Thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN (Trang 39 - 40)

Đây là thị trường tiêu thụ chính của công ty với các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật, một số thị trường khác. Các khách hàng thường đặt hàng với số lượng lớn để công ty sản xuất gia công theo hợp đồng. Các khách hàng thường đưa mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm cho công ty sản xuất. Vì vậy, công ty hầu như không cần thực hiện khâu thiết kế sản phẩm. sản phẩm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết trừ một số sản phẩm lỗi, hỏng, không đạt yêu cầu.

EU là thị trường có sự thống trị của dây chuyền phân phối hàng hóa, là những siêu thị lớn, các đại lý và rất hiếm doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ tốt với những dây chuyền phân phối hàng hóa này để có thể đưa được hàng hóa của mình vào. Về sở thích, thị hiếu nói chung thì người Châu Âu rất thích các hàng hóa chất lượng cao. Bên cạnh đó, họ còn có xu hướng sử dụng một số đồ dùng chỉ qua một lần rồi vứt

bỏ. Đây là đặc điểm mà công ty có thể khai thác để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vào thị trường này.

Tuy nhiên, cũng có các trở ngại khi xuất khẩu vào thị trường EU do EU đưa ra những tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật khá khắt khe đối với hàng hóa … ngoài ra, họ còn có các chính sách bảo hộ sản xuất nội khối như chính sách thuế, chống bán phá giá… Vì vậy, khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này, công ty phải nghiên cứu thị trường, cập nhật các chính sách mới và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, công ty tiêu thụ sản phẩm trên một số thị trường của EU như Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan…với các sản phẩm chính là Jacket, sơ mi, quần âu…

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và là một thị trường phi hạn ngạch. Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, dân số đông, có sức mua lớn, khả năng chi trả cao. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và quan tâm nhiều tới mẫu mốt. Những năm gần đây, kim ngạch NK hàng hóa vào thị trường Nhật Bản liên tục gia tăng. Đối với nhóm hàng dệt may, thị trường Nhật Bản có qui mô NK lớn, khả năng thanh toán cao, nhưng áp lực cạnh tranh rất khốc liệt giữa nhiều hàng hóa cùng loại đến từ nhiều xuất xứ khác nhau, trước hết là từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… Sản phẩm của Trung Quốc thường chiếm tới 70% thị phần, trong khi sản phẩm của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% thị phần.

Nhật Bản cũng là thị trường tiêu thụ lớn của công ty TNHH May Phố Hiến với sản phẩm chính là Jacket, sơ mi…

Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và có tiềm năng rất lớn vì dân số Mỹ lớn hiện có trên 300 triệu người, đa số sống ở thành thị có mức thu nhập cao. Do đó người Mỹ có sức mua lớn và nhu cầu đa dạng. Tuy nhiên hiện nay công ty mới chỉ tiếp cận được một thị trường rất nhỏ.

Thị trường châu Á: Trong các nước châu Á, công ty TNHH May Phố Hiến có quan hệ làm ăn với các đối tác ở các nước như: Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Các công ty ở các nước này vừa là người đặt gia công vừa là người môi giới trung gian giữa công ty với các khách hàng Châu Âu.

Một phần của tài liệu TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN (Trang 39 - 40)