CHIẾN LƢỢC TRONG KINH DOANH

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 32)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

2.2 CHIẾN LƢỢC TRONG KINH DOANH

2.2.1 Chiến lƣợc là gì

Theo Gerry Johnson và Kevan Scholes, chiến lƣợc là việc xác định định hƣớng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, tổ chức đạt đƣợc lợi

5,5 7,1 9,1 10,9 9,4 11,4 16,5 20,3 2,6 3,1 5,1 5,5 5,8 6,4 7,7 8,8 2,9 4 4 5,4 3,6 5 8,8 11,5 0 5 10 15 20 25 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

19

thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trƣờng nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức, chiến lƣợc đƣợc hình thành để trả lời các câu hỏi về định hƣớng của doanh nghiệp, về thị trƣờng, phạm vi hoạt động, lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ, về nguồn lực và môi trƣờng tác động đến doanh nghiệp.

Theo Michael E.Porter, chiến lƣợc đƣợc định nghĩa là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của công ty. Sự thành công của chiến lƣợc chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng một cách có hiệu quả. Theo định nghĩa này, chiến lƣợc là việc tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, xây dựng đƣợc lợi thế cạnh tranh và chiến lƣợc chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất.

2.2.2 Các chiến lƣợc chủ yếu

2.2.2.1 Chiến lược kết hợp:

Chiến lƣợc kết hợp hay thƣờng đƣợc gọi là chiến lƣợc phát triển hội nhập, là các chiến lƣợc phát triển dựa trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối quan hệ liên kết với các nhà cung cấp, các nhà trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm hoặc đối thủ cạnh tranh. Chiến lƣợc hội nhập thƣờng đƣợc triển khai theo ba hƣớng:

- Hội nhập dọc về phía trƣớc: là chiến lƣợc mà theo đó doanh nghiệp tìm sự tăng trƣởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với những trung gian phân phối và nhà tiêu thụ.

- Hội nhập dọc về phía sau là chiến lƣợc mà theo đó doanh nghiệp tìm sự tăng trƣởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng cƣờng kiểm soát đối với các nguồn cung ứng nguyên liệu

- Hội nhập theo chiều ngang là chiến lƣợc mà theo đó doanh nghiệp hƣớng đến sự liên kết ngang hoặc sự tăng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh.

2.2.2.2 Chiến lược thâm nhập và chiến lược phát triển thị trường

Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng : là kiểu chiến lƣợc tìm cách tăng trƣởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trƣờng hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện đại. Chiến lƣợc này đòi hỏi doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về marketing nhƣ chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua của khách hàng hiện có và tăng thêm khách hàng mới.

Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng là kiểu chiến lƣợc tìm cách tăng trƣởng bằng con đƣờng thâm nhập vào các thị trƣờng mới để tiêu thụ các sản phẩm hiện

20

đang sản xuất tại doanh nghiệp. Hƣớng chiến lƣợc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống kênh phân phối năng động và hiệu quả, đặc biệt là phải có đầy đủ nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động này nhƣ vốn, nhân lực, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng mới.

2.2.2.3 Chiến lược phát triển và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm là chiến lƣợc thúc đẩy tăng trƣởng của công ty dựa vào việc giới thiệu các sản phẩm mới do doanh nghiệp tự sản xuất hay sản phẩm đƣợc sản xuất theo hợp đồng. Yếu tố R&D mạnh là yếu tố hàng đầu các doanh nghiệp cần có để tiến hành chiến lƣợc này.

Chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm là chiến lƣợc nhằm cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Các dạng đa dạng hóa chủ yếu gồm:

- Đa dạng hóa theo đồng tâm: đây là kiểu bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan, đặc biệt là liên quan đến công nghệ sản xuất và hệ thống marketing hiên có của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa ngang: là kiểu phát triển những sản phẩm mới hoàn toàn nhƣng vẫn phục vụ cho khách hàng hiện tại và vẫn cùng lĩnh vực kinh doanh và hệ thống marketing hiện có.

- Đa dạng hóa hỗn hợp là chiến lƣợc nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn về cả công nghệ, lĩnh vực kinh doanh và thị trƣờng hiện tại của doanh nghiệp.

