5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):
5.4 TÓM TẮT CHƢƠNG 5
Chƣơng 5 trình bày hai nội dung chính là cơ sở đề xuất giải pháp và trình bày những giải pháp thực thi nhất. Thông qua quá trình phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim cƣơng của Michael E.Porter, đồng thời sử dụng ma trận SWOT, đề tài đã sử dụng hai nhóm chiến lƣợc chính là nhóm chiến lƣợc về môi trƣờng và chiến lƣợc sản phẩm. Ngoài ra các chiến lƣợc kết hợp và chiến lƣợc hội nhập về phía sau cũng đƣợc sử dụng. Các giải pháp chủ yếu đƣợc đề nghị bao gồm phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm hiện có, quản lý nguồn nguyên liệu và tăng cƣờng quảng bá sản phẩm tại thị trƣờng EU.
99
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích có thể thấy đƣợc rằng, qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành thủy sản đã đƣợc những thành tựu to lớn, bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu thủy sản đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, nổi bật nhất là xuất khẩu sang thị trƣờng Liên minh Châu Âu – EU.
Với mối quan hệ đối tác thƣơng mại từ lâu, việc trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và EU ngày càng thuận lợi và phát triển, đặc biệt là mặt hàng thủy sản. Trong thời gian qua, EU luôn giữ vững vị trí top ba thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Trong quá trình phát triển, hoạt động xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta sang thị trƣờng hơn 500 triệu dân này đã có những thành công trên nhiều phƣơng diện, đặc biệt là sự tăng trƣởng về sản lƣợng và giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng EU những năm gần đây luôn đạt trên 1 tỷ USD, và dù có thời gian biến động khiến EU tụt xuống vị trí thứ hai sau Mỹ về nhập khẩu thủy sản Việt Nam, thì vẫn không thể phủ nhận rằng đây là một thị trƣờng vô cùng năng động và hiện đại, còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp thủy sản nƣớc ta thâm nhập khai thác trong tƣơng lai.
Tuy nhiên, song song bên cạnh những thành công thì hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. Trƣớc tiên là thách thức ở thị trƣờng này, một thị trƣờng đƣợc cho là gắt gao và khó tính. Các trở ngại chủ yếu vẫn là các vấn đề xoay quanh chất lƣợng sản phẩm, giá bán và khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn gắt gao của EU. Bên cạnh đó là trở ngại trong nƣớc khi nguồn cung thủy sản gần đây dƣờng nhƣ không đáp ứng đủ không chỉ về lƣợng mà còn về cả chất. Nguồn nguyên liệu không đảm bảo đƣợc chất lƣợng, nhiều nguồn dƣ lƣợng các chất cấm còn cao, tình hình dịch bệnh phức tạp; ngoài ra doanh nghiệp Việt Nam còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cũng là những vấn đề nan giải trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Tóm lại, sau khi phân tích thực trạng xuất khẩu và các lợi thế mà nƣớc ta đang sở hữu, dễ dàng thấy đƣợc những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động này để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa mặt hàng thủy sản sang thị trƣờng Liên minh Châu Âu.
100
6.2 KIẾN NGHỊ
Từ quá trình phân tích có thể thấy rằng, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU, Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp nhằm tận dụng những lợi thế và khắc phục những khó khăn.
Chính phủ cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo nguồn gốc và chất lƣợng cho nguồn cung cấp nguyên liệu. Đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến chất lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp xuất sang EU.
Có những chính sách phù hợp trong việc quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam tại EU. Việc quảng bá hình ảnh thủy sản Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết nhằm cải thiện cái nhìn của ngƣời tiêu dùng EU đối với thủy sản nƣớc ta. Kênh quảng bá tại EU rât đa dạng, qua kênh phân phối, các Hội chợ xúc tiến thƣơng mại...
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản củng các Ban, ngành liên quan cần chủ động trong việc cập nhật thông tin mới nhất, hỗ trợ tốt nhất về thông tin thị trƣờng, giá cả, nhu cầu.... nhằm giúp các doanh nghiệp thủy sản có thể nắm bắt kịp thời tình hình để có thể đƣa ra những quyết định chính xác
Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc vƣợt mọi rào cản, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định mà EU đề ra, tìm kiếm cơ hội hợp tác và chiến lƣợc thích hợp nhằm thâm nhập sâu hơn thị trƣờng EU, bên cạnh những thị trƣờng chủ yếu là những thị trƣờng tiềm năng với cơ hội kinh doanh rộng mở.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU nói riêng đang trên đà phát triển và ngày càng trƣởng thành. Những giải pháp phù hợp sẽ thúc đẩy hơn nữa tình hỉnh xuất khẩu, góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2009. Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành
chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ theo phương pháp PACA. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Dƣơng Hoàng Vũ, 2012. Luận văn thạc sĩ: Định hướng phát triển
ngành hàng cá tra xuất khẩu ĐBSCL từ nay đến 2020. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
3. Huỳnh Trƣờng Huy và cộng sự, 2009. Phân tích lợi thế cạnh tranh nghề
dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
4. The Asia Foundation, 2011. Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ở Việt Nam. Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hải Anh và cộng sự, 2011. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trƣờng Đại học Cần Thơ
6. Lý Văn Thảo, 2013. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với một
số doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
7. Michael E.Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ.
8. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Trƣờng Đại học Cần Thơ 9. Quan Minh Nhựt, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương. Trƣờng Đại
học Cần Thơ.
10. Trang web Cộng đồng châu Âu:
www.ec.europa.eu
11. FAO Globefish:
www.globefish.org
12. Trang web Tổng cục thống kê:
www.gso.gov.vn
13. Trang web Tổng cục Hải quan Việt Nam
www.customs.gov.vn
14. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP
www.vasep.com.vn
15. Hội Nông dân Việt Nam:
102
16. Trang web của Cục xúc tiến thƣơng mại: www.vietrade.gov.vn
17. Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thƣơng:
www.moit.gov.vn
18. Thông tấn xã Việt Nam
www.vnanet.vn
19. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp: www.mard.gov.vn
20. Trang tông tin thị trƣờng hàng hóa Việt Nam:
www.vinanet.com.vn
21. Báo điện tử Nhân Dân:
www.nhandan.org.vn
22. World Population Statistics