Về nguồn nguyên liệu và sản phẩm

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 104 - 108)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu):

5.3.1Về nguồn nguyên liệu và sản phẩm

Nguồn nguyên liệu là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến chất lƣợng sản phẩm đầu ra. Tự nhiên, vị trí địa lý của nƣớc ta rất thích hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là hai khu vực ĐBSCL và ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ. Với đƣờng bờ biển dài và sông ngòi dày đặc, Chính phủ cần khuyến khích nuôi trồng những giống thủy sản giá trị kinh tế cao nhƣ tôm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Đây là những mặt hàng đƣợc ngƣời tiêu dùng EU ƣa chuộng. Tuy nhiên, thời gian qua khi mà xuất khẩu thủy sản dần dần khởi sắc và có những thành tựu đáng kể thì hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng trở nên sôi động và dần dần trở nên khó kiểm soát. Đặc biệt là khi diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, cây ăn trái và hoa màu ở một số khu vực ven biển bị nƣớc mặn xâm chiếm,ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận không cao, làm ngƣời dân không còn mặn mà với các loại cây trồng nhƣ ven biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nông dân càng ngày càng ồ ạt đầu tƣ nuôi tôm, nuôi cá tra, cá basa. Chính sự đầu tƣ ồ ạt, thiếu qui hoạch này làm cho nguồn nguyên liệu trở nên thiếu tính an toàn và đảm bảo về chất lƣợng, hơn nữa nếu nguyên liệu bị xuất một loạt sẽ làm giá nguyên liệu giảm, chính ngƣời nuôi sẽ gánh chịu hậu quả. Đồng thời, không quản lí đƣợc nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng đầu vào, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm cuối cùng và cuối cùng là ảnh hƣởng đến hình ảnh thủy sản Việt Nam và khả năng cạnh tranh của thủy sản nƣớc ta trên thị trƣờng EU – một thị trƣờng vô cùng khắt khe.

91

EU dùng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định là hàng của các nƣớc này có thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng EU hay không chính là hàng hoá đó có vƣợt qua đƣợc rào cản kỹ thuật của EU hay không. Vì vậy thủy sản Việt Nam muốn xuất sang EU cần phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về chất lƣợng và quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn về VSATTP và an toàn cho ngƣời sử dụng, cuối cùng là tiêu chuẩn về môi trƣờng.

Chính phủ và Nhà nƣớc cần ban hành nhiều hơn nữa các quy định về nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện nƣớc ta nhằm hạn chế tình trạng thả nuôi ồ ạt, nhƣng không làm khó nông dân Việt Nam, đồng thời đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu chất lƣơng từ thị trƣờng EU khó tính. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi thủy sản, vệ sinh thú ý, bảo vệ môi trƣờng sẽ là những tiêu chuẩn cần thiết nhất. Bên cạnh đó các Sở , Ban ngành liên quan các tỉnh cần rà soát và đảm bảo quản lý chặt chẽ vùng nuôi thủy sản ở mỗi tỉnh. Trƣớc tiên cần xác định chính xác số lƣợng hộ nuôi thủy sản, vật nuôi chính và diện tích thả nuôi của mỗi hộ. Sau đó, kiểm tra tình hình đáp ứng các tiêu chuẩn nuôi trồng hay các chứng chỉ quốc tế đối với thủy sản đƣợc nuôi. Các tổ chức liên quan cần tuyên truyền, tập huấn cho ngƣời nuôi thủy sản về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn này đối với hình ảnh thủy sản Việt Nam và chất lƣợng đầu ra khi họ thu hoạch bán cho thƣơng lái hay các doanh nghiệp chế biến. Các Ban, Ngành liên quan phải tuyệt đối kiểm tra nghiêm ngặt tình hình nuôi cá tra thƣơng phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP để hoàn thành mục tiêu đến hết 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thƣơng phẩm phải áp dụng và đƣợc chứng nhận thục hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP.

