Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo theo địa bàn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 83 - 90)

7. Kết luận:

4.4.3Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo theo địa bàn

Thị xã Ngã Bảy gồm có 6 đơn vị hành chính gồm 3 phường và 3 xã đã và đang phối hợp với PGD thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương bền vững theo mục tiêu quốc gia. Tuy thị xã Ngã Bảy đã đạt được nhiều thành tựu và đang phấn đấu trở thành đô thị loại ba. Tuy nhiên số hộ nghèo trên địa bàn còn khá nhiều và phân bổ không đồng đều trên toàn Thị xã. Tình hình dư nợ hộ nghèo trên địa bàn thị xã Ngã Bảy như sau:

* Giai đoạn năm 2011 – 2013

Tùy vào từng khu vực, từng địa bàn có đặc thù về kinh tế, dân số, cũng như là mật độ hộ nghèo phân bố khác nhau. Do đó PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã phân bổ nguồn vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn của hộ nghèo trong việc sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua đã được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta biết được quy mô tín dụng hộ nghèo từng địa bàn trên thị xã Ngã Bảy là như thế nào.

Qua bảng 4.10 dưới đây ta thấy xã Đại Thành có dư nợ liên tục tăng từ năm 2011 – 2013, cụ thể như sau: Năm 2011 xã đạt dư nợ hộ nghèo là 8.860 triệu đồng, trong đó có 1.022 hộ nghèo được vay vốn, trung bình mỗi hộ vay được 8,7 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ hộ nghèo đạt 9.159 triệu đồng, tăng 299 triệu đồng, tương đương 3,37% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn của Ngân hàng giảm chỉ còn 999 hộ vay, mức vay của mỗi hộ cũng được tăng lên trung bình 9,2 triệu đồng/hộ. Bước sang năm 2013 dư nợ hộ nghèo của xã đạt 10.418 triệu đồng, tăng 1.259 triệu đồng, tức 13,75% so với năm 2012. Số hộ vay vốn cũng được tăng lên 1.001 hộ, mức vay cũng được nâng lên trung bình là 10,4 triệu đồng/hộ. Nhìn chung xã Đại Thành có dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ hộ nghèo, số hộ được vay vốn cũng cao hơn so với các xã, phường khác. Mô hình tín dụng hộ nghèo của ngày càng được mở rộng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nên tỷ lệ hộ nghèo của xã cũng giảm đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,07%, đáng kể là có ấp không còn hộ nghèo. Cuối tháng 12/2013 xã Đại Thành đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đây là xã đầu tiên của Hậu Giang và là xã đầu tiên của ĐBSCL được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt được chuẩn nông thôn mới thì có nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tiêu chí giảm hộ nghèo là một tiêu chí quan trọng. Đây là kết quả của sự đồng tình hưởng ứng của người dân và sự đầu tư đồng bộ của tỉnh, phân chia lộ trình

71

thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, cũng như sự đóng góp trong việc hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy …

Qua bảng số liệu 4.10 ta thấy dư nợ hộ của xã Tân Thành cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ hộ nghèo, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Đại Thành. Năm 2011 xã đạt dư nợ hộ nghèo là 7.437 triệu đồng, trong đó có 870 hộ nghèo được vay vốn, trung bình mỗi hộ vay được 8,5 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ hộ nghèo đạt 8.003 triệu đồng, tăng 566 triệu đồng, tương đương 7,61% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn của Ngân hàng giảm chỉ còn 839 hộ vay, mức vay của mỗi hộ cũng được tăng lên trung bình 9,5 triệu đồng/hộ. Bước sang năm 2013 dư nợ hộ nghèo của xã đạt 8.730 triệu đồng, tăng 727 triệu đồng, tức 9,08% so với năm 2012. Số hộ vay vốn lại tiếp tục giảm chỉ còn 790 hộ, mức vay cũng được nâng lên trung bình là 11,05 triệu đồng/hộ. Qua phân tích ta thấy mô hình tín dụng của xã Tân Thành cũng ngày mở rộng, mức cho vay bình quân cũng được gia tăng từ năm 2011 – 2013. Tân Thành là một xã vùng nông thôn của thị xã Ngã Bảy, đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn cao. Từ khi có sự hỗ trợ vốn ưu đãi của PGD, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn để sản xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả nên số hộ nghèo cũng giảm đáng kể.

