PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu chuối khô làng nghề chuối khô trần văn thời (Trang 30)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp được thu từ các nguồn

+ Số liệu của phòng thống kê, phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thơi – Cà Mau.

+ Từ các bài nghiên cứu, dự án, đề tài có nội dung liên quan đến xây dựng thương hiệu.

+ Thông tin từ các trang website, tạp chí có liên quan.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn bảng câu hỏi được soạn thảo sẵn. hỏi được soạn thảo sẵn.

- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Đây là phương pháp chọn mẫu dựa vào cơ hội thuận tiện dễ dàng trong quá trình chọn mẫu. Dựa trên tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để tiếp xúc với đáp viên.

- Phỏng vấn trực tiếp 55 hộ sản xuất Làng nghề chuối Trần Văn Thời. Do đặc tính đồng đều của các hộ trong làng nghề và theo nguyên lí thống kê cỡ mẫu trên 30 là đã có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Khảo sát 55 người tiêu dùng bằng cách phỏng vấn trực tiếp, đối tượng khách hàng này chủ yếu là khách hàng vãng lai do nguồn lực tài chính và khả năng tiếp cận có hạn. Ta có bảng sau:

Bảng 2.2: Số lượng mẫu phỏng vấn S

TT

Tác nhân trong chuỗi Số mẫu Phương pháp thu thập

1 Hộ sản xuất chuối khô 55 Phỏng vấn trực tiếp

2 Người tiêu dùng 55 Phỏng vấn trực tiếp

2.2.2 Phương pháp phân tích

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, cụ thể là tính tần số, trị trung bình nhằm đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất trong Làng nghề chuối khô TVT.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích phương sai Anova phân tích các điều kiện để hình thành thương hiệu cho làng nghề.

 Thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp có liên quan đến việc thu nhập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quan đến đối tượng nghiên cứu.

Trong bài luận này sử dụng phương pháp phân tích tần số để tổng hợp số mẫu theo từng tiêu chí và tính giá trị trung bình để biết mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí.

 Kiểm định ANOVA

Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về đặc điểm cá nhân.

Trong phân tích này, hệ số cần quan tâm là hệ số Sig. Giả thuyết H0đặt ra là không có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của các yếu tố. Nếu hệ số Sig.  0,05(với độ tin cậy 95%) thì bác bỏ giả thuyết H0, tức có sự khác biệt về kết quả đánh giá các nhóm đối tượng về mức độ quan trọng của các nhân tố. Nếu Sig. > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0.

 Thang đo Likert năm mức độ

Thang đo Likert là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu marketing. Theo thang đo này, những người trả lời phải biểu thị một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các đề nghị được trình bày theo một dãy các khoản mục liên quan.

Một thang đo Likert thường gồm 2 phần, phần khoảng mục và phần đánh giá. Phần khoảng mục liên quan đến ý kiến, thái độ về các đặc tính một sản phẩm, một sự kiện cần đánh giá. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trả lời. Thông thường, các khoảng mục đánh giá được thiết kế 5 đến 9 hạng trả lời, đi từ “hoàn toàn đồng ý” đến “ hoàn toàn không đồng ý”. Trong bài

nghiên cứu này, tác giả chọn khoảng mục đánh giá được thiết kế với 5 hạng trả lời.

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n

= 0.8

Ý nghĩa các mức như sau:

1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không cần thiết…

1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không ý kiến… 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…

3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Cần Thiết…

CHƯƠNG 3

SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ LÀNG NGHỀ CHUỐI KHÔ TRẦN VĂN THỜI

3.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRẦN VĂN THỜI HUYỆN TRẦN VĂN THỜI

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí và địa hình

Huyện Trần Văn Thời nằm ở phía tây nam của thành phố Cà Mau thuộc vùng kinh tế biển và ven biển của tỉnh. Địa giới hành chính huyện Trần Văn Thời: Phía đông giáp thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình và Cái Nước, phía tây trông ra vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Phú Tân, phía bắc giáp huyện U Minh. Huyện có diện tích tự nhiên là 702,72km2, toàn huyện gồm 11 xã và 2 thị trấn bao gồm : thị trấn Trần Văn Thời và thị trấn Sông Đốc. Các xã Khánh Bình Đông; Khánh Bình Tây; Khánh Bình Tây Bắc; Khánh Bình; Khánh Hưng; Khánh Hải; Khánh Lộc; Lợi An; Phong Điền Phong Lạc và Trần Hợi .

Huyện Trần Văn Thời có tiềm năng phát triển kinh tế hơn so với các địa phương khác trong tỉnh, gồm tài nguyên đất đai, rừng, biển, đảo. Lợi thế về vị trí địa lí kinh tế nổi bật của huyện là chiều dài bờ biển 36km có nhiều cửa biển như: cửa Sông Đốc, Đá Bạc, Ba Tỉnh, đặc biệt Sông Đốc là cửa biển lớn có vai tròn trọng tâm dịch vụ nghề khai thác biển cho nhiều tàu cá trong và ngoài tỉnh, hình thành một trung tâm kinh tế biển tương đối phát triển trong tỉnh Cà Mau và cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thềm lục địa vùng biển huyện Trần Văn Thời thuộc vùng biển Tây Nam Bộ, có trữ lượng khí đốt rất lớn, trong đó đã phát hiện hơn 30 tỷ m3 khí đốt có khả năng khai thác thương phẩm. Các hòn đảo gần bờ như Đá Bạc, Hòn Chuối là một trong những trọng điểm kinh tế biển của huyện trên cơ sở khai thác thủy hải sản, dịch vụ khai thác dầu khí, du lịch biển đảo, vận tải biển…Khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, ven biển kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng sẽ tạo thế lực tốt hơn cho phát triển kinh tế xã hội. Góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biển phía tây nam của tổ quốc.

