Khái quát về kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 54)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

4.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm

từ 2008 đến tháng 6/2014

4.1.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Từ khi đƣợc chú trọng phát triển, hoạt động xuất khẩu thủy sản có những bƣớc tiến rõ rệt, nhìn chung tăng cả về lƣợng và giá trị.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2013 hoạt động xuất khẩu thủy sản có sự tăng trƣởng rõ rệt, tăng cả về lƣợng và giá trị.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 4.526 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kì năm 2007, sản lƣợng đạt 1,2 triêu tấn, tăng 33,7%. Ucraina là thị trƣờng gây bất ngờ nhất với mức tăng trƣởng nhập khẩu cao nhất lên tới 202,6% về khối lƣợng và 221,1% về giá trị.

Bƣớc sang năm 2009, xuất khẩu thủy sản giảm về lƣợng cũng nhƣ về kim ngạch do mất giá và thị trƣờng tiêu thụ bị thu hẹp vì ảnh hƣởng của khủng hoảng

4.562 4.207 4.953 6.107 6.156 6.734 3.555 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hết tháng 6/2014

41

tài chính năm 2008. Sản lƣợng xuất khẩu giảm 1,6% đạt 1,18 triệu tấn, với giá trị 4.207 triệu USD giảm 6,7% so với năm trƣớc. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang 3 khối thị trƣờng chính đều giảm, trong đó Nhật Bản giảm mạnh nhất về giá trị, nhƣng thị phần của các thị trƣờng nhập khẩu chính không biến động lớn. Năm nay xuất khẩu cá tra giảm do giảm sức mua và cạnh tranh mặt hàng, giá cả và những rào cản khác nhƣ vấn đề về môi trƣờng nuôi trồng, tuy nhiên mặt hàng tôm lại có sự tăng trƣởng đáng kể, đạt kim ngạch 2.440 triệu USD.

Năm 2010, xuất khẩu thủy sản khởi sắc trở lại, tăng 746 triệu USD (khoảng 16,5%), kim ngạch đạt 4.953 triệu USD. Trong năm 2010, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 162 thị trƣờng với sự tham gia của gần 1.000 doanh nghiệp..Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính gồm: Tôm, cá tra, nhuyễn thể, cá ngừ.Trong các mặt hàng xuất khẩu, tôm và cá tra vẫn là hai sản phẩm chủ lực quyết định kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản, với mỗi mặt hàng đều có giá trị xuất khẩu vƣợt qua ngƣỡng 1 tỷ USD. Cùng với tôm và cá tra, năm nay giá trị xuất khẩu cá ngừ, nhuyễn thể và giáp xác khác cũng tăng trƣởng khá.

Năm 2011, hoạt động xuất khẩu thủy sản tăng trƣởng mạnh mẽ so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,7%, đạt 6.107 triệu USD, tăng 1.154 triệu USD. Trong các mặt hàng xuất khẩu, tôm vẫn là mặt hàng chủ lực nhất với kim ngạch 2,08 tỷ USD, chiếm 41,9%, sau đó là cá tra, cá basa chiếm 28,4%. Mỹ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của mình với mức tăng trƣởng 23,5%.

Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2012, kim ngạch đạt 6.156 triệu USD, tăng 0,7% so với năm 2011. Sự tăng trƣởng nhẹ trong năm nay phần lớn là do nhu cầu tại thị trƣờng chủ lực EU thấp, rào cản Ethoxyquin tại thị trƣờng Nhật Bản và chi phí đầu vào liên tục tăng tiếp tục tác động mạnh đến tình hình xuất khẩu của ngành. Năm nay mặt hàng tôm đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm 8,3% so với năm ngoái, cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, tƣơng đƣơng với năm 2011. Cũng trong năm nay, giá cá tra xuất sang thị trƣờng EU bình quân chỉ khoảng 2,6-2,8 USD/kg khiến doanh nghiệp và ngƣời nuôi không có lãi dẫn tới nhiều hộ phải treo ao. Điều này khiến khoảng 40% doanh nghiệp chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu để sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp và ngƣời nuôi trong nƣớc đang ở trong tình trạng thiếu vốn nên gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu và tái sản xuất phục vụ cho xuất khẩu.

