TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 44)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

3.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU

3.2.1 Thị trƣờng EU

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, EU là một tổ chức phát triển nhất về kinh tế cũng nhƣ khoa học kỹ thuật. Liên minh châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế và khoa học kỹ thuật lớn của thế giới bên cạnh Mỹ và Nhật Bản. Trong số 7 nƣớc công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới thì đã có 4 nƣớc thuộc EU (Đức, Pháp, Anh, Ý). Đây là một nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới với GDP năm 2013 trên 17.000 tỷ USD, chiếm khoảng 27% tổng GDP toàn thế giới, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 33.000 USD/ngƣời/năm, về mặt thƣơng mại, khu vực này chiếm tới một phần năm thƣơng mại toàn thế giới. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới tính bằng doanh thu theo tạp chí Fortune Global 500 năm 2010, có đến 161 công ty có trụ sở chính tại EU. Bên cạnh đó, EU đã thiết lập một thị trƣờng đơn lẻ trên lãnh thổ của mình bằng việc 18 quốc gia thành viên tham gia một liên minh tiền tệ đƣợc gọi là khu vực đồng euro hay còn đƣợc gọi là eurozone, sử dụng đồng euro nhƣ một đơn vị tiền tệ duy nhất.

Mặc dù còn nhiều vấn đề bất đồng giữa các nƣớc trong khối và những khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo EU và sự hợp tác chặt chẽ của nhiều quốc gia thành viên trong các chính sách kinh tế - tài chính, phân phối lại vấn đề vốn để giúp đỡ các nƣớc chậm phát triển hay nợ công trong khối đã ổn định phần nào tình hình trong khối. Trong tƣơng lai, với những nỗ lực hơn nữa của chính mình, EU sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, một thị trƣờng ổn định và phát triển hàng đầu thế giới.

Là một trong ba thị trƣờng lớn về tiêu thụ thủy sản, Liên minh châu Âu là thị trƣờng có nhu cầu về thủy hải sản lớn, nhƣng khu vực này khả năng tự cung thủy hải sản khá thấp. Tiêu thụ thủy sản tại EU luôn tăng và luôn cao hơn khả năng sản xuất của các nƣớc thành viên trong khối. Theo thống kê, EU phụ thuộc

31

vào nhập khẩu thủy sản đến 65%, đặc biệt là thịt cá trắng với mức độ phụ thuộc đến 90%. Mức tiêu thụ thủy sản của EU khá ổn định, trung bình gần 22kg/ngƣời/năm và mức nhập khẩu thủy sản tăng trong hơn 5 năm qua. Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Ý là những nƣớc tiêu thủ lớn nhất khối, chiếm gần 50% lƣợng tiêu thụ toàn khối.

Ngƣời tiêu dùng EU khá ƣa chuộng ba mặt hàng cá ngừ, cá hồi và tôm. Tuy nhiên thời gian gần đây họ đang dần quan tâm đến một số loài thủy sản đƣợc nuôi trồng nhƣ cá tra, cá rô sông Nile hay các loài nhƣ cá hồi và một số loài nhuyễn thể… Về phân phối, các đối tác kinh doanh chính bao gồm các đại lý, các doanh nghiệp chế biến và các nhà nhập khẩu. Siêu thị, kho hàng tiện dụng, các nhà hàng, khách sạn và chợ là các kênh bán lẻ quan trọng nhất. Ngƣời tiêu dùng EU khá khắt khe trong việc nhập khẩu và tiêu dùng thực phẩm, bao gồm thủy sản. Các yêu cầu gắt gao nhất là về chất lƣợng sản phẩm, đóng gói, qui cách bao bì, dƣ lƣợng thuốc hóa học và nhất là các cam kết về môi trƣờng và xã hội mà nhà sản xuất phải đảm bảo. Và một điều quan trọng cần ghi nhớ đó là EU là một khối gồm nhiều thành viên, khi xuất khẩu vào thị trƣờng này có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ phải đáp ứng yêu cầu chung của EU mà còn phải đảm bảo qui định của từng quốc gia một mà mình nhắm đến. EU là một thị trƣờng vô cùng tiềm năng, đƣợc dự báo tăng trƣởng cả về sản lƣợng lẫn giá trị tiêu dùng thủy sản do thƣơng mại trong khối tăng và thị hiếu tiêu dùng hải sản phát triển, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sẵn. Nếu hải sản đƣợc chế biến tiện lợi hơn và ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣớng dẫn cách nấu thì xuất khẩu hải sản có thể sẽ tăng. Những khía cạnh tích cực về mặt sức khoẻ của hải sản có thể là một động lực khuyến khích ngƣời tiêu dùng mua hải sản. Việc nhấn mạnh tới những khía cạnh này có thể khiến nhiều ngƣời tiêu dùng chấp nhận mua hải sản hơn. Nắm bắt đƣợc tƣơng đối về thị trƣờng EU, thủy sản Việt Nam sẽ có thể tìm con đƣờng đi đúng hƣớng cho chính mình.

