0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Cơ cấu nguồn vốn tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy từ năm 2011-2013

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY, CHI NHÁNH HẬU GIANG (Trang 57 -57 )

7. Kết luận:

4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy từ năm 2011-2013

2011-2013

Trong quá trình hoạt động của NHCSXH, nguồn vốn giữ vai trò quan trọng quyết định hoạt động của của Ngân hàng. Nguồn vốn đóng vai trò chủ yếu đáp ứng cho các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương với mức lãi suất ưu đãi.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của PGD từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Số tiền tiền Số Số tiền tiền Số % Số

tiền % NV cân đối từ TW 78.909 88.939 103.256 10.030 12,7 14.317 16,1 - NV cân đối chuyển từ TW 78.073 86.483 100.119 8.410 10,8 13.636 15,8 - NV huy động địa phương 895 2.456 3.137 1561 174,4 681 27,7 NV cân đối địa phương 320 379 379 59 18 0 0 - NV nhận tài trợ, uỷ thác 320 379 379 59 18 0 0 Tổng NV 79.288 89.318 103.635 10.030 12,7 14.317 16,0

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp tại PGD qua các năm 2011, 2012, 2013 NV: Nguồn vốn; TW: Trung ương

45

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy, năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn là 78.288 triệu đồng, qua năm 2012 là 89.318 triệu đồng, tăng 10.030 triệu đồng, tức tăng 12,65% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 tổng nguồn vốn đạt 103.635 triệu đồng, tăng 14.317 triệu đồng, tức 13,81% so với năm 2012. Điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng nhiều.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHCSXH là do Nhà nước cấp, bên cạnh đó còn có khoản tiền gửi tiết kiệm của người vay, các khoản tài trợ ủy thác tại địa phương nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của Ngân hàng.

Bảng 4.1 đã cho thấy được điều đó, nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng là do nguồn vốn cân đối từ Trung ương liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 78.909 triệu đồng, qua năm 2012 đạt 88.939 triệu đồng, tăng 10.030 triệu đồng, tức tăng 12,71% so với năm 2011. Bước qua năm 2013 đạt 103.256 triệu đồng, tăng 14.317 triệu đồng, tương đương 13,87% so với năm 2012. Trong khi đó thì nguồn vốn tài trợ, ủy thác tại địa phương năm 2011 là 320 triệu đồng, năm 2012 và 2013 là 379 triệu đồng mỗi năm dành cho chương trình cho vay hộ nghèo. Nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm là một điều đáng mừng cho thấy sự quan tâm của chính phủ ngày càng nhiều trong việc chăm lo đời sống của người nghèo, tuy nhiên qua hình 4.1 ta thấy cơ cấu nguồn của Ngân hàng có sự chênh lệch nhiều. Nguồn vốn cân đối từ Trung ương quá lớn và gần như chiếm hết trong tổng nguồn vốn, chiếm hơn 99%. Trong khi đó nguồn vốn cân đối tại địa phương chiếm một tỷ trọng rất nhỏ chưa đến 0,5% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù NHCSXH được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, nguồn vốn hoạt động được Nhà nước

99,6 99,6 99,6 0,4 0,4 0,4 90,0 95,0 100,0 Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 % Năm

Nguồn vốn cân đối từ TW

Nguồn vốn cân đối tại địa phương

46

cấp, tuy nhiên điều này đã làm cho Ngân hàng gần như phụ thuộc vào NHCSXH tỉnh gần như 100% về vấn đề giải ngân cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhu cầu về vốn của hộ nghèo là rất cần thiết, mà nguồn vốn của Trung ương thì cũng có hạn, nếu nhận được nhiều hơn nguồn vốn từ địa phương thì sẽ có nhiều hộ gia đình nhận được vốn sớm hơn thay vì đợi nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương cấp ở quý sau hay năm sau.

Trong nguồn vốn cân đối từ Trung ương thì nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương chiếm tỷ trọng rất lớn, hơn 97% còn lại là nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương bù đắp lãi suất. Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương bù đắp lãi suất liên tục tăng điều này cho thấy ý thức gửi tiền tiết kiệm của người ngày một tăng, đó cũng là nhờ vào sự tích cực của các cán bộ tại Ngân hàng cũng như là các tổ TK&VV, các tổ chức hội đoàn thể đã làm việc có hiệu quả, chủ trương của Chính phủ ngày càng được thực hiện tốt hơn.

