỉ đạo của UBND xã, phường trong việc triển khai chính sách tín dụng đến với người dân.

42

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỊ XÃ NGÃ BẢY – TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG/2014

4.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Ngã Bảy là đô thị loại IV thuộc tỉnh Hậu Giang, cách TP. Cần Thơ 30 km theo Quốc lộ 1A về phía Nam, cách TP.HCM 220 km về phía Tây Nam, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/07/2005, theo Nghị định số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngã Bảy có tổng diện tích tự nhiên 79 km2, với dân số trên 60.000 người, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 xã và 3 phường; là đô thị động lực phát triển cho các huyện phía Đông Bắc của tỉnh, gồm Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A. Đồng thời đây cũng là cầu nối quan trọng giữa vùng Tây Nam sông Hậu và Bắc bán đảo Cà Mau, giữa Cần Thơ - Hậu Giang với Sóc Trăng - Bạc Liêu; là điểm gắn kết trung chuyển qua hệ thống giao thông thủy bộ quốc gia: Quốc lộ 1A, Quản Lộ - Phụng Hiệp. Bên cạnh đó, Ngã Bảy cũng là nơi hợp thủy của 7 tuyến kênh lớn cùng với 7 tuyến đường bộ tập trung tại đây tạo nên mạng lưới giao thông quan trọng trong vùng Sông Hậu.

4.1.2 Tình hình kinh tế

Trong tình hình kinh tế chung còn gặp nhiều khó khăn, song trong những năm gần đây, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và thu hút đầu tư trên địa bàn Thị xã tiếp tục tăng. Hiện có gần 10 nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện các dự án, như chợ Ba Ngàn, chợ Hiệp Thành, xây dựng kho chứa và chế biến lương thực, xây dựng khu dân cư khu vực V & VI - phường Ngã Bảy, khu văn hóa…Ngã Bảy tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Từ khi thành lập thị xã đến nay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước đạt trên 4.000 tỷ đồng, tuyến đường dài gần 10 km (với 5 cầu vĩnh cửu) đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2010, Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp đi Cà Mau, đường 927 mở rộng nối với huyện Phụng Hiệp và thành phố tỉnh lỵ Vị Thanh, đường Ngã Bảy - Bún Tàu... Dự kiến, sắp tới, Thị xã sẽ đầu tư xây cầu kênh Lái Hiếu, chấm dứt sự cách trở cụm kinh Ngã Bảy, bên cạnh đường

43

Mang Cá - Kế Sách (Sóc Trăng) đang hoàn thiện dần, sẽ rút ngắn khoảng cách từ Kế Sách đi Ngã Bảy và TP. Cần Thơ.

Ngoài ra, Ngã Bảy đang nâng cấp, hoàn thiện tuyến đường ô tô Đại Thành - Tân Thành, tuyến Ba Ngàn - Cả Mới nối với huyện Châu Thành (Hậu Giang). Chính nhờ những con đường này, Ngã Bảy dễ dàng hòa vào mạng lưới giao thông Nam Sông Hậu, rút ngắn khoảng cách lên TP. Cần Thơ và xuôi về vùng duyên hải Sóc Trăng, Bạc Liêu… Theo đánh giá, tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản… của Thị xã còn rất lớn. Trên địa bàn Ngã Bảy hiện đang xây dựng 1 nhà máy chế biến thủy hải sản (công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm), một nhà máy đường (công suất 3.000 tấn mía/ngày) góp phần tiêu thụ mía và ổn định đầu ra cho người trồng mía. Dự kiến, sẽ có khu công nghiệp sạch của Thị xã sẽ được xây dựng, triển vọng thu hút đầu tư vào Ngã Bảy trong tương lai rất lớn.

4.1.3 Tình hình xã hội

Ngã Bảy là đô thị trẻ của tỉnh Hậu Giang, có vị trí giao thông thủy bộ rất thuận lợi, lại có vai trò kết nối với các đô thị vùng Tây sông Hậu, với vai trò trung tâm kinh tế phía Đông Bắc của Hậu Giang, thị xã đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở.