3.2.2 Một số quy định của EU dành cho hoạt động nhập khẩu thủy sản

Liên minh châu Âu – EU là một thị trƣờng khắt khe nhất thế giới. Đây là một khối có yêu cầu vô cùng cao đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm. EU có hàng loạt các yêu cầu, tiêu chuẩn và qui định đối với hàng thực phẩm nhập khẩu vào khối, đặc biệt là hàng thủy sản. Một số quy định chủ yếu của EU:

-Tất cả các sản phẩm thủy sản nhập từ nƣớc thứ ba không phải thành viên EU phải đƣợc sơ chế, chế biến, đóng gói và lƣu kho ở các cơ sở sản xuất đƣợc công nhận bởi cơ quan chức năng đƣợc EU thừa nhận ở nƣớc đó.

-Việc nhập khẩu thủy sản vào EU phải có chứng nhận kiểm dịch. Chứng nhận này liệt kê điều kiện và kết quả kiểm tra vệ sinh trƣớc khi sản phẩm đƣợc phép đƣa vào thị trƣờng EU. Chứng nhận kiểm dịch cần đƣợc viết bằng ngôn ngữ chính thống của nƣớc đó và nếu cần viết bằng ngôn ngữ nƣớc đến.

32

-Qui định của Ủy ban châu Âu EC số 466/2001 đƣa ra mức độ tối đa cho phép đối với một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm. Chỉ thị 96/22/EEC cấm sử dụng một số chất nhất định có chứa hooc-môn và một số hoạt chất trong các sản phẩm nuôi. Qui định 2377/90 đăt ra mức độ tồn dƣ tối đa đối với các sản phẩm thuốc thú y.

-Chỉ thị khung 89/109EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, chỉ thị 2002/72/EC về vật liệu đóng gói bằng nhựa, chỉ thị 93/10/EEC về giấy bong kính tái tạo lại và chỉ thị 78/142/EEC về hoạt chất monomer vinyl chloride.

-Qui định 97/493/EEC và 91/492/EEC về các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tƣơi và độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa bao gồm các vi sinh vật gây bệnh, dƣ lƣợng hóa chất, chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

-Qui định 94/356/EEC về giám sát sản xuất và chế biến thủy sản tại các công ty chế biến thủy sản. Các cong ty này phải tổ chức giám sát hoạt động của mình phù hợp với qui định HACCP.

-Qui định số 1169/2011 về thông tin thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Qui định 853/2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Bên cạnh đó là hàng loạt các chứng chỉ tự nguyện nhƣ Safe Harbor, Global GAP, Aquaculture Stewardship Coucil, Seafood for the Future, IFS, BRC, ISO 22000/14000…. Một qui định khá quan trọng là qui định IUU, theo quy định IUU, các lô hàng thủy sản khi xuất khẩu vào thị trƣờng EU phải có thông tin về tàu khai thác, tên chủ tàu, phƣơng tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lƣợng, giấy báo chuyển hàng trên biển… nhằm quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác biển của các nƣớc; bảo vệ đàn cá lớn, cá di cƣ từ biển này sang biển khác; bảo vệ môi trƣờng biển. Nắm vững đƣợc các qui định này, các doanh nghiệp thủy sản sẽ giảm bớt đƣợc phần nào khó khăn khi xuất khẩu sang EU.

