Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 30)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

2.1.3 Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

2.1.3.1 Cạnh tranh là gì?

Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong mọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trƣờng, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.

Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành đƣợc sự tồn tại, sống còn, giành đƣợc lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thƣởng hay những thứ khác.

12

Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng (ngƣời sản xuất muốn bán đắt, ngƣời tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa ngƣời tiêu dùng với nhau để mua đƣợc hàng rẻ hơn; giữa những ngƣời sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.

Theo Michael Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lƣợc của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành. Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tƣơng đối giữa những ngƣời sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành đƣợc những điều kiện thuận lợi hơn nhƣ gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trƣờng tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu đƣợc nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.

Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trƣờng, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất. Câu nói "thƣơng trƣờng nhƣ chiến trƣờng", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trƣờng cạnh tranh tự do

2.1.3.2 Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, đẩy mạnh tính năng động của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh buộc ngƣời sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của kho học công nghệ sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu và rộng. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến phân hóa giàu nghèo, những hành vi kinh tế trái pháp luật… làm thị trƣờng trì trệ và kém phát triển.

13

Ngƣời tiêu dùng là ngƣời đƣợc nhiều lợi ích nhất khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh ngƣời tiêu dùng không chịu ảnh hƣởng bởi sức ép nào và còn đƣợc hƣởng các lợi ích nhƣ sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng càng đa dạng và chất lƣợng càng cao. Khách hàng tác động trở lại đối với doanh nghiệp thông qua cạnh tranh bằng những yêu cầu về mẫu mã, chất lƣợng, giá cả… Đòi hỏi của khách hàng càng cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt.

Cạnh tranh là điều tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Đây là cuộc chạy đua khốc liệt mà mỗi một doanh nghiệp tham gia phải tìm mọi cách để chiếm ƣu thế và chiến thắng. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, buộc doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để tạo ra những sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao.

Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài qui luật vận động đó thì sẽ bị đào thải, không thể tồn tại. Chính vì vậy, chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh là con đƣờng đi đúng đắn cho mỗi doanh nghiệp.

2.1.3.3 Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm khá rộng, đƣợc tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phƣơng hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế, và lịch sử của các nƣớc đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh (Michael E. Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh quốc gia). Theo Michael E. Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trƣờng một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp đƣợc.

Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu của WTO định nghĩa lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng củ nƣớc đó đạt đƣợc những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đƣợc các tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao đƣợc xác định bằng sự thay đổi của GDP trên đầu ngƣời theo thời gian.

Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Mỹ lại định nghĩa cho lợi thế cạnh tranh là lợi thế mà ở đó, dƣới các điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng, quốc gia đó có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của các thị

14

trƣờng quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của ngƣời dân nƣớc mình.

Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của OECD đƣa ra định nghĩa về lợi thế cạnh tranh quốc gia, đó là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

Nhìn chung, lợi thế cạnh tranh là việc sở hữu những giá trị đặc thù, có thể sử dụng để tận dụng cơ hội kinh doanh, tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là một khái niệm vừa có tính vi mô vừa có tính vĩ mô.

Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia đƣợc cấu thành từ bốn thuộc tính lớn, đƣợc gọi là mô hình kim cƣơng của lợi thế quốc gia. (Michael E. Porter, 1990.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia.Ngƣời dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. Hà Nội: Nhà

xuất bản Trẻ)

Nguồn: Michael E.Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản Trẻ

Hình 2.1 Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia CHIẾN LƢỢC, CƠ CẤU, CÁC ĐỊNH CHẾ HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ CÁC NGÀNH HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN CÁC ĐIỀU KIỆN NHÂN TỐ SẢN XUẤT CÁC ĐIỀU KIỆN NHU CẦU

15 Trong đó:

- Các điều kiện nhân tố: Vị thế của quốc gia đó trong các nhân tố sản xuất nhƣ lao động có kỹ năng hay cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành

-Các điều kiện nhu cầu: Bản chất của nhu cầu thị trƣờng nội địa cho sản phẩm hay dịch vụ của ngành.

-Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Sự hiện diện hay vắng mặt trong một quốc gia của các ngành cung ứng và các ngành có liên quan khác có năng lực cạnh tranh quốc tế

-Chiến lƣợc, cơ cấu và các định chế hỗ trợ của chính phủ: Các điều kiện trong một quốc gia mà quản trị cách thức các công ty đƣợc tạo ra, tổ chức và quản lý, cũng nhƣ bản chất của sự ganh đua trong nƣớc, các chính sách hỗ trợ phát triển ngành của Chính phủ.

Những nhân tố này tạo ra môi trƣờng quốc gia mà trong đó các công ty đƣợc sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh. Mỗi điểm trên hình thoi – và hình thoi nhƣ là một hệ thống - ảnh hƣởng đến các thành phần cơ bản cho việc đạt đƣợc sự thành công trong cạnh tranh trên trƣờng quốc tế: sự sẵn có của các nguồn lực và kỹ năng cần thiết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành; thông tin mà định hình các cơ hội mà những công ty nhận thức đƣợc và các phƣơng hƣớng mà qua đó các công ty này sử dụng những nguồn lực và kỹ năng của mình; mục tiêu của những ngƣời sở hữu, nhà quản lý, và các cá nhân trong công ty; và quan trọng nhất, những áp lực đối với các công ty trong việc đầu tƣ và đổi mới. (Michael E. Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh quốc gia)

Bên cạnh mô hình kim cƣơng, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael.E.Porter là mô hình thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong phân tích về năng lực cạnh tranh. Đây là mô hình hữu hiệu để cung cấp các chiến lƣợc cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Theo Michael Porter, cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng trong một ngành bất kì chịu tác động của 5 lực lƣợng cạnh tranh sau:

-Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm: Mức độ tập trung của nhà cung cấp, tầm quan trọng của số lƣợng sản phẩm đối với nhà cung cấp, ảnh hƣởng của yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, nguy cơ tăng cƣờng sự hợp nhất của các nhà cung cấp.

16

-Đe dọa của sản phẩm thay thế thể hiện ở: Chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, xu hƣớng sử dụng hàng thay thế của khách hàng, tƣơng quan giữa giá cả và chất lƣợng của các mặt hàng thay thế

-Áp lực từ khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả, số lƣợng mua, tính nhạy cảm đối với giá, động cơ của khách hàng, mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế, tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa, sự khác biệt hóa sản phẩm.

-Cạnh tranh nội bộ ngành thể hiện ở: Các rào cản muốn thoát ra khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, tăng trƣởng của ngành, tình trạng dƣ thừa công suất, chi phí chuyển đổi, tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh.

-Đe dọa của đôi thủ tiềm ẩn thể hiện ở: khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, chính sách của Chính phủ, các yêu cầu về vốn, tính đặc trƣng của thƣơng hiệu, sản phẩm độc quyền, khả năng tiếp cận với kênh phân phối.

Nguồn: Michael E.Porter, 1985.

Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)