TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 46)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

3.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 trình bày đƣợc hai nội dung chính là giới thiệu chung về ngành thủy sản Việt Nam và tổng quan về thị trƣờng EU.Chƣơng này đã đề cập khái quát về sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam và vai trò của ngành đối với đất nƣớc. Bên cạnh đó, chƣơng 3 cũng đã phân tích về nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU thời gian qua và xu hƣớng tiêu dùng trong tƣơng lai, đồng thời khái quát những tiêu chuẩn, qui định đối với mặt hàng thủy sản vào EU. Đây chính là những nền tảng cho việc nghiên cứu các chiến lƣợc phù hợp cho thủy sản Việt Nam tại thị trƣờng này.

34

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU TỪ NĂM 2008 – THÁNG 6/2014

4.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN THÁNG 6/2014

4.1.1 Tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam từ 2008 đến tháng 6/2014

4.1.1.1 Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản đã có từ rất lâu nhờ vào tiềm năng thủy sản to lớn mà thiên nhiên mang lại cho Việt Nam. Với đƣờng bờ biển dài hơn 3.200 km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2

và vùng mặt nƣớc nội địa rộng hơn 1 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Mặt nƣớc thuộc chủ quyền Việt Nam ƣớc tính có xấp xỉ 2.000 loài thủy sản, trong đó có 130 loài có giá trị thƣơng mại cao, 30 loài thƣờng xuyên đƣợc đánh bắt với trữ lƣợng 4,2 triệu tấn, khả năng đánh bắt là 1,7 triệu tấn/năm. Giáp xác có 1.640 loài, quan trọng nhất là các loài trong họ tôm với khả năng khai thác trung bình 55.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản nội địa nhờ vào 1,7 triệu ha thủy vực nội địa cũng là nguồn cung thủy sản dồi dào với hơn 544 loài cá nƣớc ngọt, 186 loài cá nƣớc lợ mặn và 55 loài giáp xác. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động khai thác ngày càng phát triển năng động.

Những năm qua, sản lƣợng khai thác thủy sản không ngừng tăng trƣởng đều, nhờ vào nguồn lợi phong phú cùng với các chủ trƣởng đúng đắn kịp thời của Đảng và Nhà nƣớc. Từ năm 2008 đến nay, khai thác các loại thủy sản có sự khởi sắc đáng phấn khởi, lƣợng cá, tôm tăng đều, các loại thủy sản khác chỉ có biến động nhỏ năm 2011 còn các năm khác tăng nhẹ. Sản lƣợng thuỷ sản khai thác năm 2009 đạt 2.280,5 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trƣớc (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó khai thác biển đạt 2.086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Khai thác biển tăng cao là do các loại cá cơm, các trác, cá hố, các nục, cá ngừ xuất hiện trên ngƣ trƣờng với mật độ cao và thời gian kéo dài.

Năm 2010, sản lƣợng khai thác đạt 2.414,4 nghìn tấn, trong đó khai thác biển đạt 2.226,6 nghìn tấn. Đặc biệt sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng năm nay tăng cao, trong đó Phú Yên đạt 5 nghìn tấn, tăng 13,6% so với năm 2009; Bình Định 4 nghìn tấn, tăng 5,3%; Khánh Hòa 3,5 nghìn tấn, tăng 9%. Sản lƣợng thuỷ sản khai thác biển tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận và nhờ chính sách của Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣ dân mua và đóng mới tàu công suất lớn làm tăng năng lực khai thác. Số tàu khai

35

thác biển có động cơ khoảng 130 nghìn chiếc, tăng 3,2% so với năm trƣớc; tổng công suất các tàu tăng 8,4%; số tàu trên 90CV đạt 18 nghìn chiếc với tổng công suất tăng 9%.

