GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 107 - 110)

Thực vật bậc cao có mạch ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam tương đối phong phú về số lượng loài có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế, nhưng nghèo về trữ lượng và số lượng cá thể (bảng 4.5).

Bảng 4.5. Các nhóm công dụng của thực vật bậc cao có mạch ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam

Stt Nhóm công dụng Ký hiệu

Cao Muôn Cà Đam

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Nhóm cây cho gỗ T 97 22,87 115 21,78 2 Nhóm cây làm thuốc M 247 58,25 274 51,87 3 Nhóm cây làm cảnh, bóng mát Or 71 16,74 73 13,82 4 Nhóm cây thực phẩm F 58 13,67 57 10,79

5 Nhóm cây cho sợi và nguyên liệu thủ công Fb 18 4,24 14 2,65

6 Nhóm cây cho dầu, nhựa, tinh dầu Oil, E 11 2,59 12 2,27 Ghi chú:

- T: Timber - M: Medicinal plant - Or: Ornamental plant

- Fb: Fiber plant - Oil: Oil - E: Essential oil

Hình 4.4. Biểu đồ số lượng loài các nhóm công dụng thực vật bậc cao có mạch ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam

Qua bảng 4.5 và hình 4.4 cho thấy giá trị các nhóm công dụng của thực vật bậc cao có mạch ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam như sau:

* Nhóm cây làm thuốc (M)

Nhóm giá trị làm thuốc có số lượng loài lớn nhất với 247 loài (chiếm 58,25% tổng số loài) ở vùng rừng Cao Muôn; vùng rừng Cà Đam có số lượng loài nhiều hơn với 274 loài (chiếm 51,89% tổng số loài). Bao gồm phần lớn là các loài thực vật phổ biến được người dân sử dụng để chữa các bệnh thông dụng, có thể kể như: Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Chó đẻ răng cưa

(Phyllanthus urinaria), Ngãi cứu (Artemisia vulgaris), Lông cu li (Cibotium barometz), Tam phòng (Justicia gendarussa), Cỏ xước dại (Cyathula prostrata),

Hoa dẻ trung bộ (Desmos chinensis)… Ngoài ra còn có một số loài cây thuốc có giá trị kinh tế như: Thổ phục linh (Smilax glabra), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon

juventas), Bổ cốt toái (Drynaria fortunei), Nần nghệ (Dioscorea collettii),

Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Thảo quyết minh (Cassia tora),…

* Nhóm cây cho gỗ (T)

- Ở vùng rừng Cao Muôn nhóm cây có giá trị cho gỗ có số lượng loài tương đối nhiều với 97 loài (chiếm 22,87% tổng số loài). Trong khi đó vùng rừng Cà Đam có số loài nhiều hơn với 115 loài (chiếm 21,78%). Nhóm này có nhiều loài cây gỗ quý và có giá trị như: Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Vàng tâm

Nhóm công dụng Số lượng

(Manglietia dandyi), Giổi vàng (Michelia champaca), Cẩm liên (Shorea siamensis), Sơn huyết (Melanorrhea laccifera), Chò nâu (Dipterocapus retusus),

Sao đen (Hopea odorata), Gụ lau (Sindora tonkiensis), Sến mật (Madhuca

pasquieri) và một số loài có giá trị kinh tế như: Đào lộn hột (Anacardium occidentale), Trám trắng (Canarium album), Chò đá (Dipterocarpus retusus),

Chò sao (Parashorea stellata), Bạch đàn (Eucalyptus globulus), Keo tai tượng

(Acacia magium), Tràm hoa vàng (Acacia auriculiformis),…

* Nhóm cây làm cảnh, bóng mát (Or)

Đã thống kê được nhóm giá trị này ở vùng rừng Cao Muôn gồm 71 loài (chiếm 16,74%) tổng số loài. Vùng rừng Cà Đam nhiều hơn 2 loài với 73 loài (chiếm 13,82%) Nhiều nhất trong nhóm này thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) gồm các loài: Tóc vệ nữ (Adiantum capillus), Tòa sen trung bộ

(Angiopteris annamensis), Ráng ổ phụng (Asplenium nidus), Cát đằng thơm (Thunbergia fragran), Trúc đào (Nerium oleander),… nhiều loài thuộc họ Lan

(Orchidaceae) như như Móng rồng (Dendrobium aloifolium), Cau diệp vàng

(Sphathoglottis aurea), Tiểu thạch học (Dendrobium podagraria) Quế lan

hương (Aerides falcata), Lan hồ điệp (Dedrobium anosmum),… Bên cạnh đó còn có nhiều cây cho gỗ làm cảnh và cho bóng mát như Gạo (Bomba ceiba), Trúc vàng (Phyllostachys aurea), Si (Ficus benjamina),…

* Nhóm cây ăn quả (F)

Nhóm cây ăn quả ở vùng rừng Cao Muôn 58 loài (chiếm 13,69% tổng số loài), vùng rừng Cà Đam 57 loài (chiếm 10,79% tổng số loài), gồm các loài: Nhãn (Euphoria longan), Táo rừng (Ziziphus oenoplia), Mít (Artocarpus

heterophyllus), Me (Tamarindus indica), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia),

Chân môn (Actephila chonmon), Bùng bục (Mallotus barbatus), Mít nài

(Artocarpus rigidus), Nút áo rau (Spilanthes oleracea), Me đất hoa vàng (Oxalis corniculata), Rau càng cua (Peperomia pellucida),…

* Nhóm cho sợi và nguyên liệu (Fb)

Ở vùng rừng Cao Muôn đã xác định được nhóm thực vật bậc cao có giá trị cho sợi gồm 18 loài (chiếm 4,24% tổng số loài), trong khi đó nhóm này ở vùng rừng Cà Đam có số lượng ít hơn với 14 loài (chiếm 2,65% tổng số loài). Một số đại diện như: Bông gòn (Ceiba pentadra), Niệc gió ấn độ (Wikstroemia indica), Hu đay (Trema angustifolia), Trầm mai đông (Trema orientalis), Mây song

(Mallotus apelta), Mây rút (Daemonorops pierreainus),… cho nguyên liệu sợi,

làm hàng thủ công mỹ nghệ,…

* Nhóm cây cho dầu, nhựa, tinh dầu (Oil, E)

- Là nhóm có số lượng loài ít nhất, qua điều tra ở vùng rừng Cao Muôn xác định được 11 loài (chiếm 2,59% tổng số loài) và vùng rừng Cà Đam có 12 loài (chiếm 2,27%). Các loài cung cấp tinh dầu, nguyên liệu ép dầu ăn, nhựa như: Tràm hoa vàng (Acacia auriculiformis), Quế (Cinamonum

aromaticum), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Trám lá đỏ (Canarium subulatum),

Dầu sơn (Vernicia montana),…

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w