Một số giải pháp khác tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công

Một phần của tài liệu TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN (Trang 92 - 95)

Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển yêu cầu công ty phải luôn có chiến lược, tầm nhìn trong việc đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng suất lao động từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty của công ty. Để đầu tư đổi mới công nghệ đạt hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty TNHH May Phố Hiến cần thực hiện như sau:

− Xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị trên cơ sở đó ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất các mặt hàng trọng điểm của công ty như: sơ mi, Jacket.. − Lựa chọn công nghệ đầu tư phù hợp với trình độ sử dụng của người lao động, tránh

tình trạng đầu tư những công nghệ quá hiện đại, không sử dụng hết công suất dẫn đến lãng phí do hao mòn vô hình làm tăng giá thành sản xuất giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm.

− Ưu tiên đầu tư công nghệ sử dụng nhiều lao động vì nguồn lao động của công ty sẵn có lớn, khéo léo mà chi phí lao động không cao. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng đầu tư những loại công nghệ máy móc trung bình, “second hand” bởi chúng chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt và nhanh lạc hậu.

− Đầu tư đổi mới công nghệ phải đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, có biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

− Xác định khả năng tài chính và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của công ty để lựa chọn công nghệ phù hợp.

− Đa dạng hóa các phương án huy động vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị hoặc chuyển giao công nghệ như: huy động vốn tự có, vay nhà nước, các tổ chức tài chính, người lao động…

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm. Nó quyết định sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường cũng như chỗ đứng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, công ty TNHH May Phố Hiến cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình bằng cách:

− Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng phù hợp thị hiếu tiêu dùng trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

− Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đã nhận từ phía đối tác nước ngoài hay tự mua trên thị trường; bảo quản tốt nguyên phụ liệu đã nhận tránh hư hỏng xuống cấp.

− Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài về chủng loại và chất lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy cách kỹ thuật, nhãn mác bao bì đóng gói.

− Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từ từng công đoạn trong quá trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm.

− Nâng cao hiệu quả của các thiết bị, máy móc sẵn có, đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngày nay nhân sự là vấn đề của mọi vấn đề, nó quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Do vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh thì biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ đi đôi với phát triển nguồn nhân lực là biện pháp tối ưu nhất. công ty

TNHH May Phố Hiến có thể thực hiện việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:

− Đánh giá tổng quan và chi tiết về chất lượng nguồn nhân lực trong công ty, từ đó xác định các biện pháp, phương án để đào tạo phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý. − Từng bước chuẩn hoá chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn của từng vị trí trong

công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.

− Nâng cao chất lượng của công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao phải có những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực cần tuyển.

KẾT LUẬN

Qua chương này ta thấy, nhà nước đã có những quan điểm, định hướng phát triển, mục tiêu tổng quát và cụ thể cho ngành Dệt May trong những năm tới thông qua quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” của Thủ tướng chính phủ năm 2008. Và để phát triển theo định hướng của nhà nước và tận dụng các cơ hội, né tránh những nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ thị trường; Công ty TNHH May Phố Hiến cũng đã đề ra các mục tiêu và định hướng phát triển riêng cho mình trong thời gian tới. Để thực hiện được các mục tiêu và định hướng phát triển đó, một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho công ty được đề xuất. Mỗi giải pháp đưa ra có những ưu nhược điểm riêng song nó sẽ là gợi ý để công ty có thể lựa chọn áp dụng giải pháp phù hợp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN (Trang 92 - 95)