Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 71 - 76)

7. Kết luận:

4.4 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH

TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH THỊ XÃ NGÃ BẢY

* Tình hình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 4.7: Tình hình cho vay hộ nghèo tại PGD, giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DS cho vay 5.474 4.858 10.695 (616) (11,3) 5.837 120,2 DS thu nợ 5.639 2.950 6.462 (2.689) (47,7) 3.512 119,1 Tổng dư nợ 36.637 38.545 42.778 1.908 5,2 4.233 11 Tổng nợ xấu 1.629 1.316 969 (313) (19,2) (347) (26,4) - Nợ quá hạn 1.571 1.262 851 (309) (19,7) (411) (32,6) - Nợ khoanh 58 55 118 (3) (5,2) 63 114,6

Nguồn: Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, 2011, 2012, 2013

a) Doanh số cho vay

Qua bảng 4.7 cho ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo của PGD có nhiều biến động từ năm 2011 – 2013, cụ thể như sau: Năm 2011 doanh số cho vay là 5.474 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số giảm xuống còn 4.858 triệu đồng, giảm 616 triệu đồng, tương đương 11,25% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 doanh số cho vay hộ nghèo tăng mạnh lên đạt 10.695 triệu đồng, tăng 5.837 triệu đồng, tức 120,15% so với năm 2012.

Ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo năm 2011 cao hơn năm 2012 là do năm 2011 là năm đầu tiên NHCSXH triển khai cho vay trung hạn, thay vì trước đó là vay ngắn hạn nên đa số người vay trả khoản vay ngắn hạn để vay món vay mới. Năm 2013 được sự quan tâm của Chính, nguồn vốn của Trung ương chuyển cho đối tượng hộ nghèo càng tăng, càng nhiều đối hộ nghèo được vay vốn ưu đãi nên làm doanh số cho vay càng tăng. Điều này cho thấy mô hình tín dụng ngày càng được mở rộng nhất là đối tượng hộ nghèo, đó là chính sách hỗ trợ nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ngoài việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, thì Chính phủ đã chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ người

59

nghèo khác như: Đào tạo nghề cho những hộ nghèo không có ruộng vườn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi…Những chính sách này đã cải thiện đời sống của nhân dân, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo.

b) Doanh số thu nợ

Nhìn chung doanh số thu nợ hộ nghèo của PGD cũng nhiều biến động từ năm 2011 – 2013, cụ thể qua bảng 4.7 như sau: Năm 2011 doanh số thu nợ là 5.639 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số thu nợ giảm còn 2.950 triệu đồng, giảm 2.689 triệu đồng, tương đương 47,69% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, doanh số thu nợ lại tăng lên đạt 6.462 triệu đồng, tăng 3.512 triệu đồng, tương đương 119,05% so với năm 2012.

Doanh số thu nợ hộ nghèo tăng hay giảm qua các năm cũng tùy thuộc vào doanh số cho vay và khả năng trả nợ của người vay. Năm 2011 doanh số thu nợ cao hơn năm 2012 là do việc ký kết văn bản liên tịch giữa NHCSXH và bốn đoàn thể chính trị, nên bước đầu việc thu nợ món vay mà PGD phát vay thông qua bốn hội đoàn thể cũng đạt khả quan. Bên cạnh đó là do khách hàng trả các khoản nợ ngắn hạn để vay lại các khoản trung hạn. Doanh số thu nợ hộ nghèo tăng lại vào năm 2013 là do những khách hàng vay vốn của Ngân hàng làm ăn, kinh doanh có hiệu quả nên trả vốn sớm. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên người vay đã trả món vay cũ, sau đó vay lại nên doanh số thu nợ năm 2013 cao hơn những năm khác.

c) Dư nợ

Nhìn chung tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo của PGD liên tục tăng từ năm 2011 – 2013, ta có thể thấy qua bảng 4.6 như sau: Năm 2011 dư nợ hộ nghèo của PGD đạt 36.637 triệu đồng, sang năm 2012 dư nợ của PGD tăng lên đạt 38.545 triệu đồng, tăng 1.908 triệu đồng, tức 5,21% so với năm 2012. Bước sang năm 2013 dư nợ cho vay hộ nghèo của PGD tiếp tục tăng lên đạt 42.778 triệu đồng, tăng 4.233 triệu đồng, tức 10,98% so với năm 2012.

