Thị trƣờng chủ yếu trong khối

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 72 - 79)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

4.2.2 Thị trƣờng chủ yếu trong khối

4.2.2.1 Thị trường Đức

Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất trong Liên minh châu Âu, đây cũng là

1.140 1.096 1.137 1.318,3 1.135 1.182 619,4 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hết tháng 6/2014

59

quốc gia có dân số tƣơng đối cao, khoảng trên 82,7 triệu ngƣời (World Population Statistics, 2013), hứa hẹn nhu cầu về thực phẩm lớn, đặc biệt là khi ngƣời Đức đang có xu hƣớng tiêu dùng thủy sản thay cho thịt trong những năm gần đây. Từ khi Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975, đây là một trong những đối tác quan trọng nhất của nƣớc ta tại châu Âu, với kim ngạch xuất khẩu năm 2011 của Việt Nam sang Đức đạt trên 3.366 triệu USD, trong đó hàng thủy sản là một trong năm mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nƣớc ta.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – 2013

Hình 4.13 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Đức giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Thời gian qua, xuất khẩu thủy sản sang Đức sự biến động rõ rệt, tăng giảm không đều. Giai đoạn 2009 - 2010, do chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính từ năm 2008 nên giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Đức biến động nhẹ. Năm 2009, tăng nhƣng không nhiều với mức tăng 2,2% so với năm 2008, đạt kim ngạch 211 triệu USD. Sang năm 2010, con số này đã giảm khoảng 2 triệu USD xuống còn 209 triệu USD so với năm 2009.

Đến cuối năm 2011, xuất khẩu thủy sản nƣớc ta sang Đức đạt 245,5 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kì năm ngoái. Đây cũng là năm có mức tăng trƣởng cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2013. Năm 2012, do khủng hoảng nợ công ở một số nƣớc ảnh hƣởng đến nền kinh tế chung của EU nên hoạt động nhập khẩu thủy sản vào Đức chịu tác động tiêu cực. Năm nay, kim ngạch giảm gần 18% chỉ đạt 201,7 triệu USD. Mức giảm này còn cao hơn cả mức tăng trƣởng vào năm 2011 gần 1%. Đến năm 2013, hoạt động xuất khẩu khả quan trở lại nhƣng chỉ ở mức độ nhẹ khi giá trị xuất khẩu đạt 206,9 triệu USD, tăng gần 2,6%.

206,3 211 209 245,5 201,7 206,9 112,8 0 50 100 150 200 250 300 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 6/2014

60

Tính đến hết tháng 6 năm 2014, xuất khẩu thủy sản sang Đức khởi sắc khi kim ngạch đạt 112,8 triệu USD, tăng gần 30% so với cùng kì năm 2013.

Mặt hàng tôm là mặt hàng đƣợc ƣa chuộng nhất ở Đức, mức tiêu thụ trung bình đạt 1,4kg/ngƣời/năm. Trong những năm qua, Đức là nhà nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối EU và là thị trƣờng tiêu thụ tôm đơn lẻ lớn thứ 6 của Việt Nam. Năm 2011, giá trị xuất khẩu tôm sang Đức, tăng 12%, trong đó tôm đông lạnh chiếm 50%, tiếp theo là tôm chế biến 47% và tôm ƣớp lạnh chiếm 3% còn lại. Năm 2012, giá trị các mặt hàng tôm bằng 40% tổng giá trị các mặt hàng thủy sản Việt Nam sang Đức, tuy nhiên năm nay giá trị xuất khẩu giảm 27,8%, đạt 81,6 triệu USD. Những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong tốp ba nƣớc cung cấp tôm nguyên liệu đông lạnh chủ yếu cho thị trƣờng này

4.2.2.2 Thị trường Tây Ban Nha

Trong khối EU, bên cạnh Đức, Tây Ban Nha cũng là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Với dân số vào khoảng 46,9 triệu ngƣời (World Population Statistics 2013) và mức tiêu thụ trung bình 26,5kg/ngƣời/năm, Tây Ban Nha là quốc gia tiêu thụ thủy hải sản nhiều nhất EU.

Tây Ban Nha là một trong những quốc gia thành viên EU có quan hệ thƣơng mai đạt tốc độ tăng trƣởng với nƣớc ta ở mức cao. Năm 2012, quốc gia này là thị trƣờng lớn thứ 6 của Việt Nam trong khối EU, trong đó thủy sản là một trong bốn mặt hàng xuất khẩu sang Tây Ban Nha nhiều nhất.

