Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 37)

7. Kết luận:

2.2.2Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Kỹ thuật so sánh bằng số liệu tuyệt đối

Kỹ thuật so sánh bằng số liệu tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

= - (2.9) Trong đó:

: Chỉ tiêu năm trước : Chỉ tiêu năm sau

: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Kỹ thuật so sánh này thường được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không, tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.2 Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Cụ thể:

Dư nợ hộ nghèo Tổng số CBTD Dư nợ/CBTD =

25 =

×100% (2.10)

Trong đó:

: Chỉ tiêu năm trước

: Chỉ tiêu năm sau

26

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY 3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Tên đầy đủ: Ngân hàng Chính sách xã hội

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies. Tên viết tắt: VBSP

Địa chỉ: Tòa nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Fax: 00-84-4-36417194

Website chính thức: vbsp.org.vn

3.1.1 Quá trình thành lập

NHCSXH được thành lập ngày 04 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để thực hiện Nghị định 78 nhằm tập trung các nguồn vốn ngân sách tài trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vào một đầu mối là NHCSXH, cụ thể là nguồn vốn cho vay hộ nghèo, tạo việc làm, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nhà trả chậm khu vực ĐBSCL và Tây nguyên...NHCSXH có bộ máy quản lý, điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước; là một pháp nhân có vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng, được cấp bổ sung phù hợp với từng thời kỳ, có tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương. Thời gian hoạt động của NHCSXH là 99 năm.

Hoạt động NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, chi nhánh ở cấp tỉnh, phòng giao dịch ở cấp huyện, thị xã. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

27

Bộ máy quản trị gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Bộ máy điều hành tác nghiệp bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương; Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh và 618 Phòng giao dịch cấp huyện.

3.1.3 Ý nghĩa biểu trưng (Logo)

NHCSXH có biểu trưng Logo hình búp sen. Biểu trưng ấy được tạo thành bởi hình ảnh cách điệu của 2 bàn tay đan nhau, tạo hình 2 chữ N (viết tắt của từ người nghèo) và tạo thành 3 khối chéo trên đỉnh, tượng trưng cho 03 miền Bắc - Trung - Nam. Phía dưới biểu trưng Logo mang dòng chữ “VBSP” là chữ viết tắt tên tiếng Anh của NHCSXH (Vietnam Bank For Social Policies) tạo đài hoa như một bệ đỡ vững chắc, thể hiện tinh thần vì người nghèo và những cam kết của NHCSXH, đoàn kết chung tay cùng người dân trong cả nước, hướng về người nghèo, đồng hành cùng người nghèo, giúp đỡ người nghèo chống lại đói nghèo và sự lạc hậu với ước vọng xây dựng đất nước mạnh giàu, xã hội dân chủ - công bằng - văn minh.

Với biểu trưng gắn liền với hình ảnh của loài hoa thanh tao, thuần khiến có sức sống mãnh liệt, thân thiện, gắn liền với đời sống con người và cảnh sắc làng quê Việt Nam, nhắc nhở cán bộ NHCSXH không ngừng nỗ lực phấn đấu; vượt qua khó khăn, thử thách; cần - kiệm - liêm chính - chí công - vô tư; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả mà Đảng - Quốc hội - Chính phủ và nhân dân cả nước đã tin tưởng giao phó.

3.1.4 Thương hiệu NHCSXH

NHCSXH là một ngân hàng đặc thù, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà vì sự nghiệp giảm nghèo, vì sự an sinh xã hội. Với khối lượng công việc đồ sộ, đưa tín dụng ưu đãi đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ở tận vùng sâu, vùng xa, nếu hoạt động của NHCSXH đúng quy trình như các Ngân hàng thương mại chí ít cũng cần tới 30.000 cán bộ. Nhưng với NHCSXH, từ 498 cán bộ khi mới bàn giao từ NHNo&PTNT (năm 2003), nay toàn hệ thống cũng chỉ có trên 9.000 cán bộ. Hơn 11 năm qua, lực lượng cán bộ này đã từng ngày xây dựng nên nền tảng quan trọng để tiếp tục cho những cuộc hành trình tiếp theo.

Với phương châm “một người biết nhiều việc”, cán bộ tín dụng NHCSXH có thể kiêm lái xe, làm kế toán, thủ quỹ và ngược lại. Có thể nói, đây là đặc thù không ngân hàng nào có được. Lực lượng cán bộ NHCSXH, đặc biệt ở cấp huyện, không có được hình ảnh complet, áo dài, ngồi phòng máy lạnh; mà thay vào đó là sự “lăn lộn” dưới cơ sở. Nắng cũng như mưa,

28

ngày làm việc bình thường hay ngày nghỉ, cứ đến ngày giao dịch (cố định) tại xã, cán bộ NHCSXH lại có mặt phục vụ bà con, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, họ được tận tay nhận đồng vốn vay ưu đãi từ cán bộ tín dụng NHCSXH.

Mạng lưới có độ bao phủ rộng lớn của NHCSXH còn được thể hiện ở 11.000 Điểm giao dịch. Trong lĩnh vực ngân hàng, đây là đơn vị duy nhất có mạng lưới giao dịch đến tất cả các xã/phường/thị trấn trong cả nước.

Điểm giao dịch được đặt tại trụ sở UBND xã/phường/thị trấn, sử dụng tài sản được trang bị trước đó, sử dụng chính những cán bộ của phòng giao dịch huyện. Do đó, không làm tăng chi phí tài sản, giảm chi phí cho ngân sách.