Sự phối hợp chặt chẽ NHCSXH và các hội đoàn thể đảm bảo đưa nguồn vốn chính sách ưu đãi đến tận tay hộ nghèo đã góp phần làm tăng dư nợ của PGD trong thời gian qua. Bên cạnh đó số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới gia tăng, số hộ tái nghèo cũng còn nhiều. Tình hình dư nợ hộ nghèo của Ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng đối với hộ nghèo ngày càng mở rộng, cho thấy sự quan tâm của Nhà nước dành cho đối tượng này là rất lớn, dư nợ hộ nghèo luôn chiếm hơn 40% tổng dư nợ của hộ nghèo. Bên cạnh đó là cũng nhờ sự cố gắng của cán bộ ngân hàng, các cấp lãnh đạo, các hội đoàn thể, chính quyền địa phương nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xa hội, phát triển kinh tế địa phương.

60

d) Nợ xấu

Qua bảng 4.7 ta thấy tổng nợ xấu của cho vay hộ nghèo của PGD liên tục giảm qua các năm, cụ thể: Năm 2011 nợ xấu là 1.629 triệu đồng, sang năm 2012 con số này giảm xuống còn 1.316 triệu đồng, giảm 313 triệu đồng, tức 19,21% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 nợ xấu giảm còn 969 triệu đồng, giảm 347 triệu đồng, tương đương 26,37% so với năm 2012. Trong tổng nợ xấu của cho vay hộ nghèo thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm hơn 87% tổng nợ xấu. Nợ quá hạn của Ngân hàng giảm dần từ năm 2011 – 2013. Ngược lại nợ khoanh tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ xấu của chương trình cho vay hộ nghèo tuy nhiên khoản nợ khoanh này có nhiều biến động, cụ thể năm 2011 là 58 triệu đồng, sang năm 2012 giảm còn 55 triệu đồng, bước sang năm 2013 lại có xu hướng tăng lên là 118 triệu đồng.

Tổng nợ xấu của chương trình hộ nghèo có xu hướng giảm là do khoản nợ quá hạn giảm, nợ khoanh tuy có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Nợ quá hạn tuy có xu hướng giảm là do có nhiều hộ được được vay lưu vụ. Ở đây chúng ta nên hiểu lưu vụ không có nghĩa là khách hàng trả nợ không tốt, do tính chất của NHCSXH là khi đến hạn trả nợ, khách hàng chưa đến vụ thu hoạch, thì khách hàng có thể lưu vụ cho kỳ tiếp theo. Tuy nhiên nợ quá hạn của hộ nghèo còn tương đối cao, một phần nợ quá hạn của hộ nghèo là do nhận bàn giao từ NHNo&PTNT thị xã Ngã Bảy. Các khoản nợ này phát sinh chủ yếu do hộ nông dân làm ăn kém hiệu quả; mặc khác do sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như hạn hán, lũ lụt…gây thất thu, giá nông sản đầu ra thấp, không ổn định. Các khoản nợ khoanh của PGD bao gồm khoản nợ khoanh mà NHNo&PTNT bàn giao, bên cạnh đó thì ảnh hưởng của môi trường tự nhiên cũng làm thiệt hại đến mùa màng, cây trái của người dân nói chung và những hộ nghèo nói riêng, đó cũng là nguyên nhân làm cho người nghèo không hoàn vốn lại được cho Ngân hàng.

61

* Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Bảng 4.8: Tình hình cho vay hộ nghèo 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6tháng/2013 6 tháng/2014

Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Doanh số cho vay 8.291 5.844 (2.447) (29,51)

Doanh số thu nợ 4.430 6.136 1.706 38,51

Tổng dư nợ 42.186 41.894 (292) (0,69)

Tổng nợ xấu 1.132 752 (380) (33,57)

- Nợ quá hạn 1.011 388 (623) (61,62)

- Nợ khoanh 121 364 243 200,83

Nguồn: Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, 2013, 6 tháng/2014

a) Doanh số cho vay

Nhìn chung doanh số cho vay hộ nghèo 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013, qua bảng 4.8 ta có thể thấy được như sau: 6 tháng/2013 doanh số cho vay hộ nghèo 8.291 triệu đồng, đến 6 tháng/2014 doanh số cho vay chỉ đạt 5.844 triệu đồng, giảm 2.447 triệu đồng, tương đương 29,51% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013.

