Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter trong hoạt động xuất

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 87)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

5.1.1Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter trong hoạt động xuất

động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là mô hình hiệu quả để phân tích thực trạng cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt Nam. Mô hình khái quát đƣợc những gì mà ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt, làm cơ sở cho quá trình lập chiến lƣợc sau này.

Hình 5.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU

74

5.1.1.1 Áp lực từ nhà cung ứng

Trong thời gian qua, nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản cho hoạt động xuất khẩu chế biến phục vụ xuất khẩu của nƣớc ta phong phú và dồi dào với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2008 – 2013, nguồn thủy sản nuôi trồng thu hoạch mỗi năm trung bình đạt 2.912,6 nghìn tấn và mỗi năm đều tăng với tốc độ trung bình 4,4%. Tƣơng tự, sản lƣợng thủy sản khai thác đƣợc trung bình khoảng 2.507,9 nghìn tấn với tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 3,5%.

Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng giá thủy sản nguyên liệu biến động đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn nguyên liệu của nhiều doanh nghiệp. Gía giảm, nhiều hộ nông dân xuất hàng ồ ạt và e ngại đầu tƣ vào mùa sau. Giá nguyên liệu giảm, doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí cho khâu đầu vào, lợi nhuận có thể đƣợc tăng lên, tuy nhiên, việc bán ồ ạt cùng lúc làm cho nhiều doanh nghiệp không tin tƣởng vào chất lƣợng nguồn nguyên liệu, nhiều lứa cá chƣa đến lúc thu hoạch đã bị bán vội, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ xuất sang EU. Gía tăng, chi phí đầu vào tăng vì thế giá nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nguồn cá tra không đủ cung cấp cho doanh nghiệp dù giá cá tra khá cao, hơn 24.000 đồng/kg, có tỉnh lên đến 28.500 đồng/kg. Dù giá cá đã tăng trở lại, nhƣng do giá dƣới giá thành sản xuất một thời gian dài nên hiện nay gần nhƣ các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Nguyên nhân là do thua lỗ trong những vụ nuôi trƣớc nên hầu nhƣ nông dân nuôi cá thiếu vốn sản xuất. Quan trọng hơn là do giá cá bấp bênh, giá bán cá thấp hơn chi phí nuôi cá nên phần lớn diện tích nuôi cá của nông dân nuôi riêng lẻ phải bỏ ao hay nuôi cầm chừng gây ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp khi chi phí đầu vào tăng nhƣng không đủ nguyên liệu để sản xuất.

5.1.1.2 Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh trong kinh doanh là điều không thể thiếu và là điều mà bất cứ doanh nghiệp trong bất cứ ngành kinh tế nào cũng phải trải qua. Đặc biệt, ngành thủy sản là một trong những ngành có sự cạnh tranh khắc nghiệt nhất nƣớc ta. Trong năm 2011, đã có 392 doanh nghiệp chế biến thủy sản đƣợc EU công nhận, đây vừa là tín hiệu đáng mừng vừa là điều đáng lo ngại vì sự cạnh tranh khá gay gắt và thị trƣờng EU là một thị trƣờng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Năm 2013, cả nƣớc có gần 400 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó ĐBSCL đã có 136 doanh nghiệp. Cũng trong năm 2012, 100 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta đã chiếm trên 67% thị phần

75

xuất khẩu của toàn bộ ngành thủy sản, nhƣ vậy, hàng trăm doanh nghiệp còn lại phải cạnh tranh với thị phần gần 33%. Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt để có thể tồn tại.

Bên cạnh việc cạnh tranh trong nƣớc, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU của nƣớc ta phải cạnh tranh với doanh nghiệp từ các nƣớc có lợi thế lớn về thủy sản nhƣ Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Thái Lan là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nông sản mà đáng kể đến là gạo và thủy sản. Thời gian qua, Thái Lan nổi lên nhƣ một cƣờng quốc về thủy sản khi hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển. Anh, Italia, Đức và Pháp là 4 quốc gia EU nằm trong top 10 quốc gia nhập khẩu thủy sản từ Thái Lan. Tôm là mặt hàng đƣợc xuất khẩu nhiều nhất, chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu (2011). Sự thành công về xuất khẩu của Thái Lan một phần do những nỗ lực đáng kể đƣợc thực hiện bởi chính phủ Thái Lan và ngành thuỷ sản nƣớc này trong thập kỷ qua để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn sản xuất đáp ứng mong đợi của quốc tế về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tính toàn vẹn môi trƣờng, trách nhiệm xã hội và nội quy lao động (Theo Panisuan Jamnarnwej, chủ tịch của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA).

