Chính sách của chính quyền địa phương và tỉnh Cà Mau đối vớ

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu chuối khô làng nghề chuối khô trần văn thời (Trang 47 - 49)

với sự phát triển của làng nghề

Nhằm tạo điều kiện để các làng nghề nông thôn phát triển, tránh nguy cơ mai một, tỉnh Cà Mau đã thông qua chương trình bảo tồn, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến

năm 2020 với tổng vốn đầu tư gần 57 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh chủ trương lấy phát triển nghề, làng nghề truyền thống làm động lực, tạo bước đột phá để các địa phương nghề tiểu thủ công phát triển các ngành nghiệp và du nhập thêm nghề mới. Việc phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của từng địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững theo cơ chế thị trường. Dự kiến đến năm 2015, các làng nghề sẽ giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động nông thôn, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa đạt trên 367 tỷ đồng.

Nhằm duy trì và tạo điều kiện để các làng nghề nông thôn phát triển Chính quyền địa phương xã Trần Hợi và huyện ủy Trần Văn Thời luôn khuyến khích các nông hộ tăng gia sản xuất, gìn gìn và phát triển làng nghề bằng các chính sách hỗ trợ vốn và quy hoạch lại các làng nghề. Trong đó, kế hoạch quy hoạch giai đoạn (2011-2020) của huyện ủy Trần Văn Thời phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 tăng khoảng 17%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 16% đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do công tác quản lí và các chính sách về quy hoạch lại làng nghề chưa được triển khai một cách rõ ràng, chính sách hỗ trợ vốn còn chậm so với kế hoạch.

Tuy địa phương có sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển của làng nghề nhưng địa phương vẫn thiếu các nguồn lực đầu tư cho từng giai đoạn phát triển. Chưa đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng thiết yếu để làm bàn đỡ cho phát triển làng nghề, chưa có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ làng nghề cho các hộ sản xuất, thiếu cơ chế hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các giải pháp hữu ích thích hợp với trình độ, khả năng của người dân địa phương. Việc tổ chức và quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa phát huy được nguồn lực tổng hợp cho tất cả các thành phần. Khai thác các chương trình hỗ trợ hợp tác quốc tế đối với phát triển làng nghề như kinh nghiệm, tài chính… còn hạn chế.

CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHUỐI KHÔ LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu chuối khô làng nghề chuối khô trần văn thời (Trang 47 - 49)