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản ghi nhận sự tăng trƣởng tƣơng đối khi kim ngạch tăng 9,4%, đạt 6.734 triệu USD, trong đó tôm đạt trên 3 tỷ USD, tăng 39%; cá tra đạt 1,76 tỷ USD, tăng 1%; cá ngừ đạt 527 triệu USD, giảm 7,2%; mực, bạch tuộc đạt 448 triệu USD, giảm 11%. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản

42

sang đa số các thị trƣờng năm 2013 đều đạt mức tăng trƣởng dƣơng so với năm trƣớc và Hoa Kỳ vẫn là thị trƣờng số 1 của Việt Nam.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: VASEP, 2013

Hình 4.3 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam năm 2013 Đáng chú ý trong năm nay 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn đóng góp 22,8% giá trị xuất khẩu toàn ngành, doanh nghiệp dẫn đầu nhiều năm qua là Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Phú với kim ngạch 411,6 triệu USD. Đây là mọ trong những doanh nghiệp thủy sản lớn nhất nƣớc ta. Các vị trí tiếp theo thay đổi từng năm, tuy nhiên đa phần vẫn là những cái tên khá quen thuộc nhƣ Vĩnh Hoàn Corp, Công ty Cổ phần thủy sản Sóc Trăng STAPIMEX, Công ty Thủy sản Cà Mau CASES….

6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, đạt 3.555 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu thủy sản đƣợc dự báo là sẽ đạt kim ngạch trên 7 tỷ USD theo nhƣ kế hoạch đã đề ra.

4.1.2.2 Theo thị trường

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000. Nếu nhƣ trƣớc đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trƣờng trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và đƣợc nhiều quốc gia ƣa chuộng. Ba thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất là Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh những thị trƣờng

411.6 166.3 158.8 147.8 132.2 128.8 112.7 105.6 104.1 103 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

43

hàng đầu trên thì một số thị trƣờng tăng trƣởng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam phải kể đến nhƣ Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…

a) Thị trường Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu là một trong những thị trƣờng lớn của thế giới. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của EU đạt hàng tỷ USD, trong đó thủy sản là một mặt hàng chủ lực nhất.

Từ năm 2008 - 2013 hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU ghi nhận sự tăng trƣởng ổn định về sản lƣợng và biến động nhẹ về kim ngạch.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 - 2013

Hình 4.4 Kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2008 – 2013

Năm 2008, EU giữ vững vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 349 nghìn tấn, đạt kim ngạch 1,14 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Trong năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang 26/27 quốc gia thành viên của khối với thị trƣờng đứng đầu là Đức. Mặt hàng chủ lực vẫn là sản phẩm tôm, tăng 47,6%. Bƣớc sang năm 2009, xuất khẩu sang EU giảm, kim ngạch chỉ đạt 1.096 triệu USD so với năm trƣớc, giảm 44 triệu USD. Đức tiếp tục là thị trƣờng dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản, thị trƣờng Nga là thị trƣờng sụt giảm nghiêm trọng nhất do chính phủ nƣớc này hạn chế số lƣợng doanh nghiệp Việt Nam đƣợc xuất khẩu cá tra sang Nga.

Năm 2010, kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục ảm đạm nên hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng này ít nhiều bị ảnh hƣởng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU tăng trƣởng nhƣng chỉ mức tƣơng đối nhẹ, khoảng 41 triệu USD, đạt 1.137 triệu USD. Trong năm nay EU không còn là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn

1.140 1.096 1.137 1.318,3 1.087,8 1.104,3 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2008 2009 2010 2011 2012 2013

44

nhất của Việt Nam nữa mà vị trí này tạm thời thuộc về thị trƣờng Hoa Kỳ . Năm 2011, tình hình xuất khẩu đƣợc cải thiện rõ nét, kim ngạch tăng gần 16%, đạt 1.318,3 triệu USD. Năm nay, EU là thị trƣờng nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch 486,7 triệu USD. Tuy có sự tăng trƣởng nhƣng EU vẫn chƣa quay lại đƣợc vị trí dẫn đầu, mà vị trí này vẫn thuộc về Mỹ.