Sản lƣợng thuỷ sản khai thác năm 2011 ƣớc tính đạt 2.514,3 nghìn tấn, tăng 4,14% so với năm trƣớc, bao gồm: Khai thác biển đạt 2.300 nghìn tấn, tăng 3,6%; khai thác nội địa đạt 202,5 nghìn tấn, tăng 4,2%. Đặc biệt sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng năm nay tăng cao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010, trong đó Phú Yên đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 13,8%; Bình Định 4,7 nghìn tấn, tăng 17,6%. Sản lƣợng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2.622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2.418 nghìn tấn, tăng 4,8%. Một số nghề đạt sản lƣợng khá là nghề cào, nghề lƣới vây ánh sáng, nghề câu mực, đặc biệt là nghề câu cá lớn nhƣ cá ngừ. Sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng năm 2012 đạt 18 nghìn tấn, tăng 38% so với năm 2011. Một số địa phƣơng có sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng khai thác đạt khá trong năm là: Phú Yên 6.100 tấn, tăng 8% so với năm 2011; Bình Định 8.389 tấn, tăng 78,7%, Khánh Hòa 3.500 tấn, tăng 29,7%.

Biến động bất lợi của thời tiết cùng với sự bất ổn của giá xăng dầu làm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản năm 2013. Tuy nhiên, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan nên sản lƣợng thủy sản khai thác năm nay vẫn tăng, đạt 2.708,6 nghìn tấn, tăng 3,3% so với năm trƣớc, trong đó khai thác biển đạt 2.519 nghìn tấn, tăng 3,5%. Sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng có xu hƣớng giảm nhiều, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15% so với năm 2012 do ảnh hƣởng của việc sụt giảm giá trên thị trƣờng so với năm trƣớc. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014 do thời tiết thời gain này tƣơng đối thuận lợi cho hoạt động khai thác sản lƣợng khai thác đạt 1.339,8 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó sản lƣợng khai thác biển đạt 1.328,7 nghìn tấn, tăng 5,6%, trong đó sản lƣợng cá ngừ đại dƣơng đạt 10,4 nghìn tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó Bình Định đạt 5,7 nghìn tấn, giảm 12,3%; Phú Yên 3,2 nghìn tấn, giảm 22,1%; Khánh Hòa 1,5 nghìn tấn, giảm 21%.

36

Bảng 4.1 Sản lƣợng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Cá Tôm Thủy sản khác Tổng cộng

2008 1.605,7 113,4 417,3 2.136,4 2009 1.708,1 130,1 442,3 2.280,5 2010 1.735 142,8 536,6 2.414,4 2011 1.868,8 152,2 493,3 2.514,3 2012 1.940,7 156,2 525,3 2.622,2 2013 1.993,1 159,1 556,4 2.708,6 Hết tháng 6/2014 988 77,2 274,6 1.339,8 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Trong thời gian qua, hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam có nhiều thành tựu nhƣng vẫn còn một số khó khăn tồn tại. Thời tiển biển những năm gần đây diễn biến phức tạp, tình hình mƣa bão ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động đánh trên biển. Thêm vào đó, tàu thuyền và ngƣ cụ còn thô sơ, giá nhiên liệu biến động bất thƣờng cũng ảnh hƣởng đến khả năng đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách và biện pháp kịp thời để khuyến khích ngƣ dân đánh bắt xa bờ, an tâm bám biển. các địa phƣơng tổ chức khai thác theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm đƣợc chi phí nên sản lƣợng thuỷ sản khai thác biển tăng khá. Mô hình này đang đƣợc các địa phƣơng khuyến khích nhân rộng. Hiện nay tàu thuyền đánh bắt tập trung chủ yếu vào khai thác có chọn lọc các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tiền xăng dầu, tiền mua mới, đóng mới và thay máy tàu đã khuyến khích ngƣ dân tăng cƣờng bám biển, tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra, dịch vụ nghề cá đƣợc cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày đánh bắt trên biển.

4.1.1.2 Nuôi trồng thủy sản

Dân số thế giới tăng nhanh, nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm ngày càng nhiều. Tuy Việt Nam có lợi thế về nguồn lợi thủy sản phong phú, nhƣng vẫn

37

không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung cho thủy sản Việt Nam.