Ngã Bảy có vị trí địa lý, giao thương quan trọng, có thế mạnh về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như cụm công nghiệp phường Hiệp Thành; làng nghề đóng ghe, tàu, đan lát, hầm than; buôn bán, trao đổi hàng hóa gồm các nông sản: lúa, mía, trái cây, thủy sản… có Chợ nổi Ngã Bảy nổi tiếng và còn lưu giữ, bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa miền sông nước, tạo sức hấp dẫn cho phát triển du lịch, dịch vụ thương mại…

Về giáo dục, từ khi thành lập, ngành giáo dục thị xã đã có những bước tiến vững chắc, góp phần quan trọng làm chuyển biến chất lượng giáo dục. Mạng lưới trường lớp được điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng được đầu tư ngày càng nhiều, trường lớp đầy đủ hơn, khang trang hơn, môi trường học tập tốt hơn. Vì vậy, chất lượng giáo dục được nâng lên.

4.1.4 Định hướng phát triển trong thời gian tới

Thực hiện Nghị quyết 4 của Tỉnh ủy Hậu Giang, Chương trình 02 của UBND tỉnh, phấn đấu đưa Ngã Bảy đạt mục tiêu phát triển toàn diện và đồng bộ cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, đến năm 2015, cố gắng phấn đấu đưa Ngã Bảy phát triển thành đô thị loại III vào cuối năm 2015, hoàn thành 46 tiêu chí đô thị loại III, đồng thời thực hiện

44

thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 - 2015, chào mừng 10 năm thành lập Thị xã, 100 năm hình thành Phụng Hiệp - Ngã Bảy. Trong đó, tập trung xây dựng Ngã Bảy trở thành đô thị xanh - sạch - đẹp, mang đặc thù sông nước vùng ĐBSCL, đô thị có cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp hợp lý, đô thị văn minh, trù phú...

Bên cạnh việc hoàn chỉnh, bổ sung quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, quy hoạch các phân khu chức năng, địa giới hành chính cho phù hợp với các tiêu chí đô thị loại III, Thị xã sẽ tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành trong phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cấp, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn đô thị loại III.

4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA CÁC NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy từ năm 2011-2013 2011-2013

Trong quá trình hoạt động của NHCSXH, nguồn vốn giữ vai trò quan trọng quyết định hoạt động của của Ngân hàng. Nguồn vốn đóng vai trò chủ yếu đáp ứng cho các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương với mức lãi suất ưu đãi.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của PGD từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Số tiền tiền Số Số tiền tiền Số % Số

tiền % NV cân đối từ TW 78.909 88.939 103.256 10.030 12,7 14.317 16,1 - NV cân đối chuyển từ TW 78.073 86.483 100.119 8.410 10,8 13.636 15,8 - NV huy động địa phương 895 2.456 3.137 1561 174,4 681 27,7 NV cân đối địa phương 320 379 379 59 18 0 0 - NV nhận tài trợ, uỷ thác 320 379 379 59 18 0 0 Tổng NV 79.288 89.318 103.635 10.030 12,7 14.317 16,0

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp tại PGD qua các năm 2011, 2012, 2013 NV: Nguồn vốn; TW: Trung ương

45

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy, năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn là 78.288 triệu đồng, qua năm 2012 là 89.318 triệu đồng, tăng 10.030 triệu đồng, tức tăng 12,65% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 tổng nguồn vốn đạt 103.635 triệu đồng, tăng 14.317 triệu đồng, tức 13,81% so với năm 2012. Điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng nhiều.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHCSXH là do Nhà nước cấp, bên cạnh đó còn có khoản tiền gửi tiết kiệm của người vay, các khoản tài trợ ủy thác tại địa phương nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của Ngân hàng.

Bảng 4.1 đã cho thấy được điều đó, nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng là do nguồn vốn cân đối từ Trung ương liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 78.909 triệu đồng, qua năm 2012 đạt 88.939 triệu đồng, tăng 10.030 triệu đồng, tức tăng 12,71% so với năm 2011. Bước qua năm 2013 đạt 103.256 triệu đồng, tăng 14.317 triệu đồng, tương đương 13,87% so với năm 2012. Trong khi đó thì nguồn vốn tài trợ, ủy thác tại địa phương năm 2011 là 320 triệu đồng, năm 2012 và 2013 là 379 triệu đồng mỗi năm dành cho chương trình cho vay hộ nghèo. Nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm là một điều đáng mừng cho thấy sự quan tâm của chính phủ ngày càng nhiều trong việc chăm lo đời sống của người nghèo, tuy nhiên qua hình 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn của Ngân hàng có sự chênh lệch nhiều. Nguồn vốn cân đối từ Trung ương quá lớn và gần như chiếm hết trong tổng nguồn vốn, chiếm hơn 99%. Trong khi đó nguồn vốn cân đối tại địa phương chiếm một tỷ trọng rất nhỏ chưa đến 0,5% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù NHCSXH được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, nguồn vốn hoạt động được Nhà nước

