Kim ngạch xuất khẩu và sản lƣợng xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 69 - 72)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và sản lƣợng xuất khẩu

Cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trƣờng chủ lực của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua. Khi quan hệ thƣơng mại Việt Nam – EU đƣợc hình thành, hàng Việt Nam đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng này ngày càng nhiều, kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt là ngành thủy sản. Từ năm 2007, EU đã vƣợt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh và khá ổn định. Hiện nay, nƣớc ta đã có hơn 245 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang EU. Mức sống và thu nhập của ngƣời dân cao và nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng đã làm cho EU trở thành thị trƣờng vô cùng năng động mà mọi doanh nghiệp đều muốn hƣớng đến.

56

Liên tục nhiều năm liền, EU luôn là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, khối lƣợng thủy sản xuất khẩu sang EU đạt 349 nghìn tấn trị giá 1.140 tỷ USD, tăng 26% về giá trị so với năm trƣớc, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của mình. Trong năm nay, 26/27 quốc gia thành viên đã nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, trong đó năm thị trƣờng đứng đầu là Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Thị trƣờng EU đã nhập khẩu 61 sản phẩm thủy sản của Việt Nam trong năm 2008, trong đó cá tra, cá basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6% mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007.

Bƣớc sang năm 2009, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới giảm do sự sụt giảm từ thị trƣờng EU. Thị trƣờng này chiếm tới 25,8% kim ngạch xuất khẩu nhƣng trong năm nay giá trị xuất khẩu sang thị trƣờng này giảm 4,2% do vậy kim ngạch chỉ đạt 1.096 tỷ USD. Tuy vậy, đây vẫn là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của nƣớc ta trong năm nay. Các thị trƣờng chính có một vài biến động, xuất khẩu sang Ý giảm mạnh nhất tới 26,5% và thứ 2 là thị trƣờng Hà Lan, giảm 16,9%. Mặt hàng cá tra xuất sang thị trƣờng này đạt 538,7 triệu USD, chiếm hơn 40% xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tuy xuất khẩu năm nay có giảm nhƣng vẫn khả quan hơn so với dự đoán vì năm 2009 có nhiều ảnh hƣởng tiêu cực tác động tới hình ảnh thủy sản Việt Nam, đặc biệt là con cá tra, chủ yếu là một số thiếu sót về chất lƣợng nhƣ tỷ lệ mạ băng cao, môi trƣờng nuôi kém… Ngƣợc lại, mặt hàng tôm lại tăng trƣởng khá tốt ở một vài quốc gia, trong đó cao nhất là thị trƣờng Anh, tăng 47,3% về giá trị, Bỉ tăng 27,8% và Đức tăng 8,5%. Năm nay các thị trƣờng chính chỉ tăng tƣơng đối, trong khi đó các thị trƣờng có quy mô nhỏ hơn lại đang có xu hƣớng tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhƣ: Bulgaria, Rumania, Séc và một vài nƣớc Bắc Âu với tỷ lệ tăng trên 40% trong năm 2009.

Năm 2010, xuất khẩu sang EU tăng nhẹ trở lại, với mức tăng trƣởng 4% về khối lƣợng, đạt hơn 364 nghìn tấn, tăng gần 9% về giá trị so với năm trƣớc, đạt 1.137 tỷ USD. Năm nay, nền kinh tế của khối dù có dấu hiệu tăng trƣởng trở lại sau khủng hoảng nhƣng sự phục hồi không đáng kể, nhiều quốc gia lại phải đối mặt với vấn đề nợ công và tình trạng thất nghiệp nên nhu cầu nhập khẩu cũng hạn chế. Trong năm 2010, Đức và Tây Ban Nha là hai thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất. Năm nay, tỷ trọng của EU trong cơ cấu các thị trƣờng nhập khẩu đã giảm so với năm 2009, đạt 23,5% trong khi đó con số này vào năm 2009 là 25,8%. Thị trƣờng Hoa Kỳ bắt đầu đe dọa vị trí dẫn đầu của EU khi tỷ trọng năm nay tăng so với năm trƣớc, đạt 19,3% cao hơn năm 2009 2,5%.

57

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2010

Hình 4.11 Tỷ trọng các thị trƣờng chính của thủy sản Việt Nam năm 2010 Năm 2011, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU có sự tăng trƣởng rõ rệt trở lại với giá trị xuất khẩu đạt 1.318,3 triệu USD, tăng gần 16% so với năm trƣớc. Năm nay EU vẫn là thị trƣờng nhập khẩu số 1 của Việt Nam, tuy nhiên tỷ trọng đã giảm, đạt 21,8%. Năm 2011, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang EU thì mực và bạch tuộc có mức tăng trƣởng cao nhất 29,6%, ngƣợc lại cá tra và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ giảm với mức giảm lần lƣợt là 1% và 6,9%. Năm nay, EU là thị trƣờng nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch 486,7 triệu USD.

Tổng kết cuối năm 2012, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU tiếp tục giảm, dù tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta tăng so với năm trƣớc. EU cũng là thị trƣờng duy nhất trong các thị trƣờng xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam có giá trị xuất khẩu giảm. Điều này đã dẫn đến việc EU đã tụt xuống thị trƣờng lớn thứ 2 và để vụt mất vị trí thứ nhất vào tay thị trƣờng Hoa Kỳ. Chính sách siết chặt tín dụng và tình hình nợ công tại các nƣớc châu Âu đã tác động rất lớn đến xuất khẩu thủy sản nƣớc ta sang thị trƣờng này. Năm nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU đạt 1.135 triệu USD, giảm hơn183 triệu USD và kém Hoa Kỳ gần 33 triệu USD.

EU 23,5% Mỹ 19,3% Nhật Bản 17,8% Hàn Quốc 7,7% Trung Quốc 4,9% ASEAN 4,3% Úc 3% Thị trƣờng khác 19,5%

58

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – tháng 6/2014

Hình 4.12 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2008 – tháng 6/2014

Sang năm 2013, xuất khẩu thủy sản sang EU khởi sắc tuy nhiên chỉ ở mức nhẹ, tăng gần 4,1% đạt kim ngạch 1.182 triệu USD. Theo cơ cấu tổng sản phẩm thủy sản mà EU nhập khẩu năm nay thì tôm và cá tra là hai mặt hàng chính, chiếm cơ cấu lần lƣợt là 34,6% và 32,6%. Mặt hàng cá ngừ cũng tăng trƣởng cao khi EU là thị trƣờng lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ nhập khẩu cá ngừ từ nƣớc ta, chiếm khoảng 27% thị phần. Đặc biệt năm nay EU là thị trƣờng nhập khẩu mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng thị phần khoảng 70%.

Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của nƣớc ta sang thị trƣờng EU đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào mục tiêu đƣa kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng này cũng gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là liên quan đến vấn đề nguyên liệu, giá bán và khủng hoảng tài chính tại các quốc gia thuộc khối này. Những điều này đòi hỏi ngành thủy sản và các cơ quan liên quan phải có những bƣớc đi phù hợp để khắc phục khó khăn và thúc đẩy hoạt động thủy sản sang thị trƣờng này phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)