Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động marketing được áp dụng tại doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp sẽ tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường nhằm tăng lượng hàng bán, củng cố vị thế doanh nghiệp so với đối thủ.
Thị phần doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu được phản ánh thông qua các khía cạnh như khu vực thị trường, tỷ lệ khách hàng hiện tại và tiềm năng mà công ty khai thác trong thời gian tới. Để xác định chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp phải căn cứ vào các số liệu thống kê kinh tế và tổng mức tiêu thụ mặt hàng cùng loại trong cả năm của toàn nền kinh tế quốc dân. Từ đó xác định thị phần sản phẩm doanh nghiệp mình chiếm bao nhiêu phần trăm, ở mức độ nào, rộng hay hẹp, lớn hay nhỏ…. Nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn điều này cho thấy dấu hiệu khả quan về sự duy trì đứng vững trên thị trường của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Tóm lại qua chương này chúng ta hiểu được bản chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp, vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nội dung của hoạt độn tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các chính sách Marketing hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và biết được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Qua việc khái quát hệ thống lý luận về tiêu thụ sản phẩm, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc
LNST
PCPBH = * 100% CPBH
phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của một công ty cụ thể, có thể thấy được họ đã làm tốt hay chưa tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Từ đó, ta có thể đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty mà ta nghiên cứu.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN
2.2. Tổng quan về công ty TNHH May Phố Hiến
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH May Phố Hiến
Tên, quy mô, địa chỉ công ty TNHH May Phố Hiến
• Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN
• Tên giao dịch quốc tế: PHO HIEN GARMENT COMPANY LIMITED
• Tên viết tắt: PHOGACO
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
• Địa chỉ:Số 311 Lê Văn Lương – Phường An Tảo – TP Hưng Yên – Tỉnh HY • Điện thoại: 03213.556675, 03213.862704
• Fax: 0321.864993
• Số giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế: 0900101064 • Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH May Phố Hiến là đơn vị liên doanh được thành lập theo quyết định số 439/QĐUB ngày 10/05/1997 của UBND Tỉnh Hưng Yên với 2 sáng lập viên là Công ty CP may Hưng Yên và Công ty CP đay và may Hưng Yên. Chức năng chính của đơn vị là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0900101064 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 30/06/1997.
Từ ngày đầu thành lập, công ty chỉ có 2 dây chuyền sản xuất với đội ngũ cán bộ và công nhân viên còn non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề cũng như về trình độ quản lý. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị công ty, Chi bộ đảng công ty với
đoàn, Đoàn thanh niên, Công ty đã chủ động vươn lên chuyển hướng từ gia công lại hàng cho công ty CP May Hưng Yên và làm hàng nội địa sang tìm kiếm khách hàng và sản xuất gia công hàng xuất khẩu mở rộng thị trường sang các nước Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Pháp, Hoa Kỳ… Các khách hàng chủ yếu của công ty là: Sumimoto – Nhật Bản, Young Shin– Hàn Quốc, Flexcon – Đức, Amatexa – Anh, Jeans – Đài Loan…
Qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển từ một đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu đến nay công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh. Với 2 tổ sản xuất và hơn 200 cán bộ quản lý và công nhân ban đầu, hiện nay công ty đã thành lập được 14 tổ sản xuất gồm 13 tổ may và 1 tổ cắt, hơn 800 cán bộ công nhân viên đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty được UBND tỉnh, sở công nghiệp Hưng Yên đánh giá là đơn vị đứng đầu phong trào sản xuất kinh doanh của tỉnh. Năm năm liền (1999,2000, 2001, 2002, 2003), công ty được UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào sản xuất công nghiệp.
Ba năm liền (2004, 2005, 2006), công ty được Chính Phủ tặng huân chương lao động hạng ba.
Tháng 04/2007, tổ chức DSA vương quốc Anh chứng nhận công ty là đơn vị đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
Tháng 10/2007, công ty được UBND tỉnh Hưng Yên tặng bằng khen có thành tích xuất sắc 10 năm liền (1997 – 2007).
Hiện nay công ty không ngừng phấn đấu sản xuất kinh doanh để có tên tuổi trong ngành dệt may Việt Nam và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty có chức năng chính là sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu theo kế hoạch, quy hoạch của công ty và theo yêu cầu thị trường. Từ đầu tư sản xuất đến cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc và các hàng hóa khác liên quan đến hàng dệt và may mặc. Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nghành nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác. Trong hoạt động kinh doanh công ty có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:
Xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với mục tiêu công ty và nhu cầu thị trường, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác.
Đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý, tiền thu từ chuyển nhượng phải được tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và luật công đoàn.
Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo định kỳ và quy định của công ty và nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.
Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tổ chức Phòng TC – KT Phòng Y tế Phòng KH - VT Phòng Kỹ Thuật Phòng KCS
Phân Xưởng Tổ cơ điện Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6 Tổ 7 Tổ 8 Tổ 9 Tổ 10 Tổ 11 Tổ 12 Tổ 13 Tổ Cắt Phòng XNK
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Mọi công việc đều được thực hiện theo tuần tự và được giám sát chặt chẽ từ trên xuống dưới. Các quyết định chỉ đạo của Giám đốc sẽ nhanh chóng chuyển tới đối tuợng thực hiện, ngược lại các thông tin báo cáo thực hiện cũng được phản hồi lại một cách nhanh chóng để Giám đốc kiểm tra, điều chỉnh kịp thời giúp những người chịu trách nhiệm thực hiện hoàn thành tốt công việc và kế hoạch của công ty được triển khai tốt. Giám đốc có thể chỉ đạo và nắm bắt được bao quát được toàn bộ các vấn đề của công ty qua Phó giám đốc và Trưởng các phòng ban.