3.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 trình bày đƣợc hai nội dung chính là giới thiệu chung về ngành thủy sản Việt Nam và tổng quan về thị trƣờng EU.Chƣơng này đã đề cập khái quát về sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam và vai trò của ngành đối với đất nƣớc. Bên cạnh đó, chƣơng 3 cũng đã phân tích về nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU thời gian qua và xu hƣớng tiêu dùng trong tƣơng lai, đồng thời khái quát những tiêu chuẩn, qui định đối với mặt hàng thủy sản vào EU. Đây chính là những nền tảng cho việc nghiên cứu các chiến lƣợc phù hợp cho thủy sản Việt Nam tại thị trƣờng này.

34

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU TỪ NĂM 2008 – THÁNG 6/2014

4.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN THÁNG 6/2014

4.1.1 Tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam từ 2008 đến tháng 6/2014

4.1.1.1 Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản đã có từ rất lâu nhờ vào tiềm năng thủy sản to lớn mà thiên nhiên mang lại cho Việt Nam. Với đƣờng bờ biển dài hơn 3.200 km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2

và vùng mặt nƣớc nội địa rộng hơn 1 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Mặt nƣớc thuộc chủ quyền Việt Nam ƣớc tính có xấp xỉ 2.000 loài thủy sản, trong đó có 130 loài có giá trị thƣơng mại cao, 30 loài thƣờng xuyên đƣợc đánh bắt với trữ lƣợng 4,2 triệu tấn, khả năng đánh bắt là 1,7 triệu tấn/năm. Giáp xác có 1.640 loài, quan trọng nhất là các loài trong họ tôm với khả năng khai thác trung bình 55.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản nội địa nhờ vào 1,7 triệu ha thủy vực nội địa cũng là nguồn cung thủy sản dồi dào với hơn 544 loài cá nƣớc ngọt, 186 loài cá nƣớc lợ mặn và 55 loài giáp xác. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động khai thác ngày càng phát triển năng động.

Những năm qua, sản lƣợng khai thác thủy sản không ngừng tăng trƣởng đều, nhờ vào nguồn lợi phong phú cùng với các chủ trƣởng đúng đắn kịp thời của Đảng và Nhà nƣớc. Từ năm 2008 đến nay, khai thác các loại thủy sản có sự khởi sắc đáng phấn khởi, lƣợng cá, tôm tăng đều, các loại thủy sản khác chỉ có biến động nhỏ năm 2011 còn các năm khác tăng nhẹ. Sản lƣợng thuỷ sản khai thác năm 2009 đạt 2.280,5 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trƣớc (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó khai thác biển đạt 2.086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Khai thác biển tăng cao là do các loại cá cơm, các trác, cá hố, các nục, cá ngừ xuất hiện trên ngƣ trƣờng với mật độ cao và thời gian kéo dài.

Năm 2010, sản lƣợng khai thác đạt 2.414,4 nghìn tấn, trong đó khai thác biển đạt 2.226,6 nghìn tấn. Đặc biệt sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng năm nay tăng cao, trong đó Phú Yên đạt 5 nghìn tấn, tăng 13,6% so với năm 2009; Bình Định 4 nghìn tấn, tăng 5,3%; Khánh Hòa 3,5 nghìn tấn, tăng 9%. Sản lƣợng thuỷ sản khai thác biển tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận và nhờ chính sách của Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣ dân mua và đóng mới tàu công suất lớn làm tăng năng lực khai thác. Số tàu khai

35

thác biển có động cơ khoảng 130 nghìn chiếc, tăng 3,2% so với năm trƣớc; tổng công suất các tàu tăng 8,4%; số tàu trên 90CV đạt 18 nghìn chiếc với tổng công suất tăng 9%.