3.2 VÀI NÉT VỀ PGD NHCSXH THỊ XÃ NGÃ BẢY3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy được thành lập theo Quyết định số 148/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH trên cơ sở chia tách từ PGD NHCSXH huyện Phụng Hiệp (được thành lập theo Quyết định số 277/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH). Trải qua 10 năm hoạt động thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã, nhất là ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã và sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành, Hội đoàn thể, các Cấp uỷ, Chính quyền địa phương, các tổ TK&VV; sự nổ lực cố gắng của tập thể cán bộ Ngân hàng, thị xã đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.

3.2.2 Tổng quan về hộ nghèo trên địa bàn thị xã Ngã Bảy

Ngã bảy là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Phụng Hiệp thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ- CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ. Thị xã Ngã Bảy có diện tích đất tự nhiên là 7.926,29 ha, dân số trên 61 ngàn người, toàn thị xã có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 3 xã, 3 phường (trong đó có 1 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh, đồng thời là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng trong vùng, phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây và Nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía Đông giáp huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng. Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

29

* Tình hình hộ nghèo qua các giai đoạn

+ Hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Năm 2006 điều tra theo tiêu chí mới số hộ nghèo của thị xã có 2.542 hộ (chiếm tỷ lệ 21%), năm 2010 số hộ nghèo còn 1.500 hộ (chiếm tỷ lệ 10,39%), giảm 1.042 hộ.

+ Hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Hộ nghèo năm 2011 là 1.055 hộ (tỷ lệ 7,15%), điều tra năm 2012 còn 791 hộ (chiếm tỷ lệ 5,32%), giảm 264 hộ, điều tra 2013 còn 551 hộ (chiếm 3,66%) giảm 340 hộ so với năm 2012.

Hộ nghèo trên thị xã Ngã Bảy liên tục giảm qua các năm, là do trong thời gian qua thị xã đã thực hiện rất nhiều chương trình nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo như là: Việc hỗ trợ giống, phương tiện sản xuất và vốn cho hộ nghèo, cho vay ưu đãi công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư…Trong đó, hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy là một hoạt động quan trọng nhất. Nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo chủ yếu do thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thiếu sức lao động, gia đình có người tàn tật, ốm đau. Hầu hết các hộ nghèo đều thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất. Cho vay hộ nghèo nhằm điều kiện để hỗ trợ vốn cho họ có điều kiện tốt để làm ăn, phát triển kinh tế và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.2.3 Chức năng và vai trò của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy

3.2.3.1 Nhiệm vụ chức năng của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy

* Chức năng của Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy

- Hoạt động của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy tuân theo mục đích hoạt động của NHCSXH Việt Nam: “Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán”

- PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy là nơi trực tiếp phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương để rà soát, phân loại, thống kê hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thị xã; tổ chức các buổi tập huấn tại các xã trong thị xã, hướng dẫn bà con thành lập tổ vay vốn, hoàn thiện các thủ tục để được vay vốn.

- Bên cạnh đó, PGD cũng phải thực hiện tốt công tác quản lý nợ, vừa giúp bà con nghèo vươn lên thoát nghèo từ đồng vốn ưu đãi của nhà nước vừa phải đảm bảo đồng vốn tín dụng được thu hồi đúng thời hạn để kịp thời tái tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các đối tượng khác.

30

- Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. - Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay, các dịch vụ Ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH

- Nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân.

- Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân; việc thực hiện hợp đồng ủy thác của các đơn vị ủy thác.

* Nhiệm vụ của Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Ngã Bảy - Huy động vốn:

+ Nhận tiền gửi có trả lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo.

+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân theo quy định.

- Cho vay:

PGD NHCSXH thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Thực hiện hạch toán kế toán thống nhất trong toàn hệ thống. Chấp hành chế độ quản lý tài chính theo quy định.

+ Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng vay vốn và trả nợ của các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội.

+ Triển khai, hướng dẫn, thực hiện các cơ chế nghiệp vụ văn bản pháp luật của Nhà nước, liên quan đến hoạt động của PGD và đơn vị nhận ủy thác.

+ Nghiên cứu, phân tích kinh tế hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để đề ra các giải pháp triển khai thực hiện chính sách tín dụng phù hợp từng chương trình, từng thời kỳ phù hợp tại địa phương.

+ Chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo định kỳ, thực hiện một nhiệm vụ khác, theo yêu cầu của giám đốc NHCSXH tỉnh.

3.2.3.2 Vai trò của NHCSXH trong việc hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi

31

của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Ngân hàng là một tổ chức tài chính của Nhà nước, là công cụ của Chính phủ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước.

Trong thời gian qua NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã thực hiện 13 chương trình tín dụng, đối tượng cho vay chủ yếu là hộ nghèo, HSSV, NSVSMT, GQVL, hỗ trợ nhà ở. Trong đó tập trung nhiều nhất là hỗ trợ người nghèo.

Điều quan trọng là thủ tục cho vay đối với hộ nghèo khá thuận lợi, đơn giản, chủ yếu là tín chấp thông qua các hội, đoàn thể. Tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn.

Việc nâng mức cho vay tối đa hộ nghèo từ 30 triệu đồng/hộ lên 50 triệu đồng/hộ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và từ 4 triệu đồng/hộ lên 6 triệu đồng/hộ đối với công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 34/QĐ-HĐQT có hiệu lực ngày 01/05/2014. Cũng như việc giảm lãi suất cho vay hộ nghèo xuống còn 0,6%/tháng theo quyết định ngày 06/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện giúp hộ nghèo mở rộng sản xuất kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo.

3.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý

* Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo

Nguồn: Tổ kế hoạch – Tín dụng, PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy Giám đốc PGD NHCSXH Phó giám đốc PGD NHCSXH Tổ kế hoạch – Tín dụng Tổ kế toán – Ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 37)