Giai đoạn 2012 - 2013 xuất khẩu thủy sản sang EU không có sự tăng trƣởng rõ rệt nào, năm 2012 giảm kim ngạch chỉ đạt 1.087,8 triệu USD, giảm 230,5 triệu USD. Năm nay thị trƣờng EU đã bị thị trƣờng Hoa Kỳ vƣợt mặt, trở thành thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 18,5% giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch chỉ tăng gần 4,1% đạt 1.135 triệu USD.

b) Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ (Mỹ) là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới với quy mô dân số hơn 315.091.138 ngƣời (tháng 1/2013). Với dân số đông, thu nhập cao cùng với vấn đề dinh dƣỡng từ thủy sản, nhu cầu nhập khẩu thủy sản vào thị trƣờng này là rất lớn. Hoa Kỳ là một trong những thị trƣờng quan trọng mà Việt Nam hƣớng đến, tập trung khai thác. Trong giai đoạn 2008 – 2013, Hoa Kỳ là thị trƣờng thay đổi rõ rệt nhất trong các thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 - 2013

Hình 4.5 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2008 Mỹ là thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ 3 do chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy kim ngạch tăng 5% so với năm trƣớc,

738,8 711,1 959,9 1.159,2 1.167,9 1.462,9 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2008 2009 2010 2011 2012 2013

45 738,8 711,1 959,9 1.159,2 1.167,9 1.462,9 1.140 1.096 1.137 1.318,3 1.135 1.182 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hoa Kỳ EU

đạt 738,8 triệu USD nhƣng tỷ trọng của thị trƣờng Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nƣớc này giảm. Năm 2009, Việt Nam xuất gần 123.000 tấn thủy sản sang thị trƣờng Mỹ, trị giá trên 711 triệu USD, tăng 14.6% về khối lƣợng nhƣng giảm 4,2% về giá trị.

Giai đoạn 2010 – 2013 xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ liên tục tăng trƣởng. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trƣởng mạnh gần 35%, đạt 959,9 triệu USD. Năm 2011 tiếp tục tăng trƣởng, tốc độ tăng trƣởng trên 20% với kim ngạch 1.159,2. Bƣớc sang năm 2012 đánh dấu bƣớc ngoặc lớn mới trong hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng này dù kim ngạch chỉ tăng chƣa tới 1% đó là việc Hoa Kỳ vƣợt EU trở thành thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Năm nay kim ngạch đạt 1.159,2 triệu USD, chiếm 19,2% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nƣớc.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2008 – 2013

Hình 4.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa Kỳ giai đoạn 2008 – 2013

Năm 2012, trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trƣờng Hoa Kỳ thì hàng thủy sản đứng thứ 4 với tỷ trọng chiếm 5,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc sang thị trƣờng này.

Năm 2013 hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng trƣởng mạnh, nƣớc ta xuất đƣợc 59.534 tấn sang Hoa Kỳ, tăng 46% so với năm 2012, kim ngạch tăng gần 25%, đạt 1.462,9 triệu USD, tăng 295 triệu USD. Năm nay, xuất

46

khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ chiếm thị phần 11,7%, sau Thái Lan, Indonesia, Ecuador. Việt Nam xuất khẩu đƣợc 59.534 tấn sang Mỹ trong năm 2013, tăng 46% so với năm 2012. Tính đến hết tháng 6/2014 Mỹ vẫn là thị trƣờng nhập khẩu hàng đầu thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng này đạt 671,86 triệu USD, tăng 45,83% so cùng kỳ năm 2013.