Sản lƣợng thuỷ sản khai thác năm 2011 ƣớc tính đạt 2.514,3 nghìn tấn, tăng 4,14% so với năm trƣớc, bao gồm: Khai thác biển đạt 2.300 nghìn tấn, tăng 3,6%; khai thác nội địa đạt 202,5 nghìn tấn, tăng 4,2%. Đặc biệt sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng năm nay tăng cao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010, trong đó Phú Yên đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 13,8%; Bình Định 4,7 nghìn tấn, tăng 17,6%. Sản lƣợng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2.622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2.418 nghìn tấn, tăng 4,8%. Một số nghề đạt sản lƣợng khá là nghề cào, nghề lƣới vây ánh sáng, nghề câu mực, đặc biệt là nghề câu cá lớn nhƣ cá ngừ. Sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng năm 2012 đạt 18 nghìn tấn, tăng 38% so với năm 2011. Một số địa phƣơng có sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng khai thác đạt khá trong năm là: Phú Yên 6.100 tấn, tăng 8% so với năm 2011; Bình Định 8.389 tấn, tăng 78,7%, Khánh Hòa 3.500 tấn, tăng 29,7%.

Biến động bất lợi của thời tiết cùng với sự bất ổn của giá xăng dầu làm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản năm 2013. Tuy nhiên, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan nên sản lƣợng thủy sản khai thác năm nay vẫn tăng, đạt 2.708,6 nghìn tấn, tăng 3,3% so với năm trƣớc, trong đó khai thác biển đạt 2.519 nghìn tấn, tăng 3,5%. Sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng có xu hƣớng giảm nhiều, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15% so với năm 2012 do ảnh hƣởng của việc sụt giảm giá trên thị trƣờng so với năm trƣớc. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014 do thời tiết thời gain này tƣơng đối thuận lợi cho hoạt động khai thác sản lƣợng khai thác đạt 1.339,8 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó sản lƣợng khai thác biển đạt 1.328,7 nghìn tấn, tăng 5,6%, trong đó sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng đạt 10,4 nghìn tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó Bình Định đạt 5,7 nghìn tấn, giảm 12,3%; Phú Yên 3,2 nghìn tấn, giảm 22,1%; Khánh Hòa 1,5 nghìn tấn, giảm 21%.

36

Bảng 4.1 Sản lƣợng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Cá Tôm Thủy sản khác Tổng cộng

2008 1.605,7 113,4 417,3 2.136,4 2009 1.708,1 130,1 442,3 2.280,5 2010 1.735 142,8 536,6 2.414,4 2011 1.868,8 152,2 493,3 2.514,3 2012 1.940,7 156,2 525,3 2.622,2 2013 1.993,1 159,1 556,4 2.708,6 Hết tháng 6/2014 988 77,2 274,6 1.339,8 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Trong thời gian qua, hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam có nhiều thành tựu nhƣng vẫn còn một số khó khăn tồn tại. Thời tiển biển những năm gần đây diễn biến phức tạp, tình hình mƣa bão ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động đánh trên biển. Thêm vào đó, tàu thuyền và ngƣ cụ còn thô sơ, giá nhiên liệu biến động bất thƣờng cũng ảnh hƣởng đến khả năng đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách và biện pháp kịp thời để khuyến khích ngƣ dân đánh bắt xa bờ, an tâm bám biển. các địa phƣơng tổ chức khai thác theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm đƣợc chi phí nên sản lƣợng thuỷ sản khai thác biển tăng khá. Mô hình này đang đƣợc các địa phƣơng khuyến khích nhân rộng. Hiện nay tàu thuyền đánh bắt tập trung chủ yếu vào khai thác có chọn lọc các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tiền xăng dầu, tiền mua mới, đóng mới và thay máy tàu đã khuyến khích ngƣ dân tăng cƣờng bám biển, tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra, dịch vụ nghề cá đƣợc cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày đánh bắt trên biển.

4.1.1.2 Nuôi trồng thủy sản

Dân số thế giới tăng nhanh, nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm ngày càng nhiều. Tuy Việt Nam có lợi thế về nguồn lợi thủy sản phong phú, nhƣng vẫn

37

không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung cho thủy sản Việt Nam.

Bảng 4.2 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Cá Tôm Thủy sản khác Tổng cộng

2008 1.863,3 388,4 213,9 2.465,6 2009 1.962,6 419,4 207,8 2.589,8 2010 2.101,6 449,7 177,1 2.728,4 2011 2.255,6 478,7 198,8 2.933,1 2012 2.402,2 473,9 234,6 3.110,7

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)