- Tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt với các nước láng giếng (Thái Lan, Lào, Campuchia).
- Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế về đào tạo cán bộ, hợp tác nghiên cứu, vật tư trang thiết bị,… để phục vụ cho việc nghiên cứu và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học, sinh thái nhân văn.
- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực khai thác và bảo tồn tài nguyên động thực vật rừng, giám sát buôn bán động vật hoang dã quý hiếm, quản lý các loài di cư, quản lý sản phẩm có xuất xứ từ rừng khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thông qua việc tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã quý hiếm quốc tế (CITES), với khu vực và song phương.
- Thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên động thực vật rừng mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực; tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới như từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Cơ chế phát triển sạch (CDM), thu nhập quốc nội xanh… 5.3. ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hiện nay phải được dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững. Một trong những nguyên tắc phát triển bền vững kinh tế - xã hội là sử dụng hợp lý tài nguyên theo hướng bảo tồn ĐDSH gắn với du lịch sinh thái. Sử dụng các cảnh quan, tài nguyên ĐDSH để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng và lấy du lịch sinh thái, phát triển kinh tế để bảo tồn ĐDSH bền vững cảnh quan môi trường.
5.3.1. Nội dung bảo tồn
5.3.1.1. Giá trị Đa dạng sinh học loài (Species)
Từ những kết quả nghiên cứu có được cho thấy hiện trạng về tài nguyên đa dạng sinh học vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam cần phải bảo tồn loài - sinh cảnh:
- Về khu hệ nấm lớn tương đối phong phú. Đã ghi nhận được ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam 159 loài thuộc 131 chi trong 32 họ thuộc 2 ngành Ascomycota và Basidiomycota. Trong đó, có 1 loài Cookeina tricholoma (Mont.) Kuntze có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 bậc VU - sẽ nguy cấp.
- Khu hệ thực vật bậc cao có mạch đa dạng với 530 loài thuộc 403 chi, 124 họ của 6 ngành. Đã xác định được 23 loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Trong đó, bậc EN - nguy cấp 10 loài, bậc VU - sẽ nguy cấp 13 loài. Cũng đã xác định được 5 loài thuộc nhóm IIA của Nghị định 32/2006 NĐ-CP.
- Khu hệ động vật ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam phong phú và đa dạng. Đã xác định được 1.115 loài động vật nằm trong 693 giống, 180 họ và 43 bộ thuộc 6 lớp động vật khác nhau. Trong đó:
+ Thành phần loài thú gồm 70 loài thuộc 55 giống, 28 họ và 10 bộ. Nhưng mức độ phong phú cá thể của nhiều loài thú trong phạm vi vùng nghiên cứu không cao, một số quần thể có số lượng cá thể rất thấp, nguy cơ tuyệt chủng.
+ Thành phần loài chim ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam đã ghi nhận được 296 loài thuộc 155 giống, 47 họ, 14 bộ.
+ Thành phần loài LC - BS với 122 loài 71 giống, 22 họ, 4 bộ. + Thành phần loài Cá với 106 loài thuộc 62 giống, 18 họ và 6 bộ.
+ Thành phần loài Côn trùng đã xác định được 521 loài, 357 giống thuộc 69 họ của 9 bộ.
- Như vây, vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam được đánh giá là một trong những địa điểm dự trữ nguồn gen quý hiếm của Việt Nam. Trong số 594 loài Động vật có xương sống đã xác định được có 79 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong đó, bậc CR - rất nguy cấp là 11 loài, bậc EN - nguy cấp 28 loài, bậc VU - sẽ nguy cấp 37 loài; Có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP với 82 loài, trong đó xác định được 27 loài trong phụ lục IB (nhóm động vật quý hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) và 55 loài trong phụ lục IIB (nhóm động vật quý hiếm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Khi đối chiếu với Danh lục Đỏ IUCN, 2011 có 46 loài, trong đó bậc CR - rất nguy cấp 2 loài; bậc EN - nguy cấp 13 loài; bậc VU - sẽ nguy cấp 31 loài. Tương tự khi đối chiếu với Công ước CITES, 2011 cũng xác định được 78 loài, trong đó có 27 loài xếp ở phụ lục I, 48 loài xếp ở phụ lục II và 3 loài xếp ở phụ lục III. Một số loài thú mới phát hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX ở Bắc Trường Sơn cũng có mặt trong phạm vi vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam (Mang lớn - Megamuntiacus vuquangensis, Voọc chà vá chân xám - Pygathrix
cinerea, Vượn đen má trắng - Nomascus leucogenys,…) nhưng số lượng rất ít.
Vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim quý hiếm, đặc biệt là các loài trong họ Trĩ - Phasianidae (Trĩ sao - Rheinartia ocellata, Gà lôi hồng tía - Lophura diarda) rất quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt
chủng rất cao.
- Kết quả khảo sát đa dạng sinh học cho thấy vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam có một vị trí đa dạng sinh học rất quan trọng và mức độ bị đe dọa thuộc loại
cao. Giá trị đa dạng sinh học còn được nâng lên rất nhiều do vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam còn hội tụ được nhiều luồng động - thực vật khác nhau. Đa số số loài trong vùng (hơn 60% số loài) thuộc các loài rộng sinh cảnh, có vùng phân bố rộng trên thế giới và khu vực (Báo hoa mai - Panthera pardus, Mèo rừng - Felis
bengalensis, một số loài của các giống Chuột - Rattus, Trăn - Python, Rắn nước - Xenochrophis, Cá mương - Hemiculter, Cá cấn - Puntius,…); số loài khác phân
bố ở vùng lạnh phía Bắc (Vân Nam Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam) nhưng ưa ấm ở phía Nam đã phân bố tới vùng này. Đây là giới hạn phân bố thấp nhất về phía Nam của chúng (Cu li - Nycticebus, Chồn bạc má - Melogale personata, Thỏ rừng - Lepus peguensis, Gấu chó - Ursus malayanus, Khướu đen - Garrulax
pectoralis, Rắn cạp nia nam - Bungarus candidus, cá Chép - Cyprinus carpio, cá
Trê - Clarias fuscus,…); Đồng thời có nhiều loài nhiệt đới Ấn Độ - Mã Lai thích nhiệt độ cao ở phía Nam (Malaysia, Ấn Độ - Thái Bình Dương, miền Nam Việt Nam) nhưng cũng ưa lạnh ở phía Bắc đã phân bố tới vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam, nơi đây được xem như giới hạn cao phía Bắc của chúng (Gấu ngựa - Ursus
thibetatus, Tê tê - Manis pentadactyla, Khướu bạc má - Garrulax chinensis, Rắn
hổ mang chúa - Ophiophagus hannah, cá Thát lát Notopterus notopterus, cá Thèo - Pterocrytis cochinchinensis,…). Một số loài khác mang tính bản địa có giá trị đặc trưng, đặc hữu của vùng (Mang lớn - Megamuntiacus vuquangensis, Gà lôi trung bộ - Arborophila merlini, Trĩ sao - Rheinartia ocellata, Ếch gai sần -
Quasipaa verrucospinosa, Ếch nhẽo - Limnonectes hascheanus, Rắn cạp nong - Bungarus candidus, cá Niên (cá Sỉnh) - Onychostoma laticeps, cá Xanh - Onychostoma fusiformi, cá Chuối suối - Channa maculata,…).
- Trong số các loài động, thực vật hiện đã biết ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam có nhiều loài có giá trị về mặt cảnh quan giải trí, dược liệu, là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ. Đặc biệt, một số loài động, thực vật còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Tất cả chúng cần phải được bảo tồn để phát huy giá trị ĐDSH trong tương lai. Tuy nhiên, muốn sử dụng từ lợi ích của đông, thực vật thì phải nuôi chứ không được phép khai thác trong tự nhiên. Vì vậy, khu vực Cao Muôn và Cà Đam có độ đa dạng sinh học cao phải xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên “Loài - Sinh cảnh” gắn với du lịch sinh thái cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt.
Vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam được đánh giá là hai trong những vùng có độ đa dạng sinh học cao. Có hệ thống núi cao với các hang động cùng với hệ thống sông, suối đã hình thành ở đây khu hệ sinh vật phong phú, đa sinh cảnh. Đây là vùng giao lưu giữa các luồng động, thực vật nhiệt đới phía Nam với vùng ôn đới phía Bắc, sự giao lưu của các nhóm động, thực vật hai miền Bắc - Nam với khu vực Lào, Campuchia và Thái Lan thông qua hành lang phân bố của giải Trường Sơn và biên giới Việt - Lào.