Những năm qua, tuy Tây Ban Nha là một trong những quốc gia nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất tại EU nhƣng trong ba năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu thủy sản lại có xu hƣớng giảm. Lý do chủ yếu là những cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 2009, cũng nhƣ nhiều quốc gia EU khác, Tây Ban Nha chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nên hoạt động nhập khẩu của nƣớc này ít nhiều bị ảnh hƣởng. Năm nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 153,6 triệu USD, giảm gần 2% (khoảng 2,5 triệu USD) với năm 2008. Bƣớc sang năm 2010, nền kinh tế các nƣớc EU trong đó có Tây Ban Nha dần dần đƣợc phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu khôi phục tăng trƣởng trở lại, xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng này tăng hơn 9%, đạt 167,7 triệu USD.

61 156,1 153,6 167,7 163,7 132 119,4 69,7 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 6/2014

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Hình 4.14 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Tây Ban Nha giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Năm 2011 là năm bắt đầu cho sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Tây Ban Nha trong ba năm trở lại đây. Năm nay, giá trị xuất khẩu giảm 2,4% so với năm 2010, đạt 163,7 triệu USD. Bƣớc sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2008 – 2014, kim ngạch chỉ đạt 132 triệu USD, giảm đến 19,7%. Tình hình nợ công cao nhất trong vòng 19 năm trở lại đây vào năm 2013 đã tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng này, năm nay kim ngạch tiếp tục sụt giảm với mức 9,5%, chỉ đạt 119,4 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu thủy sản sang Tây Ban Nha tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái đạt 69,7 triệu USD, trong khi đó con số này vào cùng kỳ năm 2013 là 60,9 triệu USD, tăng 14,7% do kinh tế Tây Ban Nha đang dần dần phục hồi vào nửa đầu năm nay.

Thủy sản tƣơi vẫn là mặt hàng đƣợc tiêu thụ nhiều nhất tại Tây Ban Nha, chiếm 7% chi tiêu cho thủy sản so với thủy sản đóng hộp (2,1%), thủy sản đông lạnh (1,6%). Năm 2013, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở Tây Ban Nha giảm về khối lƣợng bán ra tuy nhiên giảm ít hơn các thực phẩm khác nhƣ thịt, hoa quả và rau.Hiện nay, Tây Ban Nha là thị trƣờng nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU. Trong hai quý đầu năm 2014, nƣớc ta đã xuất sang thị trƣờng này 16.313 tấn cá da trơn.

62

4.2.2.3 Thị trường Hà Lan, Ý

Bên cạnh Đức và Tây Ban Nha thì hai thị trƣờng Hà Lan và Ý cũng là những thị trƣờng có giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam khá cao ở EU.

Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Hà Lan và Ý giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Đơn vị: triệu USD

Năm Hà Lan Ý 2008 140,7 158 2009 118,3 134 2010 131 115,1 2011 158,6 187 2012 134,9 149 2013 125,2 139,7 Hết tháng 6/2014 99,8 70,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Nhìn chung, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang hai thị trƣờng Ý và Hà Lan trong giai đoạn 2008 – 2013 có nét khá giống với Tây Ban Nha, đó là trong ba năm trở lại đây đều có xu hƣớng giảm ở cả hai thị trƣờng.

Đối với thị trƣờng Hà Lan, tuy dân số chỉ khoảng 16,8 triệu ngƣời (2013) nhƣng quốc gia này vẫn có mức tiêu thụ thủy sản khá cao. Năm 2011 là năm tăng trƣởng mạnh nhất của hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng này với mức tăng trƣởng gần 21%, đạt 158,6 triệu USD. Trƣớc đó, năm 2010 mức tăng trƣởng về giá trị chỉ là 10,7% với kim ngạch xuất khẩu đạt 131 triệu USD sau khi sụt giảm mạnh vào năm 2009 (chỉ đạt 118,3 triệu USD, giảm gần 16% so với năm 2008). Bƣớc sang năm 2012, nền kinh tế Hà Lan tiếp tục ảm đạm đã ảnh hƣởng phần nào đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nƣớc này. Năm nay, kim ngạch xuất khẩu vào Hà Lan tiếp tục sụt giảm, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 134,9 triệu USD, giảm 3% về giá trị so với năm trƣớc. Sang năm 2013, kim ngạch tiếp tục giảm tƣơng đối với mức giảm gần 7,2%, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 125,5 triệu USD.

Tại thị trƣờng Hà Lan, cá ngừ là mặt hàng đƣợc ƣa chuộng nhất, với mức tăng trƣởng bình quân 64%/năm. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng hàng thứ

63

hai trong số những nƣớc đang phát triển xuất khẩu cá ngừ sang Hà Lan, chiếm 13% lƣợng cá ngừ nhập khẩu vào nƣớc này.

Ý là một trong những quốc gia đông dân nhất ở Liên minh châu Âu, với dân số khoảng 61,3 triệu ngƣời (World Population Statistics, 2013) và là một trong những quốc gia có thu nhập cao nhất khối. Dân số cao nhƣng sản xuất trong nƣớc không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và những năm gần đây nƣớc này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thủy sản nhập khẩu, đây là một điều kiện giúp thủy sản Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trƣờng này.