Doanh số cho vay hộ nghèo ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013 là do đời sống của người dân ngày càng thiện, số hộ nghèo ngày càng giảm nên doanh số cho vay cũng giảm theo. Bên cạnh đó trong giai đoạn này đa số các khoản vay hộ nghèo đều là trung hạn nên đa số các hộ vay chưa đến hạn trả nợ, nên các hộ vay không có trả rồi vay lại.

b) Doanh số thu nợ

Mặc dù doanh số cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm, tuy nhiên doanh số thu nợ hộ nghèo lại có xu hương tăng từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014. Qua bảng 4.8 ta thấy, 6 tháng/2013 doanh số thu nợ hộ nghèo đạt 4.430 triệu đồng, đến 6 tháng/2014 thì doanh số thu nợ đạt 6.136 triệu đồng, tăng 1.706 triệu đông, tương đương 38,51% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013.

Doanh số thu nợ hộ nghèo có xu hướng tăng từ năm 2013 là do việc sử dụng vốn vay của khách hàng đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả nên người vay dần thoát nghèo và trả nợ sớm cho Ngân hàng. Bên cạnh đó là do các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác từ NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã làm việc tích cực, thực hiện tốt công tác đôn đốc và thu những khoản nợ đến hạn.

62

c) Dư nợ

Tình hình dư nợ hộ nghèo từ năm 2011 - 2013 liên tục tăng, tuy nhiên dư nợ này lại có xu hướng giảm ở những tháng đầu năm 2014. Bảng 4.8 cho ta thấy điều đó; 6 tháng/2013 dư nợ hộ nghèo đạt 42.186 triệu đồng, trong khi đó dư nợ 6 tháng/2014 chỉ đạt 41.894 triệu đồng, giảm 292 triệu đồng, giảm 0,69% so với năm 2013. Tình hình dư nợ hộ nghèo có xu hướng giảm nhẹ là do doanh số cho vay hộ nghèo ở giai đoạn đầu năm 2014 giảm nhiều so với giai đoạn cùng kỳ năm 2013, đồng thời doanh số thu hồi nợ tăng nên đã làm tổng dư nợ hộ nghèo giảm.

d) Nợ xấu

Qua bảng 4.8 ta thấy tổng nợ xấu của PGD NHCSXH thị xã Ngã bảy có xu hướng giảm từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể như sau: 6 tháng/2013 tổng nợ xấu hộ nghèo là 1.132 triệu đồng, đến 6 tháng/2014 tổng nợ xấu hộ nghèo đã giảm còn 752 triệu đồng, giảm 380 triệu đồng, tương đương 33,57% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013.

Nợ quá hạn đã chiếm tỷ lệ trên 50% tổng nợ xấu hộ nghèo của Ngân hàng, cụ thể: 6 tháng/2013 nợ qua hạn của hộ nghèo là 1.011 triệu đồng, đến 6 tháng/2014 giảm còn 752 triệu đồng, giảm 623 triệu đồng, tương đương 61,62% so với 6 tháng/2013. Đây là nhờ vào đội ngũ cán bộ của PGD đã phối hợp tốt, chặt chẽ với các hội đoàn thể cùng chính quyền địa phương để thu hồi tốt các khoản nợ đã quá hạn đối với trường hợp người vay cố tình không trả hoặc đối với các trường hợp người vay có thiện chí trả nợ nhưng có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Khoản nợ khoanh thì có xu hướng tăng giai đoạn đầu năm 2014, tại thời điểm 6 tháng/2014 khoản nợ khoanh đã lên đến 364 triệu đồng, tăng 243 triệu đồng so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Khoản nợ khoanh này là do một phần nhận từ bàn giao của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Ngã Bảy từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó là do sự biến đổi của điều kiện tự nhiên, thời tiết mà phát sinh một số dịch bệnh, sâu bệnh đối với vật nuôi, cây trồng, làm thiệt lớn đối với người dân nói chung và hộ nghèo nói riêng, làm thiệt hại rất nhiều, có hộ thiệt hại đến 100% dự án và những hộ này là những hộ đặc biệt khó khăn, không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để tận thu nguồn vốn đã cho vay, nhưng không thu hồi được, nên Ngân hàng đã tiến hành khoanh nợ.

63

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)