Với mô hình tổ chức này các phòng ban, các bộ phận được quy đinh rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, ít xảy ra chồng chéo trong công việc, ít gây ra lãng phí và đạt hiệu quả cao trong công việc.
Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch HĐQT và các thành viên định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty, đề ra các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và HĐQT về toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời điều hành chung mọi hoạt động của bộ máy quản lý, các phòng ban.
Phó giám đốc: Có chức năng điều hành, quản lý toàn bộ hệ thống các tổ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về số lượng, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng.
Phòng tổ chức: Có trách nhiệm giúp giám đốc xây dựng các nội quy, quy chế hạch toán tiền lương, ngày, giờ, công lao động của công ty, lập phương pháp đánh giá thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ của công ty, tham mưu cho giám đốc về các chế độ khuyến khích vật chất, tiền lương, tiền thưởng, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực của công ty.
Phòng Tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác Tài chính – kế toán của công ty, ghi chép, phản ánh, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cả về mặt hiện vật và giá trị, đánh giá kết quả hoạt động của công ty, cung cấp thông tin và giúp giám đốc trong việc ra các quyết định về hoạt động kinh tế - tài chính.
Phòng Xuất Nhập Khẩu: Lập và quản lý các hợp đồng kinh tế, theo dõi mã hàng, đơn hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu, lập kế hoạch sản xuất, nhận và bảo quản hàng hóa, cung ứng vật tư phục vụ quá trình sản xuất… Trực tiếp giao dịch với khách hàng giúp giám đốc đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. Quản lý công tác xuất nhập khẩu, dịch các tài liệu kỹ thuật, thương mại phục vụ cho hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàng theo đúng tiến độ đã ký với khách hàng.
Phòng Kế hoạch – Vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho tàng của Công ty, theo dõi cân đối và quản lý nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Phòng Kỹ thuật: Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, lập tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế giác sơ đồ cắt và ban hành mẫu chuẩn cho sản xuất hàng loạt… và chịu trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, phát hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi trước khi đi vào nhập kho hay xuất cho khách hàng,
có quyền chỉ thị cho cán bộ kiểm hàng từ chối nhận hàng khi chất lượng hàng nhập không đảm bảo.
Phòng Y tế: Có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên công ty.
Phân xưởng: Có quản đốc phân xưởng trực tiếp điều hành sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm ra chuyền ở từng tổ sản xuất, đồng thời đảm bảo tiến độ giao hàng. Ngoài ra để giúp việc cho quản đốc còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên thống kê, nhân viên báo sổ.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm chính
Ngành nghề kinh doanh :
• Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc. • Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ. • Sản xuất, xuất nhập khẩu các sản ph....ẩm may mặc. • Sản xuất bao bì bằng giấy.
• Bán lẻ hàng hóa trong các cửa hàng chuyên doanh. • Dịch vụ ăn uống.
• Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. • Dịch vụ lao động và việc làm.
Tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm các sản phẩm chính sau: • Áo jacket
• Áo sơ mi • Khăn tay
• Áo váy
• Quần âu nam, nữ • Quần soóc nam, nữ
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây
Trong những năm qua mặc dù có sự biến động kinh tế cả trong và ngoài nước, công ty TNHH May Phố Hiến vẫn đạt được một số thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động SXKD của công ty TNHH May Phố Hiến
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
(09/08)
So sánh (10/09)
1 Doanh thu thuần Trđ 52.741 62.103 72.350 17,75% 16,5%
2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 1.653 1.899 2.010 14,88% 5,85%
3 Nộp NSNN Trđ 719,5 832,3 878,3 15,68% 5,53%
( Nguồn: Phòng tài chính-kế toán công ty TNHH May Phố Hiến)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Doanh thu thuần liên tục tăng, năm 2009 tăng 17,75% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 16,5% so với năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng như vậy công ty TNHH May Phố Hiến đã chứng tỏ được khả năng, năng lực kinh doanh của mình trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu về doanh thu thì sẽ không thể đánh giá chính xác được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh chỉ tiêu về doanh thu cần phải xét đến chỉ tiêu lợi nhuận của công ty TNHH May Phố Hiến.
Xét giai đoạn 2008 - 2010, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH May Phố Hiến đạt 1.653 triệu đồng năm 2008 và đến năm 2009 đạt 1.899 triệu đồng tăng 14,88% so với năm 2008, đến năm 2010 tổng lợi nhuận của công ty TNHH May Phố Hiến có tăng đạt 2.010 triệu đồng nhưng tốc độ tăng lại giảm mạnh so với năm 2009 chỉ đạt 5,85% so với năm 2009. Điều này cho thấy mặc dù lợi nhuận của công ty có tăng nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 đã giảm so với năm 2009. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng, doanh thu ở một số thị trường tiềm năng giảm… để tìm hiểu nguyên nhân chính xác ta sẽ phân tích trong các phần sau.
Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của công ty TNHH May Phố Hiến đều tăng qua các năm, nộp ngân sách Nhà nước tăng đồng nghĩa với tổng doanh thu của công ty tăng, thu nhập doanh nghiệp tăng. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước. Với tình hình nộp ngân sách của công ty như vậy, ta cũng một phần thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH May Phố Hiến là khá tốt, đang trên đà phát triển.
Hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty TNHH May Phố Hiến đã thu hút được nhiều lao động vào làm việc. Năm 2008 số lao động tại công ty là 792 người,năm 2009 số lao động tăng 2,9% và năm 2010 số lao động đã lên tới 853 người tăng 4,66% so với năm 2009.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta cũng thấy, thu nhập bình quân của người lao động tại công ty TNHH May Phố Hiến là tăng dần qua các năm, đời sống của cán bộ công