0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các yếu tố chủ quan thuộc về phía khách hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY, CHI NHÁNH HẬU GIANG (Trang 98 -98 )

7. Kết luận:

4.6.2 Các yếu tố chủ quan thuộc về phía khách hàng

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Một số khách hàng khi vay vốn của Ngân hàng để sản xuất kinh doanh, tuy nhiên sử dụng vào mục đích khác, đồng vốn vay không được tái tạo dẫn đến nợ nần cho bản thân, đồng vốn của Chính phủ rơi vào rủi ro khó thu hồi.

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ mặc dù có khả năng trả. Một số khách hàng sau khi được vay vốn làm ăn đã vươn lên thoát nghèo nhưng không có thiện chí trả nợ mà sử dụng số tiền đó vào công việc khác, vì đồng vốn này có mức lãi suất ưu đãi.

- Một số người nghèo nhưng lại không cân đối trong chi tiêu, thiếu kế hoạch trong việc phát triển kinh tế gia đình, không biết tận dụng nguồn lao động của gia đình, làm ngày nào ăn ngày ấy nên lâm vào cảnh túng quẩn quanh năm, thiếu kiến thức trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dẫn đến thua lỗ, nên không thể đóng lãi cũng như trả nợ gốc cho Ngân hàng.

- Một số hộ nghèo khác không chí thú làm ăn, sa vào tệ nạn xã hội, lười lao động, nên nghèo lại càng thêm nghèo, dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.

4.6.3 Các yếu tố khách quan thuộc về phía khách hàng

- Hơn 80% dân số thị xã Ngã Bảy sống bằng nghề nông, sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường. Mặt khác, do thị xã Ngã Bảy có địa bàn trải rộng, nhiều xã thuộc vùng sâu nên bà con, đặc biệt là bà con nghèo ít có điều kiện tiếp xúc và sử dụng các phương tiện kỹ thuật, việc canh tác còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên dễ dàng chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh dẫn đến thất mùa. Sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, khó cạnh tranh trên thị trường dẫn đến thu nhập thấp lại bấp bênh, nguy cơ mất mùa dẫn đến nghèo đói là điều khó tránh khỏi.

- Các hộ này thường có thu nhập thấp nên thiếu điều kiện đầu tư chăm sóc sức khỏe dẫn đến bệnh tật, đau ốm, đến nổi phải cầm cố sang bán đất đai, phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình để chạy chữa rồi rơi vào cảnh trắng tay, nghèo túng. Một số khác rơi vào các gia đình chính sách, thương tật, neo đơn, không đủ sức lao động để tạo ra thu nhập.

- Một nguyên nhân khác, là do việc làm ở địa phương còn thiếu so với nguồn lao động đang tăng lên hàng năm trong khi nhu cầu và sự phát triển của xã hội ngày càng cao hơn đòi hỏi người lao động phải có trình độ tương xứng. Do đó, người lao động nhất là lao động nghèo, phổ thông khó đáp ứng được yêu cầu này dẫn đến phải làm mướn, làm thuê thu nhập bấp bênh, đời sống gặp nhiều khó khăn.

86

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY 5.1 ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PGD NHCSXH THỊ XÃ NGÃ BẢY

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp chủ chính quyền địa phương, các hội đoàn thể cùng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể nhân viên PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy mà công công tác cho vay hỗ trợ người nghèo và các các đối tượng chính sách khác gặp nhiều thuận lợi.

- Trong những năm qua PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy luôn tích cực hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ, song song đó luôn ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nên trong những năm qua Ngân hàng luôn đạt được chỉ tiêu kế hoạch được bàn giao từ chi nhánh NHCSXH Hậu Giang.

- Đáp ứng được nguồn vốn kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giải quyết được vấn đề đói nghèo trước mắt và hỗ trợ sản xuất thời gian dài để hộ nghèo được thoát nghèo bền vững, số hộ thoát nghèo giảm đáng kể theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.

- Đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, năng động, đầy nhiệt huyết, tích cực trong công tác cho vay cũng như công tác thu hồi nợ một cách nhanh chóng và hiệu quả, luôn học hỏi, ngày càng trao dồi trình độ chuyên môn và một tinh thần trách nhiệm cao, đối với khách hàng thì vui vẻ, nhiệt tình giải đáp thắc mắc, tạo mọi điều kiện để thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi.