2.2.3 Xây dựng chiến lƣợc

Xây dựng chiến lƣợc là một quá trình phức tạp, đòi hòi sự đầu tƣ, nghiên cứu và sang tạo của doanh nghiệp. Thông thƣờng xây dựng chiến lƣợc gồm các bƣớc cơ bản:

-Xác định mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp: Đây là nền tảng chính cho một chiến lƣợc hiệu quả. Đây là bƣớc mà doanh nghiệp trả lời những câu hỏi về vị trí của chính mình, ngành nghề chính, thị trƣờng và khách hàng mà doanh nghiệp hƣớng đến.

-Phân tích các yếu tố của môi trƣờng để nhận diện cơ hội và đe dọa. Môi trƣờng vĩ mô gồm các yếu tố nhƣ kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, tự nhiên, cơ sở hạ tầng và công nghệ; môi trƣờng vi mô gồm đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Nhờ xem xét rõ ràng và toàn diện môi trƣờng kinh doanh, doanh nghiệp có thể biết đƣợc những cơ hội

21

đang có, đồng thời xác định đƣợc các rủi ro đang xảy ra trong môi trƣờng kinh doanh.

-Phân tích điểm mạnh và điểm yếu. Xác định đƣợc điểm mạnh điểm yếu để từ đó có thể tìm ra phƣơng án tận dụng và phát triển điểm mạnh và đồng thời cải thiện, hạn chế điểm yếu.

-Xác định tiền đề cho doanh nghiệp

-Xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc thƣờng dựa trên các đánh giá nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. Thƣờng các phƣơng án chiến lƣợc đƣợc xây dựng bằng việc sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố tác động bên ngoài EFE và bên trong IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và công cụ phổ biến nhất là ma trận SWOT

-Đánh giá các phƣơng án

-Lựa chọn và quyết định phƣơng án tối ƣu. Dựa vào các chiến lƣợc đƣợc đề xuất, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lƣợc phù hợp nhất với tình hình hiện tại, tiến hành triển khai và đƣa ra các giải pháp thực thi nhất.

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2008 đến tháng 6/2014 từ niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công thƣơng, Hải quan Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, Cục Xúc tiến Thƣơng mại, sách, báo và các tạp chí khoa học.

2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Mục tiêu (1) sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối và tƣơng đối của các chỉ tiêu kinh tế để làm rõ tình hình biến động, thấy đƣợc sự chênh lệch cũng nhƣ sự thay đổi của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế của hoạt động XK cá tra hiện nay của công ty. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức:

- So sánh tuyệt đối: Dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu kỳ cơ sở (chỉ tiêu gốc) Y = Y1 – Y0

22 Y1: chỉ tiêu kỳ phân tích

Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

Trong đó:

x1, x2,..., xn: tốc độ phát triển liên hoàn n: số các tốc độ phát triển liên hoàn y1: số tuyệt đối kì cuối

y0: số tuyệt đối kì gốc

Mục tiêu (2) Sử dụng sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp suy luận để phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian từ 2008 đến tháng 06/2014. Bên cạnh đó sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim cƣơng của Michael E.Porter nhằm phân tích đƣợc thuận lợi và khó khăn mà hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đang gặp phải.

Mục tiêu (3) sử dụng ma trận SWOT làm cơ sở đề xuất chiến lƣợc và giải pháp thiết thực nhất. Đây là công cụ hữu hiệu cho việc phân tích, đánh giá vị trí của một ngành, một doanh nghiệp, đƣợc sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (đe dọa).

n n n y y x x x x 0 1 2 1* *....*  

23

Bảng 2.1 Ma trận SWOT

SWOT Opportunities Threats

Strengths Kết hợp S – O: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Kết hợp S – T: Tận dụng điểm mạnh để vƣợt qua những đe dọa Weaknesses Kết hợp W – O: Tận dụng các cơ hội để hạn chế điểm yếu Kết hợp W – T: Tối thiểu hóa những điểm yếu để thoát

khỏi các nguy cơ đe dọa

2.4 TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 chủ yếu trình bày nội dung của các lý luận, các khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn và các phƣơng pháp nghiên cứu chính. Các khái niệm và cơ sở lý luận chủ yếu về hoạt động xuất khẩu, thị trƣờng, lợi thế cạnh tranh và các chiến lƣợc cạnh tranh. Đồng thời chƣơng 2 cũng đã trình bày khái quát về Liên minh châu Âu nhƣ lịch sử hình thành, quan hệ thƣơng mại giữa EU – Việt Nam và nhu cầu thủy sản của thị trƣờng này. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp suy luận định tính, hai mô hình của Michael E.Porter và cuối cùng là công cụ ma trận SWOT.