* Về đa dạng sinh cảnh (thảm thực vật)
- Rừng kín thường xanh mưa mùa (ẩm) á nhiệt đới ở đai cao trên 900m (900m - 1.405m) ít bị tác động. Kiểu rừng này chiếm phần lớn diện tích, có độ
tàn che tương đối cao khoảng 80 - 95%. Rừng có cấu trúc 5 - 6 tầng, trong đó có 1 - 2 tầng cây gỗ chiếm ưu thế (Chò sao - Parashorea stellata, Chò đá -
Dipterocarpus retusus, Sến mật - Madhuca pasquieri, Gụ lau - Sindora tonkinensis, Pơ mu - Forkienia hogginsii,...), tầng cây bụi có quyết thực vật
thường mọc xen lẫn, xâm nhập làm thành 1 tầng thưa tạo điều kiện cho các loài ưa sáng, chịu hạn phát triển. Tầng dưới tán tương đối dày đặc, thành phần loài gồm các loài cây gỗ non tái sinh và cây bụi xâm nhập. Cùng với thảm mục với nhiều loài cây hòa thảo, cây cỏ tạo thành thảm sát mặt đất, tầng chị bóng gồm các cây dây leo, cây thân thảo, cây bì sinh và cây ký sinh,...
- Rừng kín thường xanh mưa mùa (ẩm) nhiệt đới, chủ yếu là cây lá rộng ít bị tác động thuộc đai thấp, ở độ cao dưới 900m (từ 100m đến 900m) với đặc điểm độ ẩm cao, khe suối nhiều đã hình thành thảm thực vật dày có độ che phủ kín (100%), dây leo và cây gỗ phát triển. Kiểu rừng này chiếm diện tích rộng
nhất so với các loại rừng có trong khu vực. Rừng thường có cấu trúc 6 - 7 tầng, ở những nơi rừng còn tốt có thể đạt tới 7 tầng. (Tầng A1 - tầng vượt tán, tầng A2 - tầng ưu thế sinh thái, tầng A3 - tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây bụi với các cây non tái sinh, tầng chịu bóng và tầng có quyết thực vật đa dạng, phổ biến các loài cây thân thảo,...) có thể kể một số đại diện: Lát xoan - Choerospondias axillaris, Thôi ba - Alangium chinense, Chân chim lá xoan - Schefflera obovatifoliolata, Sấu - Dracontomelom duperreanum, Sơn huyết - Melanorrhea laccifera, Trám trắng - Canarium album; ven suối gặp các loài Trâm trắng - Syzygium
brachyatum, Trâm vối - Syzygium cumini. Ở đai cao trên 600m - 900m nơi thảm
Hopea odorata, Táu trắng - Vatica odorata, Chò chang - Dipterocarpus turbinatus, Sến đỏ - Shorea roxburghii, Sến mật - Madhuca pasquieri, Cồng ba
lan sa - Calophyllum balansae, Bứa lá thuôn - Garcinia oblongifolia, Vàng tâm -
Manglietia dandyi,... Bên cạnh kiểu rừng này chúng tôi ghi nhận thêm còn có
kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa ẩm bị tác động mạnh phân bố ở độ cao dưới 300m, chiếm diện tích tương đối lớn (một vài nơi còn mang tính nguyên sơ có khả năng phục hồi cao) có nguồn gốc từ rừng nguyên sinh hoặc rừng ít bị tác động, do tác động của cộng đồng trong đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi và lâm sản, do chiến tranh,... một số đại diện bao gồm cây Thôi ba -
Alangium chinense, Sấu - Dracontomelom duperreanum, Cóc rừng - Spondias pinnata, Nút áo rau - Spilanthes oleracea, Trám lá đỏ - Canarium sulatum,…
Ngoài thảm thực vật tự nhiên, còn gặp thảm thực vật nhân tạo phân bố ở độ cao dưới 300m như các ruộng lúa nước bậc thang phân bố ven theo các khe suối, các vườn quế, các loại cây trồng lâu năm (cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây lâu năm khác).