- Ban lãnh đạo Ngân hàng cấp chi nhánh cũng như tại PGD luôn quan tâm, khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, ra sức điều hành quyết liệt với quyết tâm cao, theo dõi sát sao hoạt động thực tiễn của ngân hàng để từ đó có hướng chỉ đạo kịp thời. Ban Giám đốc PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy và các cán bộ của PGD thường xuyên có các buổi tập huấn cho các tổ trưởng , Đoàn thể từ cấp thị xã đến xã các chương trình cho vay mới để nắm rõ quy trình, thủ tục.

- Hiện tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy có 6 điểm giao dịch tại các xã, phường để thực hiện giao dịch thu nợ, thu lãi, phát vay,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dể dàng, nhanh gọn, tiết kiệm được chi phí.

87

Điều này đã nhận được sự đồng thuận của chính quyền và sự nhiệt tình ủng hộ của người dân trong thị xã.

- Ban đại diện HĐQT luôn duy trì thực hiện đúng, kịp thời các kỳ họp đầu kỳ hàng quý, đã đi kiểm tra thực tế ở các xã, các tổ vay vốn, tình hình sử dụng vốn của các thành viên khi vay vốn của NHCSXH, triển khai và chỉ đạo kịp thời các chương trình cho vay theo quyết định của Chính phủ.

- Hoạt động của Ngân hàng đã góp phần thay đôi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, nhiều hộ gia đình nghèo được hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn và vươn lên thoát nghèo.

5.2 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI CỦA PGD NHCSXH THỊ XÃ NGÃ BẢY THỊ XÃ NGÃ BẢY

5.2.1 Những điểm mạnh

PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã đưa được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giải quyết được vấn đề nghèo đói, tạo việc làm cho người lao động, góp phần chăm lo cho người dân có thể sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao đời sống, hổ trợ nguồn kinh phí cho các thế hệ thanh niên được an tâm học hành,… là công tác khó khăn và cấp thiết đối với mọi quốc gia trong khi dân số ngày càng tăng lại phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. Qua gần 10 năm triển khai mảng tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo - một đối tượng chính mà NHCSXH đặc biệt quan tâm và 10 năm NHCSXH chính thức đi vào hoạt động đã góp phần cùng Chính quyền địa phương giảm được tỷ lệ hộ nghèo đáng kể theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và tạo thêm nhiều việc làm cho địa phương.

Trong quá trình hoạt động bước đầu có nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng với sự nổ lực của tập thể cán bộ thì Ngân hàng đã triển khai và thực hiện được nhiệm vụ chính trị được giao và hoàn thành tốt công việc của mình. Góp phần không nhỏ vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã thực hiện phương thức cho vay ủy thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên, từ đó làm cho việc quản lý nguồn vốn sát với đối tượng cho vay chặt chẽ và có hiệu quả.

88

5.2.2 Những tồn tại

Kinh tế hộ nghèo phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo ở một số nơi còn tiềm ẩn, việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm.

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo còn hạn chế và chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung ương, nguồn vốn ở địa phương còn thấp.

Cho vay hộ nghèo chỉ là cho vay tín chấp, mà khách hàng đa số là hộ nghèo nên gặp khá nhiều rủi ro, có thể là do yếu tố khách quan từ điều kiện tự nhiên, hay do yếu tố chủ quan từ con người.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm, tuy nhiên có tình trạng một số người dân không muốn thoát ra diện hộ nghèo để được hỗ trợ từ chính sách Nhà nước. Một bộ phận người nghèo còn trông chờ, ỷ lại chính sách chế độ, xem việc vay vốn như là chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn còn kém hiệu quả, có dấu hiệu thoát nghèo nhưng không muốn trả nợ.

Chưa có công tác phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đối với hộ nghèo thì đa số là những người thiếu kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, chỉ có một vài buổi tập huấn là chưa đủ, làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn vay.