24

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 3.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

3.1.1 Giới thiệu ngành thủy sản

3.1.1.1 Giới thiệu chung

Thuỷ sản là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế nƣớc ta, việc khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống đã hình thành từ rất lâu, mãi cho đến vài thập niên gần đây, ngành thủy sản mới đƣợc xem là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế.

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con ngƣời từ môi trƣờng nƣớc và đƣợc con ngƣời khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trƣờng. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá, tôm. Nhu cầu tiêu dung ngày càng cao, sản lƣợng khai thác từ tự nhiên không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản ra đời để đáp ứng phần nào sự thiếu hụt sản lƣợng thủy sản.

Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó . Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp đƣợc khoảng 27% tổng sản lƣợng thuỷ sản thế giới , nhƣng chiếm tới gần 30% sản lƣợng dùng làm thực phẩm.

Theo tổ chức FAO thì việc nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trƣờng nƣớc ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Trong đó, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nƣớc tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nƣớc tự nhiên khác.

25

3.1.1.2 Lịch sử phát triển

Ngày 5/10/1961 ngành Thủy sản ra đời nhƣ một chính thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nƣớc, phát triển toàn diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển. Qua hơn 50 năm tồn tại và trƣởng thành, trải qua biết bao thăng trầm biến động của thời thế, ngành thủy sản đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Về tổng quan, ngành thủy sản có thể chia thành hai thời kì phát triển chính: Thời kỳ trƣớc 1980 và thời kì sau 1980 đến nay.

Trƣớc năm 1980, nền kinh tế chƣa phát triển, vừa trải qua chiến tranh nên còn yếu kém, ngành thủy sản chủ yếu theo hƣớng tự cung, tự cấp, chỉ dựa vào nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên. Điều này đã dẫn đến sự suy kiệt các động lực thúc đẩy sản xuất, đƣa ngành đến tình trạng suy thoái vào cuối những năm 1970.

Từ năm 1980 đến nay, bên cạnh việc nền kinh tế có nhiều thay đổi, nhiều chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ đƣợc đề xuất đã vực dậy nền kinh tế, ngành thủy sản cũng có nhiều chuyển biến, chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực mới cho phát triển ngành và thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Đặc biệt là từ sau năm 1990, ngành thủy sản có những bƣớc nhảy vọt đáng kể. Vào năm 1990, tổng sản lƣợng thủy sản vƣợt ngƣỡng 1 triệu tấn và tăng đều qua các năm. Từ vị trí một ngành sản xuất nhỏ trong bộ phận ngành nông nghiệp đến năm 1993, ngành thủy sản đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nƣớc.

Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng đánh bắt xa bờ đã giúp sản lƣợng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trƣởng trong thời gian qua. Cùng với các chính sách khuyến ngƣ, khuyến nông của Chính phủ và việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào nuôi trồng và khai thác, sản lƣợng thủy sản tăng trƣởng đáng kể.

26

Bảng 3.1 Sản lƣợng thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 - 2012

Đơn vị: Nghìn tấn

Năm Nuôi trồng Khai thác Tổng cộng

1990 310 709 1.019 1992 351,2 746,5 1.097,7 1994 333 878,4 1.211,7 1996 411 962,5 1.373,5 1998 537,8 1.130,6 1.668,5 2000 986,3 1.787,2 2.773,5 2002 1.474,4 1.802,6 3.277 2004 1.202,5 1.940 3.142,5 2006 1.693,9 2.026,6 3.730,5 2008 2.465,5 2.136,4 4.601,9 2010 2.728,4 2.414,4 5.142,8 2012 3.110,7 2.622,2 5.732,9

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục thủy sản, 1990 - 2012

Năm 2000, sản lƣợng đạt gấp 2 lần năm 1990, trong đó sản lƣợng nuôi trồng tăng 676,35 nghìn tấn, sản lƣợng khai thác tăng 2,5 lần, khoảng 1.078,2 nghìn tấn. Đến năm 2012, tổng sản lƣợng đã đạt gần 6 triệu tấn, trong đó, sản lƣợng khai thác đạt 2.709 nghìn tấn, tăng gần 1.000 nghìn tấn so với năm 2000 và tăng gần 4 lần so với 1990; sản lƣợng nuôi trồng đạt 3.210 nghìn tấn, tăng hơn 3 lần so với năm 2000 và tăng 10 lần so với năm 1990.

Cùng với sự thay đổi trong quản lý nhà nƣớc và định hƣớng phát triển kinh

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)