4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của PGD, 6 tháng/2013 và 6 tháng/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 Chênh lệch 6/2014 - 6/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nguồn vốn cân đối

từ Trung ương 97.663 99,77 118.298 99,74 20.635 21,13

- Nguồn vốn cân đối

chuyển từ Trung ương 95.781 97,85 115.755 97,60 19.974 20,85 - Nguồn vốn huy động

tại địa phương 1.882 1,92 2.543 2,14 661 35,12

Nguồn vốn cân đối

tại địa phương 227 0,23 310 0,26 83 37

- Nguồn vốn nhận tài

trợ, uỷ thác 227 0,23 310 0,26 83 37

Tổng nguồn vốn 97.890 100 118.608 100 20.718 21,16

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp tại PGD, 2013, 6 tháng/2014

Nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng lên nhiều so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013, cụ thể như sau: Qua bảng 4.2 cho ta thấy 6 tháng/2013 tổng nguồn vốn của PGD là

47

97.890 triệu đồng, bước sang 6 tháng/2014 là 118.608 triệu đồng, tăng 20.718 triệu đồng, tức 21,16% so với 6 tháng/2013. Trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương chiếm hơn 99% trong tổng nguồn vốn.

Bảng 4.2 cho ta thấy nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, chiếm hơn 96% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 6 tháng/2014 tăng so với 6 tháng/2013 cụ thể như sau: 6 tháng/2013 là 97.663 triệu đồng, sang 6 tháng/2014 là 118.298 triệu đồng tăng 20.635 triệu đồng tương đương 21,13% so với 6 tháng/2013. Bên cạnh đó thì nguồn vốn được huy động từ địa phương được Trung ương bù đắp lãi suất cũng tăng mạnh hơn so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Những kết quả này cho thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước dành cho người dân trong cả nước nói chung và người dân ở địa bàn thị xã Ngã Bảy nói riêng rất được chú trọng nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo và hạn chế tái nghèo trong phạm vi cả nước còn dưới 5% đến cuối năm 2015 và tiếp tục giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Việc tăng nguồn vốn cho các chương trình tín dụng ưu đãi là điều cần thiết tất yếu mà NHCSXH đã và đang thực hiện trong thời gian tới. Nguồn vốn huy động tại địa phương ngày một tăng đã cho thấy sự cố gắng lớn của cán bộ Ngân hàng cũng như các hội đoàn thể và cũng như ý thức của người dân ngày một cao. Bên cạnh đó nguồn vốn tài trợ, ủy thác tại địa phương còn hạn chế, cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa để đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế trên địa bàn.

4.2.3 Cơ cấu nguồn vốn cho vay chương trình hộ nghèo tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy

* Giai đoạn 2011 - 2013

Để thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thì phải có vốn. Nguồn vốn đóng vai trò huyết mạch trong việc hỗ trợ người nghèo sản xuất kinh doanh. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước tăng cường xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững đến năm 2020 trong phạm vi cả nước nói chung và thị xã Ngã Bảy nói riêng, vai trò của NHCSXH là rất quan trọng. Nguồn vốn dành cho chương trình hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn, chiếm hơn 40% tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

48

Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp, 2011, 2012, 2013

Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH thị xã Ngã Bảy, 2011, 2012, 2013

Qua bảng 4.3 cho thấy nguồn vốn dành cho chương trình hộ nghèo liên tục tăng từ năm 2011 – 2013 cụ thể: Năm 2011 là 37.148 triệu đồng, sang năm 2012 là 40.389 triệu đồng, tăng 3.241 triệu đồng, tức 8,72% so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn của chương trình cho vay hộ nghèo là 42.581 triệu đồng tăng 2.192 triệu đồng, tương đương 5,43% so với năm 2012. Nguồn vốn của PGD liên tục tăng cho thấy hoạt tín dụng của PGD ngày càng được mở rộng, đồng nghĩa với số hộ nghèo được vay vốn để sản xuất kinh doanh càng nhiều, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước vào công cuộc xóa đói giảm nghèo là hợp lý và kịp thời trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước cấp theo từng thời kỳ khác nhau. Hình 4.2 cho ta thấy nguồn vốn cân đối từ Trung ương dành cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn, hơn 99% trong tổng nguồn vốn

99,44 99,49 99,52 0,56 0,51 0,48 90 92 94 96 98 100 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 % Năm

Nguồn vốn cân đối từ Trung ương

Nguồn vốn cân đối tại địa phương Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền %

Số

tiền % - Nguồn vốn cân đối

từ Trung ương 36.940 40.181 42.373 3.241 8,77 2.192 5,46 - Nguồn vốn cân đối

tại địa phương 208 208 208 0 0 0 0

49

cho vay hộ nghèo trong khi đó nguồn vốn cân đối tại địa phương chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 208 triệu đồng ở từng năm, khoảng 0,5% trong tổng nguồn vốn dành cho hộ nghèo, nguồn vốn này chủ yếu là từ nguồn vốn ủy thác, tài trợ của chính quyền địa phương. Ta thấy năm 2011 nguồn vốn cân đối từ trung ương là 36.940 triệu đồng, sang năm 2012 là 40.181 triệu đồng tăng 3.241 triệu đồng tương đương 8,77% so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn này là 42.373 triệu đồng, tăng 2.192 triệu đồng tức 5,46% so với năm 2012.