Không chỉ ngƣời nuôi ồ ạt mà các nhà máy chế biến cũng đƣợc xây dựng tràn lan. Chỉ cần có nguồn vốn tài chính đủ mạnh, ngƣời ta có thể dễ dàng mở một doanh nghiệp tƣ nhân hay một công ty chuyên về chế biến thủy sản, sau đó tìm ngƣời xuất khẩu trung gian. Tình trạng nhà máy chế biến thủy sản mọc lên tràn lan trong những năm gần đây làm cho chất lƣợng sản phẩm khó kiểm soát, hơn nữa là các công ty này ít chú trọng về môi trƣờng. Chính phủ và các Ban ngành liên quan cần rà soát và kiểm tra lại các nhà máy chế biến thủy sản. Sở, ban ngành mỗi tỉnh sẽ điều tra trong tỉnh của mình để quản lý tốt thực trạng nhà máy chế biến thủy sản, kiên quyết xóa bỏ những doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lƣợng, không thực hiện đúng các cam kết về vệ sinh thực phẩm và môi trƣờng.

92

Một vấn đề mà xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta vẫn còn gặp khó khăn đó là vấn đề cam kết về môi trƣờng. Thị trƣờng EU đòi hỏi các nhà xuất khẩu nƣớc ta phải đảm bảo rằng nguyên liệu họ mua phải là từ các nguồn nguyên liệu rõ ràng, môi trƣờng nuôi không bị ô nhiễm. Hơn nữa, các nƣớc thành viên EU không chỉ quan tâm đến chất lƣợng nguồn nguyên liệu mà còn đòi hỏi cao về trách nhiệm đối với môi trƣờng, các chất thải từ nhà máy và từ các hộ nuôi phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Tuy nhiên những nhà máy chế biến mọc tràn lan, không kiểm soát đƣợc đa phần chƣa thực hiện tốt cam kết về môi trƣờng. Bên cạnh đó, các lồng bè nuôi cá tra, cá basa trên sông Tiền và sông Hậu ngày càng làm cho môi trƣờng ô nhiễm trầm trọng, không chỉ vì chất thải từ chăn nuôi mà còn từ sinh hoạt hằng ngày của ngƣời nuôi, do tập quán nuôi lồng bè ngƣời nuôi sẽ sống trên lồng bè đó để chăm sóc cá nuôi. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến độ tƣơi, sạch và an toàn của nguyên liệu. Để giảm thiểu tình trạng này, các ngành chức năng cần hỗ trợ ngƣời nuôi áp dụng các kỹ thuật nuôi theo hƣớng dẫn chuyên môn. Ngoài ra, xây dựng vùng chuyên tập trung các lồng bè nuôi cá tra, cá basa để dễ dàng kiểm soát; vùng tập trung này cần tránh xa khu dân cƣ, khu vực khu công nghiệp, chợ… Tuyên truyền cho ngƣời nuôi đảm bảo vệ sinh tối đa có thể trong sinh hoạt hàng ngày khi sống trên lồng bè.

Một điều quan trọng nữa là các ngành liên quan cần kiểm soát tốt thuốc thủy sản, các chất mà ngƣời nuôi sử dụng trên thủy sản, đặc biệt là các chất cấm nhƣ Medanime, Chloroform, Flouroquinolones……cũng nhƣ kiểm soát thị trƣờng kháng sinh và các cơ sở vật tƣ nông nghiệp. Ngƣời nuôi thủy sản cũng nhƣ những nông dân trồng lúa, trồng cây ăn trái hay chăn nuôi khác họ thƣờng tự ý mua thuốc không theo khuyến cáo hay theo ngƣời khác mách thuốc gì tốt là họ sẽ mua chỉ vì muốn vật nuôi, cây trồng của mình khỏe mạnh mà ít nghĩ đến hậu quả. Hơn nữa, ngƣời nuôi còn lạm dụng thuốc cho đến khi thu hoạch mà không ngƣng trƣớc đó. Sử dụng thuôc thủy sản vô tội và làm cho nguồn nguyên liệu bị nhiễm thuốc, dễ bị “làm khó” khi xuất khẩu hay tệ nhất là bị trả hàng hay bị “cấm vận”. Theo VASEP, chƣa đầy 4 tháng đầu năm 2014, EU và Nhật Bản đã cảnh báo 11 lô hàng tôm nuôi từ Việt Nam do phát hiện dƣ lƣợng OTC vƣợt mức giới hạn cho phép. Mặc dù OTC là kháng sinh đƣợc phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhƣng do ngƣời nuôi tôm thƣờng lạm dụng thuốc trong quá trình nuôi và không ngƣng việc dùng thuốc trƣớc khi thu hoạch. Đây chính là hồi chuông báo động không chỉ cho ngƣời nuôi mà còn cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu và những nhà quản lý thị trƣờng thuốc thủy sản.