Indonesia là nƣớc có sản lƣợng thủy sản lớn nhất Đông Nam Á, theo sau là Việt Nam. Mặc dù EU chỉ là thị trƣờng thứ ba của Indonesia song những năm gần đây hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng này đang trở nên sôi động, đặc biệt khi ngành thủy sản của quốc gia này đang rất phát triển nhờ sự tăng cƣờng hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp thủy sản, cải thiện hệ thống kiểm soát chất lƣợng và cung cấp đảm bảo an toàn cho bạn hàng. Ngoài ra, chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của chính phủ đã mang lại một số cải thiện bƣớc đầu về cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản Indonesia. Đặc biệt, Indonesia và một trong những nền kinh tế lớn nhất EU là Pháp đã tăng cƣờng liên kết trong lĩnh vực thủy sản bằng việc kí kết bản ghi nhớ (MoU) hợp tác về chế biến thủy sản, điều này càng thúc đẩy ngành thủy sản Indonesia phát triển hơn nữa.

Đối thủ lớn thứ ba của thủy sản nƣớc ta chính là quốc gia láng giềng Trung Quốc. Là một quốc gia có tự nhiên tƣơng tự nƣớc ta với những con sông chằng chịt và bờ biển dài, đặc biệt là nguồn lao động phong phú bậc nhất, quốc gia hơn 1,5 tỷ dân này đang là một trong những đối thủ mạnh nhất của nƣớc ta. EU là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong những năm qua, đặc biệt là sản phẩm chả cá surimi đƣợc thị trƣờng này khá ƣa chuộng. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp thủy sản của Trung Quốc đều là những doanh nghiệp quy mô lớn, đƣợc cấp phép xuất khẩu sang EU từ những năm 1999. Hơn nữa, nguyên liệu phục vụ cho thị

76

trƣờng này đa phần đều là những nguyên liệu nhập khẩu từ Nga, Alaska, New Zealand…. đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, và hơn hết là khả năng đầu tƣ vốn cao cho việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Cạnh tranh trong kinh doanh là điều không thể nào tránh đƣợc. Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành cần chuẩn bị thật cẩn thận những kĩ năng và điều kiện cần thiết để có thể vừa cạnh tranh lành mạnh, vừa khẳng định tên tuổi của sản phẩm và doanh nghiệp.

5.1.1.3 Đối thủ tiềm ẩn

Bên cạnh những đối thủ mạnh nhƣ hiện tại, hoạt động xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta đang và sẽ bị đe dọa bởi các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác, trong đó một số nƣớc nổi bật nhƣ Philipines, Chile và Ấn Độ. Báo cáo của OECD và FAO đều cho rằng Philippines và Chile sẽ có tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng và xuất khẩu cao hơn Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022.

Phillipine là một quốc đảo với trên 7.000 đảo lớn nhỏ, sở hữu nguồn tài nguyên biển phong phú,và đứng trong tốp những nƣớc sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới. Đƣợc xem là cửa ngõ của Đông Á, Philippine có nhiều sân bay và cảng biển rất thuận lợi cho thƣơng mại, từ lâu, quốc gia này đã đứng trong top những nhà sản xuất thủy sản hàng đầu trên thế giới, nhất là mặt hàng cá ngừ và rong biển. Philippine vừa là bạn hàng của Việt Nam, vừa là đối thủ cạnh tranh của nƣớc ta trên thị trƣờng quốc tế. Khoảng 70% cá ngừ đóng hộp của Philippine đƣợc xuất sang thị trƣờng EU, đây cũng là thị trƣờng chủ yếu của mặt hàng tôm sú. Thời gian qua, các doanh nghiệp thủy sản Phillipines đã và đang tăng cƣờng đầu tƣ các sản phẩm cá ngừ có giá trị cao, tăng cƣờng nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến để gia tăng xuất khẩu vào EU tận dụng những ƣu đãi về thuế quan đƣợc hƣởng đối với mặt hàng cá ngừ đóng hộp.