Mặc dù nguồn vốn cho vay hộ nghèo ngày càng tăng, tuy nhiên chưa có sự cân đối giữa nguồn vốn từ Trung ương và nguồn vốn địa phương. Nguồn vốn từ tài trợ, ủy thác còn quá ít so với nhu cầu hiện tại còn quá nhiều hộ nghèo cần nguồn vốn ưu đãi. Việc gia tăng nguồn vốn từ địa phương là một điều cần thiết, để giảm bớt nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế khác.

* Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo 6 tháng/2013 và 6 tháng/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp tại PGD, 2013, 6 tháng/2014

Tùy vào từng giai đoạn và từng thời kỳ thì nguồn vốn sẽ được điều chỉnh phù cho từng chương trình khác nhau. Bảng 4.4 cho ta thấy nguồn vốn dành cho, cho vay chương trình hộ nghèo 6 tháng năm 2014 gia tăng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Cụ thể 6 tháng/2013 là 43.549 triệu đồng, khi đó 6 tháng/2014 là 43.979 triệu đồng tăng 430 triệu đồng tương đương 0,99% so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho thấy việc mở rộng chương trình tín dụng hộ nghèo 6 tháng đầu năm 2014 được chú trọng và đầu tư nhiều hơn 6 tháng đầu năm 2013. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tăng là do chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo đang được đảy mạnh, bên cạnh đó là do Quyết định số 34/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị được áp dùng từ ngày 01/05 2014 thay thế cho Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về nâng

Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch 6/2014 - 6/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % - Nguồn vốn cân đối

từ Trung ương 43.424 99,71 43.854 99,72 430 0,99 - Nguồn vốn cân đối

tại địa phương 125 0,29 125 0,28 0 0

50

mức cho vay tối đa hộ nghèo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Quyết định này đã giúp được hộ nghèo vay thêm vốn, có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh để trả nợ Ngân hàng, cũng như từng bước vươn lên thoát nghèo.

Bảng 4.4 cho ta thấy nguồn vốn cho vay chương trình hộ nghèo đều là từ nguồn vốn cân đối từ Trung ương, nguồn vốn cân đối tại địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ và không có biến động. Cụ thể, 6 tháng/2013 nguồn vốn cân đối từ Trung ương là 43.424 triệu đồng, 6 tháng/2014 là 43.854 triệu đồng, tăng 430 triệu đồng, tương đương 0,99% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó nguồn vốn từ tài trợ, ủy thác của địa phương để cho vay hộ nghèo chỉ là 125 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.

4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 HÀNG QUA CÁC NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.3.1 Tình hình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn thị xã Ngã Bảy bàn thị xã Ngã Bảy

* Giai đoạn 2011 – 2013

Qua bảng số liệu 4.5 dưới đây cho ta thấy dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn, khoảng hơn 40% tổng dư nợ. Ta thấy dư nợ của cho vay hộ nghèo qua các năm đều tăng, trong thời gian qua PGD đã tiến hành thu các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ quá hạn ở hộ vay, đồng thời PGD cũng phối hợp với chính quyền địa phương, ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo địa phương cùng các tổ chức Hội, Đoàn thể địa phương tổ chức xem xét và cho vay thêm đối với những hộ nghèo chưa được vay, tổ chức giám sát vốn vay, tổ chức hợp bình xét hộ nghèo được vay vốn một cách công khai và chặt chẽ đúng đối tượng hộ nghèo theo quy định. Cụ thể như sau: Trong năm 2011 dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo là 36.637 triệu đồng, trong đó nợ xấu là 1.629 triệu đồng (bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh) chiếm khoản chiếm khoản 4,4% dư nợ cho vay hộ nghèo. Sang năm 2012 dư nợ cho vay hộ nghèo là 38.545 triệu đồng, tăng 1.908 triệu đồng, tức 5,21% so với năm 2011. Khi đó nợ xấu chỉ còn 1.316 triệu đồng cũng giảm đáng kể so với năm 2011, giảm 313 triệu đồng. Bước sang năm 2013 dư nợ cho vay hộ nghèo là 42.778 triệu đồng tăng 4.233 triệu đồng, tương đương 10,98% so với năm 2012. Bên cạnh đó thì khoản nợ xấu của chương trình cho vay hộ nghèo cũng giảm mạnh, chỉ còn 969 triệu đồng giảm 347 triệu đồng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ việc đầu tư cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ ngày càng được mở rộng, dư nợ ngày càng tăng.

51

Bảng 4.5: Tình hình cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn thị xã Ngã Bảy giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại PGD thị xã Ngã Bảy, 2011, 2012, 2013

Dư nợ đứng vị trí thứ hai sau cho vay hộ nghèo là cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Qua bảng 4.5 cho ta thấy dư nợ cho vay học sinh sinh viên liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay HSSV là 15.548 triệu đồng, trong đó nợ xấu chiếm 110 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ của cho vay HSSV là 17.580 triệu đồng, tăng 2.032 triệu đồng tương đương 13,07% so với năm 2011, khi đó nợ xấu cũng giảm đáng kể, chỉ còn 69 triệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGÃ BẢY, CHI NHÁNH HẬU GIANG (Trang 57 -57 )

×