Tình hình dư nợ của phường Hiệp Thành từ năm 2011 – 2013 cũng liên tục tăng, cụ thể như sau: Năm 2011 phường đạt dư nợ hộ nghèo là 5.355 triệu đồng, trong đó có 616 hộ nghèo được vay vốn, trung bình mỗi hộ vay được 8,7 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ hộ nghèo đạt 5.737 triệu đồng, tăng 382 triệu đồng, tương đương 7,13% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn của Ngân hàng cũng tăng lên 636 hộ vay, mức vay của mỗi hộ cũng được tăng lên trung bình 9 triệu đồng/hộ. Bước sang năm 2013 dư nợ hộ nghèo của xã đạt 6.480 triệu đồng, tăng 743 triệu đồng, tức 12,95% so với năm 2012. Số hộ vay vốn lại tiếp tục tăng đạt 709 hộ, mức vay cũng được nâng lên trung bình là 9,1 triệu đồng/hộ. Nhìn chung tình hình dư nợ hộ nghèo cũng như mức cho vay bình quân mỗi hộ của Hiệp Thành tăng nhẹ, mức cho vay còn thấp so với xã Đại Thành và Tân Thành.

72

Bảng 4.10: Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo địa bàn tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy, giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng,2011, 2012, 2013

Phường Ngã Bảy nằm ngay trung tâm thị xã Ngã Bảy, với dân số tương đối đông, người dân chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, một số khác sống bằng nghề nông. Mặc dù tình hình kinh tế của phường Ngã Bảy phát triển mạnh, tuy nhiên số lượng hộ nghèo còn tương đối lớn và những hộ này đã được hỗ trợ vốn ưu đãi từ PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy, tình hình dư nợ của phường ta có thể thấy được trong bảng 4.9 như sau: Năm 2011 phường đạt dư nợ hộ nghèo là 5.002 triệu đồng, trong đó có 604 hộ nghèo được vay vốn, trung bình mỗi hộ vay được 8,3 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ hộ nghèo đạt 5.225 triệu đồng, tăng 223 triệu đồng, tương đương 4,46% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn của Ngân hàng cũng tăng lên 619 hộ vay, mức vay của mỗi hộ cũng được tăng lên trung bình 8,4 triệu đồng/hộ. Bước sang năm 2013 dư nợ hộ nghèo của xã đạt 6.071 triệu đồng, tăng 846 triệu đồng, tức 16,19% so với năm 2012. Số hộ vay vốn lại tiếp tục tăng đạt 651 hộ, mức vay cũng được nâng lên trung bình là 9,3 triệu đồng/hộ. Mức vay bình quân mỗi hộ ở phường Ngã Bảy còn tương đối thấp, là do những hộ nghèo trên địa bàn phường sống chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, nên cũng không có nhu cầu nhiều về vốn, các hộ này chủ yếu là vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng.

Tên đơn vị

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ Số hộ Dư nợ bình quân trên hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ bình quân trên hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ bình quân trên hộ Đại Thành 8.860 1.022 8,7 9.159 999 9,2 10.418 1.001 10,4 Tân Thành 7.437 870 8,5 8.003 839 9,5 8.730 790 11,1 Hiệp Thành 5.355 616 8,7 5.737 636 9 6.480 709 9,1 Ngã Bảy 5.002 604 8,3 5.225 619 8,4 6.071 651 9,3 Hiệp Lợi 3.728 533 7 3.909 512 7,6 4.186 470 8,9 Lái Hiếu 6.255 685 9,1 6.512 689 9,5 6.893 676 10,2 Tổng cộng 36.637 4.330 8,5 38.545 4.294 9 42.778 4.297 10

