Biến động giá sản phẩm chuối khô bình quân từ năm (2009-2014)

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu chuối khô làng nghề chuối khô trần văn thời (Trang 52 - 53)

Theo kết quả điều tra và bảng số liệu (bảng 4.5), tổng thu nhập mùa chính năm 2013 của 55 nông hộ là 11942,50 triệu đồng (xem phụ lục 2), tỷ lệ thu nhập trên chi phí đạt 1,2. Điều này cho ta biết 1 đồng vốn bỏ ra để sản xuất thì hộ sản xuất sẽ thu về 0,2 đồng lợi nhuận hay 1 tấn sản phẩm hộ sản xuất sẽ thu được lợi nhuận khoảng 2,5 triệu đồng.

4.1.3 Biến động giá sản phẩm chuối khô bình quân từ năm (2009-2014) 2014)

Qua số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau cho thấy giá cả của sản phẩm chuối khô biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009 giá sản phẩm chuối khô bình quân 8.000 đồng/kg tăng dần do nhu cầu thị trường tăng, thương lái từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…TP. HCM đến tận nơi thu mua ngày càng nhiều để phục vụ cho các lò bánh mứt, năm 2011 giá chuối khô trung bình đạt ngưỡng 17.500đ/kg.

Trước tình hình sản phẩm chuối khô có giá, do sản xuất dưới hình thức tự phát nên người dân ở địa phương đổ xô ép chuối. Thị trường đứng trước thực trạng cung nhiều hơn cầu, bên cạnh đó còn ảnh hưởng của sự cạnh tranh giữa các hộ ép chuối với nhau làm cho giá chuối giảm đáng kể năm 2012 là 13.500 đồng/kg.

Bảng 4.6: Biến động giá sản phẩm chuối khô bình quân (2009 – 2014)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2009 22010 2011 2012 2013 2014 Năm Nghìn đồng/kg

Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Nông Nghiệp huyện Trần Văn Thời

Hình 4.1: Giá bán chuối khô bình quân từ năm 2009 đến năm 2014 Khoảng hai năm trở lại đây do ảnh hưởng của thời tiết xấu và một số hộ không đủ vốn sản xuất một số hộ bỏ nghề sản lượng chuối khô có phần giảm nhưng nhu cầu thị trường có xu hướng tăng nên giá chuối đã tăng trở lại trong năm 2013 và 2014 giá lần lượt là 17.500 và 18.500 đồng/kg tùy loại.

Với những kết quả thu được ta thấy, giá trị kinh tế và lợi nhuận của sản phẩm làng nghề chuối khô là tương đối cao. Vì vậy, việc duy trì và quy hoạch phát triển làng nghề không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân và còn góp phần ổn định xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của huyện Trần Văn Thời. Bên cạnh đó, với việc sản phẩm chuối khô của làng nghề chưa được đăng kí bảo hộ thương hiệu, hoạt động sản xuất tự phát, cạnh tranh tràn lang làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm của làng nghề. Do vậy, việc làm cấp thiết hiện nay là xây dựng thương hiệu cho đặc sản này.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu chuối khô làng nghề chuối khô trần văn thời (Trang 52 - 53)