3.1.1.2 Thổ nhưỡng

Nhìn chung địa hình của huyện tương đối bằng phẳng chênh lệch độ cao ít. Cao trung bình từ +0,5m đến +1m, một số liếp vườn có độ cao từ 1.2m đến 1,5m. Một số vùng trong huyện có địa hình thấp trũng thuộc các xã Trần

Hợi và Khánh Bình Đông. Địa tầng địa chất trong vùng tương đối đồng nhất và tải trọng yếu. Huyện gồm 2 nhóm đất chính:

+ Nhóm đất mặn với diện tích 47.260ha chiếm 67,5%. + Nhóm đất phèn diện tích khoảng 20.915ha chiếm 29,86%.

Mặt dù đa số đất đai của huyện bị nhiễm phèn nhiễm mặn nhưng với chế độ canh tác và cơ cấu sản xuất hợp lí vẫn cho phép phát triển kinh tế nông ngư lâm nghiệp toàn diện. Đặc biệt, thổ những nơi đây rất thích hợp cho cây chuối phát triển.

Ngoài ra địa bàn huyện Trần Văn Thời nằm ở cả 2 vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà Mau (hệ sinh thái mặn và hệ sinh thái ngọt-lợ) vì vậy huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa dạng, bền vững và có khả năng tăng trưởng nhanh.

3.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu thời tiết ở huyện Trần Văn Thời cũng như của toàn tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình 26,90C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng, khoảng 250C. Trong năm, thời tiết phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nét đặc trưng về khí hậu ở huyện Trần Văn Thời là có lượng mưa cao hơn các nơi khác trong tỉnh, mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn, lượng mưa trung bình hàng năm tới 2.400 mm, lượng mưa cao và thời gian mưa kéo dài là điều kiện để phát triển sản xuất lúa 2 vụ, luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm (ở vùng nam sông Ông Đốc) và các cây trồng khác đặc biệt khí hậu rất thuận lợi cho cây chuối phát triển.

- Với nền nhiệt độ cao và gió thịnh hành theo mùa, lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.090 mm, thời gian có lượng bốc hơi lớn nhất là các tháng mùa khô. Ẩm độ trung bình trong năm 84,3%, tháng khô nhất là tháng 3 độ ẩm 79%.

- Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và gió Đông, vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8m/s. Mùa mưa gió thịnh hành là Tây Nam hoặc gió Tây, tốc độ bình quân 1,8 - 4,5m/s. Trong mùa mưa đôi khi xảy ra giông, lốc xoáy có gió mạnh cấp 7, cấp 8.

Nhìn chung khí hậu Trần Văn Thời ôn dịu mát quanh năm, mùa mưa mùa nắng rất rõ rệt. Vào mùa mưa hoạt động kinh tế chủ yếu ở địa bàn

huyện là trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản; mùa khô lại là thời điểm thích hợp cho các làng nghề hoạt động, ở huyện Trần Văn Thời có 2 mô hình làng nghề là làm khô cá sặc bổi và làng nghề ép chuối khô.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế–xã hội

3.1.2.1 Dân cư

Dân số huyện Trần Văn Thời năm 2013 là 189.293 người bằng 15,4% dân số toàn tỉnh đứng thứ 3/9 huyện sau thành phố Cà Mau và huyện Cái Nước. Mật độ dân số trung bình là 269 người /km2 cao hơn mật độ dân số bình quân của tỉnh 232 người/km2.(Số liệu của Cục Thống Kê Cà Mau năm 2013). Dân số huyện Trần Văn Thời tăng so với năm 2009 dân số là 186.225 người nhưng giảm so với toàn tỉnh.

Dự báo dân số của huyện Trần Văn Thời đến năm 2015, năm 2020: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Trần Văn Thời năm 2009 ở mức 1,2%, năm 2010 là 1,18%. Trên cơ sở tiếp tục thực hiện chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện giảm tỷ lệ sinh và quy mô gia đình ít con, dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 của huyện xuống dưới 1,15%, năm 2020 giảm xuống khoảng dưới 1,1%. Dự báo dân số năm 2015 của huyện Trần Văn Thời đạt khoảng 200.000 người, năm 2020 khoảng 215.000 người (kể cả tăng cơ học).

Do tập quán lâu đời, dân cư của huyện Trần Văn Thời cũng như của tỉnh Cà Mau định cư phân tán (thường không tập trung thành cụm điểm mà phân bố theo ven sông, rạch), đây là trở ngại trong việc quy hoạch, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, gây tốn kém chi phí và sự hưởng thụ thành quả đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn (đường giao thông, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, thể thao…).

