HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI vùng kinh tế biển và ven biển của tỉnh. Địa giới hành chính huyện Trần Văn Thời: Phía đông giáp thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình và Cái Nước, phía tây trông ra vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Phú Tân, phía bắc giáp huyện U Minh. Huyện có diện tích tự nhiên là 702,72km2, toàn huyện gồm 11 xã và 2 thị trấn bao gồm : thị trấn Trần Văn Thời và thị trấn Sông Đốc. Các xã Khánh Bình Đông; Khánh Bình Tây; Khánh Bình Tây Bắc; Khánh Bình; Khánh Hưng; Khánh Hải; Khánh Lộc; Lợi An; Phong Điền Phong Lạc và Trần Hợi .
Huyện Trần Văn Thời có tiềm năng phát triển kinh tế hơn so với các địa phương khác trong tỉnh, gồm tài nguyên đất đai, rừng, biển, đảo. Lợi thế về vị trí địa lí kinh tế nổi bật của huyện là chiều dài bờ biển 36km có nhiều cửa biển như: cửa Sông Đốc, Đá Bạc, Ba Tỉnh, đặc biệt Sông Đốc là cửa biển lớn có vai tròn trọng tâm dịch vụ nghề khai thác biển cho nhiều tàu cá trong và ngoài tỉnh, hình thành một trung tâm kinh tế biển tương đối phát triển trong tỉnh Cà Mau và cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thềm lục địa vùng biển huyện Trần Văn Thời thuộc vùng biển Tây Nam Bộ, có trữ lượng khí đốt rất lớn, trong đó đã phát hiện hơn 30 tỷ m3 khí đốt có khả năng khai thác thương phẩm. Các hòn đảo gần bờ như Đá Bạc, Hòn Chuối là một trong những trọng điểm kinh tế biển của huyện trên cơ sở khai thác thủy hải sản, dịch vụ khai thác dầu khí, du lịch biển đảo, vận tải biển…Khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, ven biển kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng sẽ tạo thế lực tốt hơn cho phát triển kinh tế xã hội. Góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biển phía tây nam của tổ quốc.
3.1.1.2 Thổ nhưỡng
Nhìn chung địa hình của huyện tương đối bằng phẳng chênh lệch độ cao ít. Cao trung bình từ +0,5m đến +1m, một số liếp vườn có độ cao từ 1.2m đến 1,5m. Một số vùng trong huyện có địa hình thấp trũng thuộc các xã Trần