Với 2 kiểu rừng nêu trên đã hình thành ở đây sinh cảnh thích hợp cho các loài động vật đặc hữu, quý hiếm bậc nhất toàn cầu cần được bảo vệ nghiêm ngặt như: Gà lôi lam mào trắng (Lophura adwardsi), dấu hiệu phân bố của các loài gà lôi khác (Lophura spp.), gà So trung bộ (Arborophila), Khướu đuôi ngắn (Jabouilleia). Thêm vào đó, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Hổ (Panthera
tigris), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), hai loài khỉ hầu là Vượn má
hung (Hylobates gabriellae) và Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea),…
* Về cảnh quan
Cả 2 vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam đều nằm ở độ cao trên 1.000m chủ yếu phân bố về phía Tây, Tây - Bắc, Tây - Nam và phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.
- Vùng rừng Cao Muôn huyện Ba Tơ với cảnh quan thiên nhiên: Hồ chứa nước Tôn Dung (thị trấn Ba Tơ), Hồ Suối Loa xã Ba Thành (đã được đầu tư xây dựng), Hồ chứa nước Núi Ngang (xã Ba Liên), Thác suối Lệ Trinh (xã Ba Chùa), Thác suối Lũng Ồ (xã Ba Thành), Thác suối Cao Muôn (xã Ba Vinh), Thác suối Pờ Ê (xã Ba Tiêu), thác Đá Bàng, đèo Vi Ô Lắc nơi có núi non trùng điệp (vùng giáp ranh khu Du lịch sinh thái Mang Đen, huyện Kon PLong, tỉnh Kon Tum).
- Vùng rừng Cà Đam huyện Trà Bồng với thắng cảnh núi Cà Đam (Vân Phong túc vũ) rạng ngời trong nắng sớm, động Ngài và thác Cà Đam, thác Xeng Bay tung bọt nước trắng trời, khu du lịch Cà Đam - Hồ Nước Trong, suối khoáng Thạch Bích...
5.3.1.3. Di tích lịch sử, cơ sở văn hóa và cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có Nghị quyết 04/NQ-TU về phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015, trong đó khẳng định "Phát triển du lịch Quảng Ngãi bền vững trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của cả nước và khu vực miền Trung - Tây Nguyên...". UBND tỉnh cũng đã ra quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch Quảng Ngãi (tại quyết định số 2919/QĐ-UBND ngày 7/12/2006) giai đoạn 2001 - 2010, định hướng đến năm 2020.
* Di tích lịch sử
- Ba Tơ là vùng đất có truyền thống cách mạng kiên cường với các di tích lịch sử: Núi Cao Muôn (xã Ba Vinh), chiến khu Nước Sung, Nước Lá, hang Voọt Rẹp, bãi Hang Én; Di tích chiến thắng Đá Bàn (thị trấn Ba Tơ); Di tích chiến thắng Trà Nô (xã Ba Tô); Di tích chiến thắng Giá Vực (xã Ba Vì); Di tích Bãi Ri (xã Ba Thành - nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi); Di tích Nước Lầy (xã Ba Ngạc); Di tích Miếu cổ (xã Ba Động) và tuyến du lịch “Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm” (tại thôn Nước Đang xã Ba Trang). Đặc biệt vùng đất Ba Tơ trong đó có núi Cao Muôn là nơi nổ ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ lịch sử ngày 11/3/1945, là nơi ra đời Đội du kích Ba Tơ thời tiền khởi nghĩa. Trải qua hai cuộc kháng chiến, quân và dân Ba Tơ đã lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
- Di tích cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, do Đảng lãnh đạo và tổ chức, nổ ra vào ngày 28/8/1959 tại huyện Trà Bồng. Quần thể di tích khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi gồm nhiều điểm di tích nằm ở 8 xã, thị trấn thuộc huyện Tây Trà và huyện Trà Bồng; Đó là các địa điểm: Gò Rô (xã Trà Phong), Nước Xoay (Trà Thọ), đồn Eo Chim (Trà Lãnh), đồn Làng Ngãi (Trà Thọ) đồn Tà Lạt (Trà Lâm), đồn Đá Liếp (Trà Hiệp), đồn Xây dựng (Trà Sơn), Lô cốt trung tâm (thị trấn Trà Xuân)... Đồng bào các dân tộc ở phía Tây Quảng Ngãi đã có nhiều cuộc