Công tác rà soát, bổ sung những hộ nghèo mới phát sinh hoặc hộ tái nghèo do mất mùa, thiên tai, dich bệnh…của UBND các xã, phường chưa kịp thời nên việc cho vay của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ chưa kịp thời, chưa sâu sát đến các đối tượng thụ hưởng nói chung và cán bộ, người nông dân nói riêng. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV chưa được quam tâm đúng mức, nhiều nơi hoạt động chưa đạt theo yêu cầu. Quá trình bình xét cho vay vốn ở tổ chưa thật sự công khai, dân chủ làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng của hội viên, nông dân đôi lúc còn nghi ngờ.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH THỊ XÃ NGÃ BẢY

Để thực hiện được Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ- TTg ngày 10/7/2012, trong đó đặt ra mục tiêu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản

89

phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp. Một trong ba nội dung quan trọng của chiến lược là nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Qua quá trình phân tích ta thấy PGD NHCSXH cũng đã thực hiện tốt công tác tín dụng đối với hộ nghèo, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu trên thì PGD cần tích cực khắc phục những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tôi xin đề ra một số giải pháp như sau:

- Tăng cường nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, là tiền đề thực hiện tốt việc triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cần phát triển nguồn vốn theo cơ cấu tăng dần tỷ trọng nguồn vốn địa phương, chiếm ít nhất 5% tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo hàng năm kể từ năm 2015 đến năm 2020. Để thực hiện được điều đó thì ban lãnh đạo PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy cần phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức vận động thêm nguồn vốn tài trợ, ủy thác, nguồn vốn từ cho, tặng hay tiền gửi tự nguyện không lấy lãi hoặc lãi suất thấp…từ các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng nên phát động phong trào, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để tranh thủ các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không lấy lãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bổ sung vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng.

- Quan tâm đào tạo kỹ năng sử dụng vốn vay, áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người vay. Người nghèo thường hạn chế về kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Mặc dù khi được hỗ trợ vốn, tuy nhiên do thiếu kiến thức trong sản xuất nên áp dụng không đúng khoa học kĩ thuật dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, làm ăn thua lỗ dẫn đồng nghĩa đồng vốn của Ngân hàng sử dụng không hiệu quả, không giảm nghèo mà còn tăng thêm khoản nợ Ngân hàng. Do đó cán bộ Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức nông nghiệp, sâu bệnh, dịch bệnh đối với cây trồng, dạy nghề, hướng dẫn một cách cụ thể, thực tế, với thời gian nhiều hơn, thực tế hơn, hướng dẫn bằng cách “cầm tay chỉ dẫn” chứ không phải trên lý thuyết. Công tác này cần triển khai tích cực ngay từ bây giờ đến năm 2020 và cũng như thời gian sau, nếu làm tốt công tác này có thể giúp

90

người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo, không còn trường hợp người nghèo phải mang thêm món nợ chỉ vì thiếu kiến thức trong sản xuât.

- Tích cực mở rộng công tác rà soát hộ nghèo mới phát sinh, hộ tái nghèo, xác định đối tượng vay vốn đúng quy định giúp nguồn vốn tín dụng ưu đãi được triển khai đúng đối tượng thụ hưởng. Công tác rà soát bổ sung hộ nghèo, hộ tái nghèo của UBND xã phường còn chậm trễ, dẫn đến một số hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi trong khi đó có một số đối tượng lại trông chờ, ỷ lại chính sách chế độ và không muốn thoát nghèo. Cán bộ Ngân hàng cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác rà soát này những hộ nào thoát nghèo, hộ nghèo phát sinh mới, hộ tái nghèo ngay từ bây giờ đến năm 2020 để có sự hỗ trợ kịp thời để vươn lên thoát nghèo, hạn chế tối đa trường hợp người nghèo rất chí thú làm ăn nhưng vẫn nghèo do thiếu vốn đầu tư vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi…dẫn đến không thoát được nghèo mà người đã thoát nghèo nhưng lại không muốn trả tiền vay của Ngân hàng.

91

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng hộ nghèo trong gần 10 năm qua của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy đã đạt được những kết quả tương đối tốt. Các Bộ phận của phòng giao dịch luôn hoàn thành tốt mọi chủ trương mà Ngân hàng tỉnh đề ra. Lưu giữ và sắp xếp hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp lý, ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hỗ trợ đắc lực cho cán bộ tín dụng. Vì thế nên tình hình thu nợ của năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể.

Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH nói chung đã và đang thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó do đối tượng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên rất khó tiếp cận được với các văn bản nghiệp vụ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY, CHI NHÁNH HẬU GIANG (Trang 98 -98 )

×