Lao động của huyện Trần Văn Thời chủ yếu là lao động trẻ, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 52,2% dân số của huyện. Số lao động tham gia trực tiếp lao động trong nền kinh tế năm 2010 là 112.700 người; số lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 87,4%, công nghiệp và xây dựng chiếm 3,6%, khu vực dịch vụ chiếm 9%.Tuy nhiên trong số lao động nông nghiệp của huyện cũng có một số người kết hợp với các nghề như tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hiện tại chưa tách được.

Với cơ cấu lao động như trên, cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện Trần Văn Thời rất chậm so với các địa phương khác trong tỉnh và trung bình của toàn tỉnh (đến cuối năm 2010 cơ cấu lao động của tỉnh

Cà Mau như sau: lao động ngư nông lâm nghiệp 75%, lao động công nghiệp, xây dựng 10%, lao động dịch vụ 15%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2010 chỉ đạt 22%, thấp hơn nhiều so với bình quân toàn tỉnh. Đây là hạn chế của huyện để thu hút đầu tư và tạo bước tăng trưởng cao.

3.1.2.2 Cơ cấu kinh tế

Kinh tế huyện Trần Văn Thời trong thời gian qua tăng trưởng khá cao, tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm.

Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2013 của cục thống kê Cà Mau, cơ cấu kinh tế huyện Trần Văn Thời giai đoạn 2010 – 2013 chuyển dịch tương đối nhanh, theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp - dịch vụ.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Trần Văn Thời giai đoạn (2010- 2013) ĐVT: (%)

Cơ cấu kinh tế 2010 2011 2012 2013

Ngư nông lâm nghiệp 43,4 41,2 39,6 37,3

Công nghiệp, xây dựng 23,1 23,7 24,5 25,1

Dịch vụ 33,5 34,2 36,7 37,2

Nguồn:Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê 2013, Cục thống kê Cà Mau (4-2014)

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Trần Văn Thời giai đoạn (2010 – 2013)

43,4 23,1 33,5 41,2 23,7 34,2 39,6 24,5 36,7 37,3 25,1 37,2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 Năm

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện đang giảm dần (từ 43,4% năm 2010 xuống còn 37,3% năm 2013, giảm 6,1%). Trong khi đó, tỷ trọng kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của huyện liên tục tăng. Năm 2010, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp xây dựng và dich vụ lần lượt là 23,1% và 33,5% nhưng đến năm 2013 tỷ trọng con số này là 25,1% và 37,2%. Theo báo cáo quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Trần Văn Thời đến năm 2015 tỷ trọng các ngành là:

- Nông nghiệp: 36%

- Công nghiệp và xây dựng: 26%

- Dịch vụ: 38%

Kết quả này có thể đạt được với mức độ chuyển dịch hiện nay. Mặc dù chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện khá nhanh nhưng cơ cấu ngành sản xuất trong từng khu vực kinh tế lại chuyển dịch chậm cụ thể như sau:

- Trong khu vực I, kinh tế thủy sản vẫn chiếm ưu thế (khoảng 55%), sản xuất nông nghiệp (khoảng 40%), kinh tế lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 5%).

- Sản xuất công nghiệp chủ yếu là chế biến thủy sản và cơ khí sửa chữa. - Trong khu vực 3(dịch vụ): các ngành dịch vụ truyền thống là các ngành chiếm tỷ trọng cao như: thương nghiệp, bưu chính, viễn thông, sửa chữa, các dịch vụ cơ bản phục vụ nhu cầu người dân; các ngành dịch vụ như: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch còn rất thấp.

Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực nông, ngư lâm nghiệp, công nghiệp tiể thủ công nghiệp và dịch vụ cụ thể như sau:

Ngư, nông và lâm nghiệp

Huyện Trần Văn Thời là trọng điểm sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) của tỉnh. Địa bàn sản xuất nông nghiệp của huyện được chia làm 3 khu vực khá rõ: khu vực phía bắc huyện tiếp giác với huyện U Minh là trồng rừng, vùng phía bắc Sông Đốc là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và nuôi thủy sản nước ngọt, phía nam Sông Đốc chủ yếu là nuôi thủy sản nước lợ. Trong tổng giá trị sản xuất của khu vực I, giá trị sản xuất thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn cụ thể là 63,5%, sản xuất nông nghiệp chiếm 35,3% và lâm nghiệp chỉ chiếm 1,2%.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Với lợi thế về nguồn nguyên liệu thủy hải sản và địa bàn vùng ven biển, có của sông Sông Đốc là trung tâm kinh tế thủy sản của tỉnh nên công nghiệp

của huyện chủ yếu là công nghiệp chế biến thủy sản và cơ khí phục vụ. Từ đó hình thành một khu công nghiệp chế biến thủy sản và cơ khí tại Sông Đốc với nhiều dự án đã và đang được xây dựng.

- Công nghiệp chế biến thủy sản là ngành công nghiệp chế biến chủ yếu

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu chuối khô làng nghề chuối khô trần văn thời (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)