73

Xã Hiệp Lợi là xã có dư nợ hộ nghèo chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng dư nợ hộ nghèo trên tổng dư nợ hộ nghèo của toàn Thị xã, tình hình dư nợ của xã như sau: Năm 2011 xã đạt dư nợ hộ nghèo là 3.728 triệu đồng, trong đó có 533 hộ nghèo được vay vốn, trung bình mỗi hộ vay được 7 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ hộ nghèo đạt 3.909 triệu đồng, tăng 181 triệu đồng, tương đương 4,86% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn của Ngân hàng đã giảm xuống còn 512 hộ vay, nâng mức vay trung bình của mỗi hộ lên 7,6 triệu đồng/hộ. Bước sang năm 2013 dư nợ hộ nghèo của xã đạt 4.186 triệu đồng, tăng 277 triệu đồng, tức 7,09% so với năm 2012. Số hộ vay vốn lại tiếp tục giảm còn 470 hộ, mức vay cũng được nâng lên trung bình là 8,9 triệu đồng/hộ. Như phân tích ta thấy tình hình dư nợ trên địa bàn xã Hiệp Lọi còn thấp, mức cho vay mỗi hộ chưa cao. Xã Hiệp Thành có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn, đây là đơn vị duy nhất của thị xã Ngã Bảy được Thủ tướng chính phủ công nhận là đơn vị thuộc vùng khó khăn. Cần có nhiều chính sách hỗ trợ, cũng như nguồn cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn xã Hiệp Thành nhiều hơn, để đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các đơn vị trên địa bàn,

Phường Lái Hiếu có tỷ lệ dư nợ hộ nghèo trong tổng dư nợ hộ nghèo trên địa bàn tương đối lớn và tăng nhẹ từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể như sau: Năm 2011 phường đạt dư nợ hộ nghèo là 6.255 triệu đồng, trong đó có 685 hộ nghèo được vay vốn, trung bình mỗi hộ vay được 9,1 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ hộ nghèo đạt 6.512 triệu đồng, tăng 257 triệu đồng, tương đương 4,11% so với năm 2011. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn của Ngân hàng cũng tăng lên 689 hộ vay, mức vay của mỗi hộ cũng được tăng lên trung bình 9,45 triệu đồng/hộ. Bước sang năm 2013 dư nợ hộ nghèo của xã đạt 6.893 triệu đồng, tăng 381 triệu đồng, tức 5,85% so với năm 2012. Số hộ vay vốn lại giảm xuống còn 676 hộ, nâng mức cho vay bình quân lên 10,19 triệu đồng/hộ. Nhìn chung mức cho vay bình quân của phường Lái Hiếu cao hơn mức cho vay bình quân của các đơn vị khác, là do phường Lái Hiếu đa số người dân sống bằng nghề nông, trồng cây ăn trái, nên nhu cầu về vốn tương đối lớn, xã có tỷ lệ hộ nghèo tương đối thấp, số người thoát nghèo ngày càng tăng, đó là nhờ việc sử dụng vốn đúng mục đích và kinh doanh có hiệu quả của người dân, cũng như là sự hỗ trợ vốn kịp thời từ phía ngân hàng.

74

* Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 2013

Bảng 4.11: Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo địa bàn, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, 2013, 6 tháng/2014

Qua bảng 4.11 ta thấy tình hình dư nợ hộ nghèo của các đơn vị trên địa bàn thị xã Ngã Bảy có nhiều biến động ở 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng cùng kỳ 2013, cụ thể như sau:

Xã Đại Thành có dư nơ hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ hộ nghèo tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy. 6 tháng/2013 dư nợ của xã Đại Thành đạt 10.274 triệu đồng, trong đó co 988 hộ vay vốn, mức cho bình quân mỗi hộ là 10,4 triệu đồng/hộ vay. Đến 6 tháng/2014 dư nợ của xã đạt 9.837 triệu đồng, giảm 437 triệu đồng, tức 4,25% so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Bên cạnh đó thì số hộ vay vốn cũng giảm nên mức cho vay bình quân mỗi hộ tăng lên 10,6 triệu đồng/hộ vay. Dư nợ của xã Đại Thành giảm đáng kể là do doanh số cho vay ở những tháng đầu năm 2014 giảm, nguyên nhân là do đời sống của người dân ở đây đã được cải thiện nhờ vay vốn của NHCSXH để trồng cam sành, trong thời gian này đang trong qua trình thu hoạch, nên số hộ có nhu cầu vay vốn cũng giảm. Nhờ đồng vốn của NHCSXH mà người dân ở xã Đại Thành, đặc biệt là hộ nghèo đã cải thiện được đời sống, nâng cao thu nhập, và thoát nghèo, hiện tại có trên địa bàn xã có ấp không còn hộ nghèo, từ đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn đúng mục đích.