99,6 99,6 99,6 0,4 0,4 0,4 90,0 95,0 100,0 Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 % Năm

Nguồn vốn cân đối từ TW

Nguồn vốn cân đối tại địa phương

46

cấp, tuy nhiên điều này đã làm cho Ngân hàng gần như phụ thuộc vào NHCSXH tỉnh gần như 100% về vấn đề giải ngân cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhu cầu về vốn của hộ nghèo là rất cần thiết, mà nguồn vốn của Trung ương thì cũng có hạn, nếu nhận được nhiều hơn nguồn vốn từ địa phương thì sẽ có nhiều hộ gia đình nhận được vốn sớm hơn thay vì đợi nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương cấp ở quý sau hay năm sau.

Trong nguồn vốn cân đối từ Trung ương thì nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương chiếm tỷ trọng rất lớn, hơn 97% còn lại là nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương bù đắp lãi suất. Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương bù đắp lãi suất liên tục tăng điều này cho thấy ý thức gửi tiền tiết kiệm của người ngày một tăng, đó cũng là nhờ vào sự tích cực của các cán bộ tại Ngân hàng cũng như là các tổ TK&VV, các tổ chức hội đoàn thể đã làm việc có hiệu quả, chủ trương của Chính phủ ngày càng được thực hiện tốt hơn.

4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của PGD, 6 tháng/2013 và 6 tháng/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 Chênh lệch 6/2014 - 6/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nguồn vốn cân đối

từ Trung ương 97.663 99,77 118.298 99,74 20.635 21,13

- Nguồn vốn cân đối

chuyển từ Trung ương 95.781 97,85 115.755 97,60 19.974 20,85 - Nguồn vốn huy động

tại địa phương 1.882 1,92 2.543 2,14 661 35,12

Nguồn vốn cân đối

tại địa phương 227 0,23 310 0,26 83 37

- Nguồn vốn nhận tài

trợ, uỷ thác 227 0,23 310 0,26 83 37

Tổng nguồn vốn 97.890 100 118.608 100 20.718 21,16

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp tại PGD, 2013, 6 tháng/2014

Nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng lên nhiều so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013, cụ thể như sau: Qua bảng 4.2 cho ta thấy 6 tháng/2013 tổng nguồn vốn của PGD là

47

97.890 triệu đồng, bước sang 6 tháng/2014 là 118.608 triệu đồng, tăng 20.718 triệu đồng, tức 21,16% so với 6 tháng/2013. Trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương chiếm hơn 99% trong tổng nguồn vốn.

Bảng 4.2 cho ta thấy nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, chiếm hơn 96% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 6 tháng/2014 tăng so với 6 tháng/2013 cụ thể như sau: 6 tháng/2013 là 97.663 triệu đồng, sang 6 tháng/2014 là 118.298 triệu đồng tăng 20.635 triệu đồng tương đương 21,13% so với 6 tháng/2013. Bên cạnh đó thì nguồn vốn được huy động từ địa phương được Trung ương bù đắp lãi suất cũng tăng mạnh hơn so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Những kết quả này cho thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước dành cho người dân trong cả nước nói chung và người dân ở địa bàn thị xã Ngã Bảy nói riêng rất được chú trọng nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo và hạn chế tái nghèo trong phạm vi cả nước còn dưới 5% đến cuối năm 2015 và tiếp tục giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Việc tăng nguồn vốn cho các chương trình tín dụng ưu đãi là điều cần thiết tất yếu mà NHCSXH đã và đang thực hiện trong thời gian tới. Nguồn vốn huy động tại địa phương ngày một tăng đã cho thấy sự cố gắng lớn của cán bộ Ngân hàng cũng như các hội đoàn thể và

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)