Chile là một quốc gia có nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú nhờ vị trí ƣu đãi đặc biệt nằm ở Nam Thái Bình Dƣơng, những điều này đã cho phép ngành thủy sản Chile phát triển trong những năm gần đây. Đặc biệt, cá hồi Đại Tây Dƣơng là mặt hàng chủ lực của Chile khi chiếm tới 47% tổng giá trị xuất khẩu của nƣớc. Đây là đối thủ mạnh trong tƣơng lai của nƣớc ta khi mặt hàng cá hồi ở nƣớc ta vẫn chƣa phát triển và nhu cầu về cá hồi ở EU có xu hƣớng tăng. Bên cạnh đó, mặt hàng cua ghẹ xuất khẩu vào Pháp đang tăng đột biến, trong khi cua ghẹ nhập từ các nƣớc khác giảm. Tháng 4/2014, giá trị nhập khẩu cua ghẹ của Pháp từ Chile tăng 196% so với cùng kì, đƣa nƣớc này từ vị trí thứ 8 lên vị trí thứ 4, đe dọa vị trí thứ 3 của nƣớc ta khi xuất khẩu cua ghẹ của nƣớc ta sang Pháp đƣợc dự báo rằng khó có thể khả quan hơn.

77

Trong thời gian qua, Ấn Độ đang dần dần gia nhập vào hàng ngũ những nƣớc xuất khẩu thủy sản lớn. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản đều ghi nhận sự tăng trƣởng trong những năm qua. Theo Cơ quan Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nƣớc này đã vƣợt qua mốc 5 tỷ USD trong năm tài khóa 2013 – 2014. Xuất khẩu tăng 5,98% về lƣợng và tăng hơn 42% về giá trị. Đặc biệt, thị trƣờng EU là nơi nhập khẩu tôm nhiều thứ hai của Ấn Độ chỉ sau Hoa Kì, với sản lƣợng 73.487 tấn chiếm trên 17% trong giai đoạn 2013 – 2014. Với những con số này, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ vào EU đang trên đà phát triển, trong tƣơng lai có thể là đối thủ cạnh tranh mạnh của Việt Nam.

5.1.1.4 Áp lực từ khách hàng

Ngƣời tiêu dùng EU là một trong những khách hàng thông thái và khó tính bậc nhất. Họ có yêu cầu khá cao về sản phẩm mà họ sẽ mua, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và cam kết về môi trƣờng của các doanh nghiệp.

Ngƣời tiêu dùng EU có những tiêu chuẩn cao nhất thế giới về an toàn thực phẩm. RASFF (Hệ thống Cảnh báo nhanh về thực phẩm) là công cụ chủ chốt để phát hiện và loại bỏ mối nguy khỏi thị trƣờng EU. EU thực hiện một chính sách thƣơng mại chung trong toàn khối và áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chất lƣợng…), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp… Các thoả thuận thƣơng mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể đƣợc gắn với các yêu cầu phi thƣơng mại nhƣ bảo vệ môi trƣờng, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền

Một điều quan trọng là thị trƣờng EU là một thị trƣờng gồm nhiều quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đều có sự tiêu dùng khác nhau về thủy sản và những những quy định khác nhau, các yêu cầu riêng cho sản phẩm mà họ sẽ nhập. Chẳng hạn ở Pháp và Italia, Chính phủ áp dụng luật quốc gia khắt khe hơn luật do ủy Ban Châu Âu quy định, ngƣời Tây Ban Nha thích tôm, ngƣời Pháp thích cua ghẹ…Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trƣờng này không những phải đáp ứng yêu cầu chung mà còn phải đáp ứng đƣợc qui tắc riêng của từng quốc gia mà họ xuất khẩu.