Tên đơn vị 6 tháng/2013 6 tháng/2014 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Dư nợ Số hộ Dư nợ bình quân trên hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ bình quân trên hộ Số tiền % Đại Thành 10.274 988 10,4 9.837 928 10,6 (437) (4,25) Tân Thành 8.609 779 11,1 8.703 760 11,5 94 1,09 Hiệp Thành 6.390 699 9,1 6.453 690 9,4 63 0,99 Ngã Bảy 5.987 642 9,3 6.096 631 9,7 109 1,82 Hiệp Lợi 4.128 464 8,9 3.950 455 8,7 (178) (4,31) Lái Hiếu 6.798 666 10,2 6.855 658 10,4 57 0,84 Tổng cộng 42.186 4.238 10 41.894 4.122 10,2 (292) (0,69)

75

Trái ngược với xã Đại Thành, xã Tân thành có dư nợ hộ nghèo tăng ở 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể như sau: 6 tháng/2013 dư nợ của xã đạt 8.609 triệu đồng, trong đó có 779 hộ vay, đến 6 tháng/2014 dư nợ của xã đạt 8.703 triệu đồng, tăng 94 triệu đồng, tương đương 1,09% so với 6 tháng đầu năm 2013. Bên đó thì số hộ nghèo vay vốn của NHCSXH cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 nên mức cho vay bình quân mỗi hộ cũng được nâng lên 11,45 triệu đồng/hộ vay. Xã Tân Thành có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ hộ nghèo, chỉ đứng ở vị trí thứ hai sau Đại Thành. Trong thời gian từ cuối năm 2013 và những năm 2014 thì xã Đại Thành đang tăng cường cải tạo vườn, trồng cam sành để nhằm phát triển kinh tế lâu dài, nên người dân ở đây rất cần vốn, đặc biệt là hộ nghèo, để đáp ứng nhu cầu đó thì PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã ủy thác nguồn vốn lớn để hỗ trợ người dân sản xuất kinh doanh, để vươn lên thoát nghèo, nên đã làm doanh số cho vay tăng, do cần vốn để cải tạo vườn cũng như mua phân bón, thuốc trừu sâu nên những hộ vay trước đây cũng trả nợ Ngân hàng với con số ít, đa số các khoản vay này là trung hạn nên cũng chưa đến hạn trả nợ, chính vì vậy mà dư nợ của xã Tân Thành tăng ở 6 tháng đầu năm 2014.

Cùng với Tân Thành thì phường Hiệp Thành cũng có dư nợ tăng nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể như sau: 6 tháng/2013 dư nợ của Hiệp Thành đạt 6.390 triệu đồng, trong đó có 699 hộ vay vốn, đến 6 tháng/2014 dư nợ của phường Hiệp Thành đạt 6.453 triệu đồng, tăng 63 triệu đồng, tương đương 0,99% so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Bên cạnh đó thì số hộ vay của phường cũng giảm, mức cho vay bình quân mỗi hộ cũng được tăng lên đạt 9,4 triệu đồng/hộ vay. Đa số những người dân ở phường Hiệp Thành sống chủ yếu vào nghề nông, trồng mía vì địa bàn phường Hiệp Thành nằm gần nhà máy đường Phụng Hiệp, nên việc thu hoạch mía sẽ thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn các xã khác. Vào những tháng đầu năm 2014 thì người dân bắt đầu vào vụ mới, nhu cầu về vốn là rất cần thiết, nên NHCSXH là chỗ dựa mà những hộ nghèo nghĩ đến đầu tiên. Trong thời gian này PGD NHCSXH đã hỗ trợ vốn để những hộ nghèo có điều kiện làm ăn, để vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh việc cho vay để cải tạo mương, líp thì Ngân hàng cũng cho người nghèo vay vốn để nuôi heo, có thêm thu nhập. Đa số các khoản vay này đều là ngắn hạn.

Phường Ngã Bảy nằm ngay trung tâm của thị xã Ngã Bảy, người dân nơi đây chủ yếu sống vào nghề buôn bán, kinh doanh nhỏ lẽ - đối với hộ nghèo. Tuy nhiên để theo kịp nhu cầu của xã hội, thì những người mua bán ở đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội thị xã ngã bảy, chi nhánh hậu giang (Trang 83 - 90)