Sáu năm trở lại đây, Ý đã trở thành nhà nhập khẩu thủy sản đáng kể của Việt Nam với kim ngạch trung bình khoảng 147 triệu USD. Cũng giống nhƣ thị trƣờng Tây Ban Nha và Hà Lan, trong giai đoạn 2008 – 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta vào Ý tăng mạnh nhất vào năm 2011, và giảm tƣơng đối trong vòng ba năm gần đây. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 187 triệu USD, tăng đến 62% so với năm 2010 mặc dù tình trạng suy thoái ở quốc gia này vẫn còn nghiêm trọng. Trƣớc đó năm 2010, giá trị chỉ đạt 115,1 triệu USD, giảm từ 158 triệu USD vào năm 2008, trong khi đó con số này vào năm 2009 là 134 triệu USD (giảm 15% so với năm 2008). Giai đoạn 2012 – 2013, kim ngạch tiếp tục giảm rõ rệt, từ 187 triệu USD vào năm 2011 xuống còn 149 triệu USD vào năm 2012, giảm 20,3%; con số này vào năm 2013 chỉ đạt 139,7 triệu USD, giảm gần 10 triệu USD.

Italia có truyền thống tiêu thụ nhuyễn thể chân đầu và hai mảnh vỏ nhiều nhất EU, đặc biệt là mực và bạch tuộc. Hai mặt hàng thủy sản lớn tiếp theo ở thị trƣờng này theo thứ tự là cá tra phi lê và tôm đông lạnh

4.2.2.4 Thị trường Bỉ và Pháp

Bên cạnh 4 thị trƣờng chủ lực là Đức, Tây Ban Nha, Ý và Hà Lan thì Bỉ và Pháp cũng là hai thị trƣờng đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tƣơng lai.

64

Bảng 4.5 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Bỉ và Pháp giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Đơn vị: triệu USD, %

Năm Bỉ Pháp Kim ngạch (triệu USD) So với cùng kì năm trƣớc (%) Kim ngạch (triệu USD) So với cùng kì năm trƣớc (%) 2008 107 124,4 91,7 144,2 2009 107,9 100 83,3 90,8 2010 111,8 100,3 121,6 145,9 2011 119 100,6 131,7 108,3 2012 91 76,4 117,3 89,1 2013 108,6 119,3 120,3 102,5 Hết tháng 6/2014 68 133,3 63,7 151,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Từ năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ đạt trung bình 107,5 triệu USD, trong đó tôm là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ hai là cá tra với tỷ trọng 23%, cá ngừ và bạch tuộc đứng thứ ba và thứ tƣ với tỷ trọng lần lƣợt là 7% và 3%. Trong giai đoạn 2008 – 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng này không ổn định, giá trị cao nhất đạt 111,8 triệu USD vào năm 2011 và thấp nhất là 91 triệu USD vào năm 2012. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng này tăng nhẹ khoảng 19,3%, đạt giá trị 108,6 triệu USD. Sang 6 tháng đầu năm 2013, con số này đạt 63,7 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng bình quân 30%-40%, thị trƣờng hơn 11 triệu dân này sẽ là cơ hội mở rộng thị trƣờng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong tƣơng lai.

Cũng giống nhƣ thị trƣờng Bỉ, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta vào thị trƣờng Pháp đạt mức cao nhất vẫn là vào năm 2011, giảm vào năm 2012 và bắt đầu tăng trƣởng trở lại vào năm 2013. Tuy nhiên mức tăng trƣởng cao nhất là vào năm 2010 khi kim ngạch đạt 121,6 triệu USD, tăng gần 50% so với năm trƣớc. Năm 2011, tuy giá trị xuất khẩu ở mức cao nhất, đạt 131,7 triệu USD nhƣng tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 8,3%. Năm 2012, kinh tế Pháp tăng trƣởng ở

65

mức gần nhƣ 0% đã ảnh hƣởng đến xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta. Năm nay, giá trị xuất khẩu đạt 117,3 triệu USD, giảm hơn 10% so với năm trƣớc. Đến năm 2013, xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta sang Pháp có sự khởi sắc khi kinh tế nƣớc này bắt đầu tăng trƣởng nhẹ trở lại. Với tốc độ tăng trƣởng 2,5%, năm nay kim ngạch đạt 120,3 triệu USD. Đến hết quý 2 năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang hai thị trƣờng này có mức khởi sắc khi kim ngạch của cả hai đều tăng so với cùng kì năm 2013, với mức tăng lần lƣợt là Bỉ tăng 33% và Pháp tăng hơn 50%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thủy sản Việt Nam tại Bỉ và Pháp với cơ hội tăng trƣởng cao vào cuối năm 2014.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)