5.1.1.5 Sản phẩm thay thế

Hiện nay, các sản phẩm thay thế thủy sản đƣợc ƣa chuộng khá phong phú, đáng chú ý là cá minh thái của Mỹ, cá tuyết Tây Ban Nha và Na Uy, cá hồi Đại Tây Dƣơng, tôm hùm Canada…. Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là các loại cá, tôm nƣớc ngọt, cá ngừ và một số loài nhuyễn thể khác. Tuy nhiên,

78

EU là một khối có dân số động, nhu cầu của EU về thủy sản lại vô cùng phong phú nên các sản phẩm thay thế thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, tình hình đáng báo động là lƣợng cá tra xuất khẩu sang thời gian gần đây khá biến động. Từ tháng 1 đến tháng 6/2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 173,2 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2013. Trong những năm gần đây, xuất khẩu cá tra sang EU liên tục sụt giảm. Năm 2013 xuất khẩu 385,4 triệu USD, giảm 9% so với năm 2012. Năm 2012, xuất khẩu đạt 425 triệu USD, giảm 19% so với 526 triệu USD của năm 2011. Các thị trƣờng nhập khẩu chính cá tra Việt Nam nhƣ Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan cũng đã giảm nhập khẩu trung bình khoảng 14.300 tấn cá tra trong 3 năm qua. Trong khi đó, cá minh thái của Mỹ xuất sang các quốc gia nhƣ Đức, Pháp và Anh lại tăng khá mạnh trong tháng 7 năm 2014, sang Đức tăng 53%, sang Anh tăng từ 23 tấn lên 788 tấn và sang Pháp tăng 297% (so với cùng kì 2013). Xuất khẩu cá hồi và vẹm của Chile sang EU cũng tăng đáng kể. Với mặt hàng cá hồi, giá trị xuất khẩu tăng 147% từ 219 triệu USD năm 2012 lên 541 triệu USD năm 2013, vẹm Chile sang EU tăng 19% từ 114 triệu USD năm 2012 lên 136 triệu USD vào năm 2013. Các sản phẩm chủ yếu của Canada nhƣ tôm hùm, cua hoàng đế, cá tuyết, cá hồi Đại Tây Dƣơng đang tăng trƣởng kim ngạch năm 2013 đạt 372 triệu USD, EU cũng là một trong ba thị trƣờng chính của thủy hải sản Canada bên cạnh Mỹ và Trung Quốc.

Với sự tăng trƣởng của các sản phẩm thay thế nhƣ hiện nay, thủy sản nƣớc ta đang có những mối đe dọa tiềm ẩn cho hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng EU. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản nƣớc ta cần có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, mà trƣớc hết là những thay đổi và nâng cao về chất lƣợng sản phẩm.

79

5.1.2 Mô hình kim cƣơng trong phân tích lợi thế ngành thủy sản nƣớc ta trong hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng EU

Hình 5.2 Mô hình kim cƣơng trong phân tích lợi thế ngành thủy sản trong hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng EU

5.1.2.1 Các điều kiện nhân tố

Nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tƣơng đối ổn định. Nƣớc ta có nguồn lợi thủy sản dồi dào nhờ đƣờng bờ biển dài hơn 3.200 km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 và vùng mặt nƣớc nội địa rộng lớn với hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá, kênh rạch dày đặc.

Trên 4000 đảo, nhiều đảo có vị trí tốt để xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề khai thác xa bờ. 4 ngƣ trƣờng

Chiến lƣợc , cơ cấu và sự cạnh tranh: Các chính sách, các

chiến lƣợc và tái cơ cấu ngành của Chính phủ trong tƣơng lai… Tuy nhiên vấn đề môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc bảo đảm, cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn….

Các điều kiện nhân tố:

Lợi thế về nguồn lợi thủy sản, nguồn lao động, kinh nghiệm sản xuất thủy sản…. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nguyên liệu, nguyên liệu không đạt chất lƣợng vẫn còn….

Các điều kiện về cầu:

Thị trƣờng rộng lớn, ngƣời tiêu dùng có thu nhập cao và nhu cầu lớn về thủy sản… Tuy nhiên ngƣời tiêu dùng đang có xu hƣớng tiêu dùng các

mặt hàng thay thế nhƣ tôm hùm, cá hồi….

Các ngành hỗ trợ: Sự phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 87)