Tăng cƣờng hơn nữa liên kết 4 nhà trong nuôi trồng thủy sản để tạo nên hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết

93

trong ngành thủy sản. Trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết "3 nhà" còn lại để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông

dân; từng bƣớc tiến tới xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm thủy sản. Nuôi thủy sản

theo hợp đồng, tăng cƣờng mối liên kết giữa ngƣời nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng là một giải pháp cấp thiết hiện nay. Hai bên sẽ cam kết với nhau bằng cơ sở pháp lý, ràng buộc trách nhiệm nhằm đảm bảo ngƣời nuôi có đầu ra và doanh nghiệp có nguồn cung ổn định và đảm bảo chất lƣợng. Nhà khoa học tăng cƣờng nghiên cứu các giống mới sạch bệnh và khỏe mạnh, năng suất cao nhằm đối phó tình trạng bệnh thủy sản đang diễn ra phức tạp; đồng thời nghiên cứu các quy trình kỹ thuật canh tác thủy sản tiên tiến, công nghệ cao và công nghệ chế biến bảo đảm nâng cao năng suất và làm tăng giá trị gia tăng cho mặt hàng thủy sản. Mắt xích cuối cùng trong mối liên kết 4 nhà là Nhà nƣớc cần ban hành những chính sách phù hợp nhƣ phổ biến kiến thức nuôi trồng thủy sản tiến bộ, cung cấp các dịch vụ tƣ vấn, huogn71 ngƣời dân tiếp cận, vay vốn nhằm cải thiện quá trình nuôi trồng và sản xuất thủy sản, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Một giải pháp quan trọng nữa là các doanh nghiệp cần phân tích sự phát triển và những xu hƣớng tiêu dùng của từng quốc gia nhằm có những chiến lƣợc cạnh tranh cụ thể, trƣớc nhất thủy sản Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản hơn nữa khi nhu cầu về thủy sản của ngƣời tiêu dùng EU ngày càng cao và đa dạng. Ngƣời Hà Lan thích các sản phẩm cá tra thay vì cá ngừ nhƣ những năm trƣớc. Ngƣời Tây Ban Nha thích tôm của nƣớc ta. Ngƣời Pháp thích tôm đóng gói một lần và đã đƣợc làm chín…. Vì vậy không thể cứ mãi xuất thủy sản tƣơi, đông lạnh, giá trị gia tăng thấp đƣợc. Doanh nghiệp cần phát triển bộ phận R&D nhằm nghiên cứu sản phẩm giá trị gia tăng cao, đa dạng mới lạ nhằm tăng sức hấp dẫn cho thủy sản Việt Nam.

Yêu cầu về bao bì sản phẩm cũng là một trong những yêu cầu quan trọng của thị trƣờng EU, trƣớc tiên là yêu cầu về ngôn ngữ cho từng quốc gia thành viên, bao bì phải đầy đủ về tên sản phẩm, nhà sản xuất, hạn sử dụng, thành phần… Doanh nghiệp cần sử dụng bao bì có chất liệu thân thiện với môi trƣờng, bao bì dễ phân hủy, tránh phế thải bao bì. Trên bao bì cần ghi rõ tên hóa chất, phụ gia đã đƣợc sử dụng theo quy định của nƣớc ta và nƣớc nhập khẩu, đồng thời các sản phẩm cá phi lê cần thể hiện đƣợc khối lƣợng tịnh sản phẩm và tỷ lệ mạ băng, các loại hóa chất và chất hỗ trợ trong quá trình chế biến.

94

Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần cạnh tranh lành mạnh khi xuất khẩu sang thị trƣờng EU. Thời gian qua, tình trạng các doanh nghiệp nƣớc ta ở nƣớc ngoài cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự gắn kết và luôn nghĩ cách phá giá để loại trừ lẫn nhau, bỏ qua lợi ích ở tƣơng lai chỉ quan tâm lợi ích nhỏ trƣớc mắt, khó có thể đạt đƣợc sự phát triển ổn định bền vững. Với tình trạng này thì daonh nghiệp Việt Nam khó có thể tồn tại lâu dài ở EU một khi các đối thủ khác tăng cƣờng hoạt động nhƣ Thái Lan, Philipin, Trung Quốc… Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ nhằm tạo nên sức mạnh và môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho chính mình.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 104 - 108)