Bảng 4.2 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Cá Tôm Thủy sản khác Tổng cộng

2008 1.863,3 388,4 213,9 2.465,6 2009 1.962,6 419,4 207,8 2.589,8 2010 2.101,6 449,7 177,1 2.728,4 2011 2.255,6 478,7 198,8 2.933,1 2012 2.402,2 473,9 234,6 3.110,7 2013 2.407 544,9 258,1 3.210 Hết tháng 6/2014 1.101,3 181,8 122 1.405,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Trong những năm qua nhờ vào chính sách khuyến nông, khuyến ngƣ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản lƣợng thủy sản đƣợc nuôi trồng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2008 sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá, đạt 2.465,6 nghìn tấn và tăng khoảng 15% so với năm 2007. Sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ƣớc tính đạt 2.589,8 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trƣớc. Tính chung số lồng bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nƣớc đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng 14,7%) so với năm 2008. Sản lƣợng tƣơng đối tăng chủ yếu do các địa phƣơng tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hƣớng đa canh, đa con kết hợp.

Sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng năm nay ƣớc tính đạt 2.728,4 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm trƣớc. Nuôi cá tra trong năm nhìn chung vẫn gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ không ổn định. Diện tích nuôi thả cá tra năm nay ƣớc tính giảm 5% so với năm trƣớc. Một số địa phƣơng có diện tích thả nuôi cá tra giảm nhiều là: Cần Thơ, An Giang, Bến Tre. Các địa phƣơng có sản lƣợng cá tra giảm nhiều là: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang.

38

Tuy sản lƣợng cá tra giảm nhƣng tổng sản lƣợng cá nuôi thu hoạch năm nay vẫn tăng 4,9% so với năm trƣớc do các địa phƣơng thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hƣớng đa canh, đa con kết hợp, hƣớng vào thị trƣờng nội địa. Đáng chú ý là nuôi thủy sản nƣớc mặn bằng hình thức lồng, bè phát triển khá mạnh tại một số địa phƣơng. Số lƣợng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10 nghìn chiếc (9,3%) so với năm 2009, trong đó số lồng, bè nuôi trên biển tăng 20%.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 ƣớc tính đạt 1.048,1 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm trƣớc, trong đó diện tích nuôi cá đạt 367,7 nghìn ha, tăng 2,2%; diện tích nuôi tôm đạt 626,8 nghìn ha, giảm 2%. Mặc dù diện tích thả nuôi giảm nhƣng sản lƣợng thủy sản nuôi trồng năm nay vẫn đạt 2.933,1 nghìn tấn, tăng 7,4% so với năm 2010, trong đó cá đạt 2.255,6 nghìn tấn, tăng 7,3%; tôm 478,7 nghìn tấn, tăng 6,4%. Diện tích thả nuôi cá tra cả nƣớc năm 2011 ƣớc tính đạt 12,9 nghìn ha, giảm 2,2% so với năm trƣớc do giá cả bất ổn. Diện tích nuôi cá tra giảm song sản lƣợng cá tra đạt khá, ƣớc tính 1120 nghìn tấn, tăng 9,3% so với năm trƣớc do mật độ thả nuôi dày hơn vào thời điểm giá cao nên cuối năm thu hoạch tăng nhiều. Sản lƣợng tôm sú ở một số địa phƣơng có giảm tuy nhiên sản lƣợng các loại tôm khác tăng nên nhìn chung không ảnh hƣởng nhiều, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 139,4 nghìn tấn, tăng 34,5% so với năm trƣớc do năng suất cao và chu kỳ nuôi ngắn; tôm hùm lồng đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 22,7%.

Năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trƣớc, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%. Sản lƣợng thủy sản năm nay tăng 6,1% so với năm trƣớc, đạt 3.110,7 nghìn tấn, trong đó cá đạt 2.402,2 nghìn tấn, tôm đạt 473,9 nghìn tấn và các loài còn lại đạt 234,6 nghìn tấn. Do các vấn đề về giá thuốc, thức ăn, nguyên liệu nên tâm lý ngƣời dân còn e ngại và chƣa mạnh dạn mở rộng diện tích thả nuôi. Một số tỉnh có diện tích và sản lƣợng cá tra giảm là An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng; bên cạnh đó vẫn có những tỉnh sản lƣợng tăng khá nhƣ Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, nhờ vậy sản lƣợng cá tra năm 2012 vẫn tăng nhẹ 3% so với năm ngoái, đạt 1.226 nghìn tấn. Sản lƣợng nuôi tôm giảm nhẹ do chịu ảnh hƣởng của dịch bệnh lan rộng trên phần diện tích nuôi tại một số tỉnh nhƣ Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh.

