5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):
3.1.1 Giới thiệu ngành thủy sản
3.1.1.1 Giới thiệu chung
Thuỷ sản là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế nƣớc ta, việc khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống đã hình thành từ rất lâu, mãi cho đến vài thập niên gần đây, ngành thủy sản mới đƣợc xem là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con ngƣời từ môi trƣờng nƣớc và đƣợc con ngƣời khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trƣờng. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá, tôm. Nhu cầu tiêu dung ngày càng cao, sản lƣợng khai thác từ tự nhiên không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản ra đời để đáp ứng phần nào sự thiếu hụt sản lƣợng thủy sản.
Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó . Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp đƣợc khoảng 27% tổng sản lƣợng thuỷ sản thế giới , nhƣng chiếm tới gần 30% sản lƣợng dùng làm thực phẩm.
Theo tổ chức FAO thì việc nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trƣờng nƣớc ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Trong đó, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nƣớc tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nƣớc tự nhiên khác.
25
3.1.1.2 Lịch sử phát triển
Ngày 5/10/1961 ngành Thủy sản ra đời nhƣ một chính thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nƣớc, phát triển toàn diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển. Qua hơn 50 năm tồn tại và trƣởng thành, trải qua biết bao thăng trầm biến động của thời thế, ngành thủy sản đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Về tổng quan, ngành thủy sản có thể chia thành hai thời kì phát triển chính: Thời kỳ trƣớc 1980 và thời kì sau 1980 đến nay.
Trƣớc năm 1980, nền kinh tế chƣa phát triển, vừa trải qua chiến tranh nên còn yếu kém, ngành thủy sản chủ yếu theo hƣớng tự cung, tự cấp, chỉ dựa vào nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên. Điều này đã dẫn đến sự suy kiệt các động lực thúc đẩy sản xuất, đƣa ngành đến tình trạng suy thoái vào cuối những năm 1970.
Từ năm 1980 đến nay, bên cạnh việc nền kinh tế có nhiều thay đổi, nhiều chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ đƣợc đề xuất đã vực dậy nền kinh tế, ngành thủy sản cũng có nhiều chuyển biến, chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực mới cho phát triển ngành và thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Đặc biệt là từ sau năm 1990, ngành thủy sản có những bƣớc nhảy vọt đáng kể. Vào năm 1990, tổng sản lƣợng thủy sản vƣợt ngƣỡng 1 triệu tấn và tăng đều qua các năm. Từ vị trí một ngành sản xuất nhỏ trong bộ phận ngành nông nghiệp đến năm 1993, ngành thủy sản đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nƣớc.
Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng đánh bắt xa bờ đã giúp sản lƣợng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trƣởng trong thời gian qua. Cùng với các chính sách khuyến ngƣ, khuyến nông của Chính phủ và việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào nuôi trồng và khai thác, sản lƣợng thủy sản tăng trƣởng đáng kể.
26
Bảng 3.1 Sản lƣợng thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 - 2012
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm Nuôi trồng Khai thác Tổng cộng
1990 310 709 1.019 1992 351,2 746,5 1.097,7 1994 333 878,4 1.211,7 1996 411 962,5 1.373,5 1998 537,8 1.130,6 1.668,5 2000 986,3 1.787,2 2.773,5 2002 1.474,4 1.802,6 3.277 2004 1.202,5 1.940 3.142,5 2006 1.693,9 2.026,6 3.730,5 2008 2.465,5 2.136,4 4.601,9 2010 2.728,4 2.414,4 5.142,8 2012 3.110,7 2.622,2 5.732,9
Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục thủy sản, 1990 - 2012
Năm 2000, sản lƣợng đạt gấp 2 lần năm 1990, trong đó sản lƣợng nuôi trồng tăng 676,35 nghìn tấn, sản lƣợng khai thác tăng 2,5 lần, khoảng 1.078,2 nghìn tấn. Đến năm 2012, tổng sản lƣợng đã đạt gần 6 triệu tấn, trong đó, sản lƣợng khai thác đạt 2.709 nghìn tấn, tăng gần 1.000 nghìn tấn so với năm 2000 và tăng gần 4 lần so với 1990; sản lƣợng nuôi trồng đạt 3.210 nghìn tấn, tăng hơn 3 lần so với năm 2000 và tăng 10 lần so với năm 1990.
Cùng với sự thay đổi trong quản lý nhà nƣớc và định hƣớng phát triển kinh tế, sản phẩm thủy sản đã đƣợc chú trong xuất khẩu thay vì phục vụ nhu cầu trong nƣớc. Trong hơn 20 năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản đang ngày càng trƣởng thành và phát triển. Năm 2000, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, con số này vào năm 2012 là 6,156 tỷ USD, tăng gấp 6 lần và đang không ngừng phát triển.
27
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục thủy sản
Hình 3.1 Tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012
Trải qua nhiều đổi thay của kinh tế xã hội, ngành thủy sản ngày càng phát triển và lớn mạnh, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nƣớc. Cùng với những ngành kinh tế khác, ngành thủy sản ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công cuộc phát triển đất nƣớc thông qua phát triển nền kinh tế quốc dân.