Ngoài hai sản phẩm chủ yếu là cá ngừ và tôm mà Mỹ nhập khẩu với giá trị lớn từ Việt Nam, các mặt hàng thuỷ sản khác nhƣ cá da trơn, nhuyễn thể, cua, ghẹ... cũng đang có xu hƣớng tăng dần giá trị nhập khẩu vào thị trƣờng này. Theo nghiên cứu, trong thời gian sắp tới, Mỹ vẫn tiếp tục là một thị trƣờng tiềm năng tạo cơ hội phát triển bền vững cho ngành thuỷ sản Việt Nam

Hoa Kỳ là một thị trƣờng lớn và năng động nhƣng cũng cực kì khó tính. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu thủy sản qua Mỹ vì hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn chất lƣợng.... mà quốc gia này quy định là khá nghiêm ngặt. Một số doanh nghiệp Việt Nam lại không biết thị trƣờng Mỹ có một đặc thù là mỗi bang, mỗi lĩnh vực lại có những quy định và yêu cầu khác nhau về chất lƣợng. Trong khi các doanh nghiệp này lại có thói quen giả định hàng hóa của mình thỏa mãn tiêu chuẩn của thị trƣờng này thì chắc chắn đảm bảo đƣợc yêu cầu của thị trƣờng khác. Bên cạnh đó xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ là một hành trình dài, các doanh nghiệp nƣớc ta gặp phải khó khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một doanh nghiệp lớn.

c) Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản với hơn 127 triệu dân và là thị trƣờng tiêu thụ thủy sản đứng thứ ba sau Mỹ và EU, đây cũng là một trong những thị trƣờng đầy tiềm năng đối với bất kì nhà xuất khẩu nào. Nhật Bản là nƣớc có tỷ lệ nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, thủy sản nhập khẩu chiếm khoảng một nửa lƣợng tiêu thụ trong nƣớc. Các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho Nhật Bản là Trung Quốc , Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga, Chi Lê, Việt Nam, Inđônêxia, Na Uy, Hàn Quốc, Đài Loan,… Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cá ngừ và tôm, ngoài ra còn nhiều loại cá tƣơi/đông lạnh, nhuyễn thể, giáp xác và các sản phẩm thủy sản chế biến, trứng cá.

47

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – 2013

Hình 4.7 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2013

Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản luôn không ngừng phát triển. Năm 2008, Nhật Bản đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, giá trị đạt hơn 830 triệu USD, tăng 13,2% về khối lƣợng và 11% về giá trị so với năm trƣớc. Đây là thị trƣờng tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam với 412 triệu USD, tăng 4,2% so với năm 2007. Năm 2009, tuy có sự sụt giảm nhẹ so với năm ngoái nhƣng thị trƣờng Nhật Bản vẫn đứng thứ 2 trong top các thị trƣờng nhập khẩu thủy sản Việt Nam với 760,7 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2008.

Năm 2010 xuất khẩu thủy sản tăng trƣởng trở lại với mức tăng trƣởng 15,4% về giá trị, đạt kim ngạch 894 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm đông lạnh hàng đầu vào Nhật, chiếm 21% thị phần. Năm 2011, thảm hỏa động đất sóng thần xảy ra vào tháng 3 ảnh hƣởng mạnh đến thƣơng mại Nhật Bản, do ảnh hƣởng của rò rỉ hạt nhân và đánh bắt trì trệ. Năm nay thị trƣờng này tăng cƣờng nhập khẩu thủy sản hơn các năm trƣớc để đảm bảo tiêu dùng. Cũng trong năm nay lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt trên 1 tỷ USD, giá trị xuất khẩu tăng 13,6% với 1.015,8 triệu USD, đồng thời là nhà cung cấp cá phile đông lạnh lớn thứ 8 cho thị trƣờng này, chiếm 2,77% thị phần. Cũng trong năm nay, Việt Nam nới rộng khoảng cách thị phần với Trung Quốc trong phân khúc sản phẩm tôm chế biến và vƣợt Indonesia trong phân khúc sản phẩm cá phile đông lạnh. 830,1 760,7 894 1.015,8 1.084,9 1.115,5 0 200 400 600 800 1000 1200 2008 2009 2010 2011 2012 2013

48

Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng tƣơng đối nhẹ, đạt

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)