Năm 2013, sản lƣợng nuôi trồng tiếp tục tăng trƣởng nhẹ, sản lƣợng cá đạt 2.407 nghìn tấn, tôm đạt 544,9 nghìn tấn, các loài thủy sản khác đạt 258,1 nghìn tấn, nâng tổng sản lƣợng nuôi trồng năm nay đạt 3.210 nghìn tấn tăng 3,2% so với năm ngoái. Năm nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển hơn vì năng

39

suất cao và khả năng kháng bệnh tốt, diện tích nuôi loại tôm này đạt 65,2 nghìn ha, sản lƣợng đạt 230 nghìn tấn. Trong khi đó, sản lƣợng cá tra giảm 6% nguyên nhân vẫn là do giá cả bấp bênh nhƣng chi phí đầu vào tăng, sản lƣợng cả năm đạt 1.170 nghìn tấn.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, sản lƣợng thủy sản nuôi trồng đạt 1.405,1 nghìn tấn, trong đó cá đạt 1.101,3 nghìn tấn, tôm đạt 181,8 nghìn tấn, các loại thủy sản khác đạt 122 nghìn tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, diện tích nuôi trồng tăng 1,4%, đạt 933 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, diện tích nuôi tôm đất nghìn ha. Trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi cá tra công nghiệp giảm 6%, sản lƣợng cá tra thu hoạch giảm 1,6%, một số tỉnh giảm nhiều nhƣ Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long.

Đơn vị: nghìn tấn

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 4.1 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Tuy nhiên, nuôi trông thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn, phổ biến nhất là giá chi phí đầu vào tăng trong khi đó đầu ra lại giảm, tình hình dịch bệnh trên thủy sản phức tạp do chịu ảnh hƣởng từ môi trƣờng, thờ tiết. Bên cạnh đó, ngƣời dân còn e ngại, chƣa mạnh dạn đầu tƣ mở rộng diện tích nuôi do thị trƣờng tiêu thụ không ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, hoạt động nuôi trồng thủy sản vẫn có những bƣớc tiến đáng kể, cải thiện phần nào những vấn đề thƣờng gặp. Nhiều địa phƣơng thực hiện chuyển

1.863,3 1.962,6 2.101,6 2.255,6 2.402,2 2.407 1.101,3 388,4 419,4 449,7 478,7 473,9 544,9 181,8 213,9 207,8 177,1 198,8 234,6 258,1 122 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hết tháng 6/2014 Tôm Thủy sản khác

40

đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hƣớng đa canh, đa con kết hợp, hƣớng vào thị trƣờng nội địa. Đáng chú ý là nuôi thủy sản nƣớc mặn bằng hình thức lồng, bè phát triển khá mạnh tại một số địa phƣơng. Ngoài ra, Chính phũ cũng hỗ trợ kịp thời bằng các chính sách nhƣ đƣa ra các gói hỗ trợ, giảm lãi suất vay, áp dụng tiến bộ kỹ thuật... cũng đã phần nào cải thiện tình hình, giúp ngƣời nông dân an tâm với nghề.

4.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2008 đến tháng 6/2014 từ 2008 đến tháng 6/2014

4.1.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Từ khi đƣợc chú trọng phát triển, hoạt động xuất khẩu thủy sản có những bƣớc tiến rõ rệt, nhìn chung tăng cả về lƣợng và giá trị.

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2013 hoạt động xuất khẩu thủy sản có sự tăng trƣởng rõ rệt, tăng cả về lƣợng và giá trị.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 4.526 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kì năm 2007, sản lƣợng đạt 1,2 triêu tấn, tăng 33,7%. Ucraina là thị trƣờng

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)