ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA KHU HỆ NẤM LỚN

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 79 - 85)

4.1.1.1. Phân bố củacác loài nấm lớn ở vùng rừng Cao Muôn

4.1.1.1.1. Phân bố theo đai cao

Sự phân bố của nấm lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, đất đai, khí hậu, kiểu thảm thực vật, loài cây chủ,... các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó địa hình là yếu tố chính quyết định đến sự phân bố nấm lớn và có vai trò quyết định, chi phối các yếu tố khác (khí hậu và thảm thực vật).

Qua điều tra khảo sát thực địa kết hợp với kết quả có được, chúng tôi có thể chia vùng rừng nghiên cứu thành 3 sinh cảnh theo các độ cao khác nhau:

- Sinh cảnh vùng có độ cao dưới 250m - Sinh cảnh vùng có độ cao từ 250m - 500m - Sinh cảnh vùng có độ cao trên 500m

Sự phân bố về số lượng loài nấm lớn trong các sinh cảnh này được ghi nhận ở bảng 4.1 và hình 4.1

Bảng 4.1. Số loài nấm lớn trong các đai cao ở vùng rừng Cao Muôn

Stt Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ(%)

1 Các loài nấm lớn mọc ở vùng rừng có độ cao dưới 250m 36 32,43 2 Các loài nấm lớn mọc ở vùng rừng có độ cao từ 250m - 500m 61 54,95 3 Các loài nấm lớn mọc ở vùng rừng có độ cao trên 500m 78 70,27

Tổng 175 100

- Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao trên 500m

Vùng rừng Cao Muôn có đỉnh cao tới 1.085m, song chủ yếu thảm thực vật phân bố theo đai cao dưới 900m, thuộc rừng kín thường xanh ưa ẩm nhiệt đới. Sinh cảnh có độ cao trên 500m có thành phần loài nấm lớn phong phú và đa dạng nhất. Vì đặc điểm địa hình vùng này có nhiều thung lũng hẹp, sâu và mật độ sông suối lớn. Ngoài ra, vùng này đa dạng với các kiểu khí hậu nhiệt đới và

cận nhiệt đới. Do đó, vùng rừng với độ cao này thích hợp cho nhiều loài nấm sinh trưởng và phát triển.

Trong tổng số 111 loài nấm lớn đã xác định được thì vùng sinh cảnh này thấy có mặt 78 loài (chiếm 70,27%). Rừng ở đây thuộc loại rừng kín thường xanh, độ ẩm cao vàít bị tác động bởi con người. Thực vật rừng khá phong phú và chủ yếu là các loài cây gỗ lớn như: Kim giao (Podocarpus fleuryi), Vàng tâm (Manglietia dandyi), Mùng quân rừng (Flacourtia jangomas), Chè quay (Homalium cochinchinese), Lim vàng (Peltophorum dasyrrachis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Sến đỏ (Shorea roxburghii), Chồi dà (Elaeocarpus bonii), Côm hoa nhỏ (Elaeocarpus parviflorus),... Ở vùng rừng này thường găp các họ nấm lớn: Auriculariaceae, Ganodermataceae, Hymenochaetaceae, Coriolaceae, Lentinaceae, Polyporaceae, Stereaceae, Tricholomataceae. Các loài nấm thường gặp như: Auricularia cornea, Stereum australe, Gloeophyllum subferrugineum,

Phellinus allardi, Phellinus fersugineo velutinus, Phellinus undulatus, Phellinus robustus, Nigrofomes melanoporus, Ganoderma capense, Ganoderma triangulatum, Ganoderma flexipes, Inonotus allardi, Inonotus hispidus, Coriolopsis biogilva, Lenzites aculta,...

- Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao từ 250m đến 500m

Thảm thực vật của vùng rừng này phân bố chủ yếu dọc theo các sông, suối thuận lợi cho việc khai thác, nên rừng ở đây bị tàn phá khá nặng nề. Vì vậy cấu trúc của rừng bị phá vỡ, độ che phủ thấp, tầng thứ (tầng dưới tán) không rõ ràng và thành phần loài thực vật kém ða dạng, gặp chủ yếu là các loài thực vật có dạng sống cây gỗ nhỏ (cây tái sinh của tầng trên), cây bụi cao và các loài dây leo nhý các loài thuộc họ Vang - Caesalpiniaceae, Sim - Myrtaceae, Dâu tằm - Moraceae, Na - Annonaceae, Nhân sâm - Araliaceae, Trúc đào - Apocynaceae, Thiên lý - Asclepiadaceae, Bìm bìm - Convolvulaceae,...

Thành phần loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao từ 250 - 500m ít đa dạng hơn so với vùng rừng có độ cao trên 500m, trong tổng số 111 loài chỉ gặp 61 loài (chiếm 54,95%). Các loài nấm lớn thường gặp như: Daldina concentria,

Xylaria fibul, Aleurodiscus mirabilis, Auricularia delicata, Calocera cornea, Tremella fuciformis, Stereum affine, Ganoderma lobatum, Gleoporus dichrous, Nigroporus aratus, Pycnoporus sanguineus, Trametes roseola, Favolus brasilensis, Polyporus arcularius, Polyporus squamosus, Entoloma madidum,...

- Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao dưới 250m

Vùng rừng này bị tác động nặng nề bởi các hoạt động của con người như đốt rừng làm nương rẫy, khai thác các sản phẩm từ rừng đã làm cho thảm thực vật rừng bị khai thác trắng. Thảm thực vật chủ yếu là cây bụi nhỏ, cây thân thảo thường gặp là các loài cây chịu hạn như: Mua (Melastomanormale), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chổi (Baeckia frutescens), Cỏ xước (Achyranthes

aspera), Ran (Polyalthia minima), Bồ quả lá to (Uvaria cordata), Đơn châu

chấu (Aralia armata), Cỏ hôi (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Chromolaena

odorata), Cúc chân voi (Elephantopus scaber),... Vì thế có độ che phủ kém, độ

chiếu sáng cao, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí và đất thấp, sự bốc hơi nước nhanh, đất nghèo dinh dưỡng,... điều kiện sinh thái ở đây không phù hợp cho nhiều loài nấm lớn sinh trưởng và phát triển.

Thành phần loài nấm lớn phân bố ở sinh cảnh này nghèo hơn so với sinh cảnh ở độ cao 250m - 500m và độ cao trên 500m, chỉ gặp 36 loài (chiếm 32,43%). Những loài nấm sống ở vùng này phải thích nghi được điều kiện khô hạn và cường độ chiếu sáng cao; thường gặp một số loài: Microporus luteus,

Microporus vernicipes, Trametes elegans, Nigroporus durus, Nigroporus aratus, Panus rudis, Hexagonia tenuis, Coriolopsis biogilva, Cycloporus greenei, Hericicum laciniatum, Xylobolus spectabilis,...

Ngoài các loài phân bố theo từng sinh cảnh, một số loài phân bố rộng có mặt ở cả 3 sinh cảnh trên có thể kể: Auricularia polytricha, Guepiniopsis

spathularia, Irpex flavus, Pycnoporus sanguineus, Schizophyllum commune, Trametes multicolor, Lentinus subnudus, Ganoderma fuscus, Ganoderma tigrinus, Coriolopsis semilaccata, Ganoderma autrales, Ganoderma autrum, Ganoderma phiphippi, Amaroderma austrosineuse,...

4.1.1.1.2. Phân bố theo địa hình

Trong các địa hình nghiên cứu thì ở những khu vực gần suối nấm phân bố nhiều hơn ở dưới chân núi và trên đỉnh núi.

- Vùng chân núi là khu vực bị tàn phá nặng nề, đất bị thoái hóa mạnh do hoạt động canh tác của con người và sự xói mòn do mưa, lũ. Vì vậy, thành phần thực vật ở đây kém đa dạng, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ, lau, sậy, tre, nứa,... nên thành phần loài nấm ở đây kém đa dạng, thường gặp những loài nấm lớn như:

cornea, Schizophyllum commune, Coriolopsis crocata, Coriolopsis badia, Pycnoporus sanguineus, Microporus luteus, Microporus affinis, Entoloma madidum,...

- Những khu vực dọc theo các suối chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm ở đây rất đa dạng. Vì ở những địa điểm này thường thuận lợi cho việc khai thác gỗ (giá thể sinh sống của nấm nhiều), độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm. Thường gặp cả những loài nấm hoại sinh trên gỗ và trên đất như: Lentinus haematopus, Lentinus fuscus, Lentinus

subnudus, Entoloma abortivum, Volvariella volvacea, Armillaria granulosa, Tricholoma terrum, Omphalia campanella, Crinipellis jonata, Lycoperdon asperum, Strobilomyces floccopus,...

4.1.1.2. Phân bố của các loài nấm lớn ở vùng rừng Cà Đam

4.1.1.2.1. Phân bố theo đai cao

Qua điều tra khảo sát thực địa kết hợp với kết quả có được, chúng tôi có thể chia vùng rừng nghiên cứu thành 4 sinh cảnh theo các độ cao khác nhau:

- Sinh cảnh vùng có độ cao đến 250m. - Sinh cảnh vùng có độ cao từ 250m - 500m - Sinh cảnh vùng có độ cao từ trên 500m - 900m - Sinh cảnh vùng có độ cao trên 900m

Sự phân bố về số lượng loài nấm lớn trong các sinh cảnh này được ghi nhận ở bảng 4.2 và hình 4.1.

Bảng 4.2. Số loài nấm lớn trong các đai cao ở vùng rừng Cà Đam

Stt Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ (%)

1 Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ caođến 250m 39 26,35 2 Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao từ250 - 500m 71 47,97 3 Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao từ

500m - 900m 86 58,11

4 Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ caotrên 900m 98 66,22

Trong các sinh cảnh thì vùng rừng có độ cao trên 900m có thành phần loài nấm lớn phong phú và đa dạng nhất. Vì đặc điểm địa hình vùng này có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, rừng ít bị tác động, bao gồm các quần xã thực vật rừng hỗn giao, độ ẩm đất và không kí tương đối cao, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lời cho các loài nấm lớn phân bố.

Thực vật thành tạo rừng khá phong phú và chủ yếu là các loài cây gỗ lớn thường gặp gồm các loài: Kim giao (Podocarpus fleuryi), Pơ mu (Forkienia

hogginsii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông la hán (Podocarpus chinensis), Thông ba lá (Pinus kesiya),

Chân chim lá xoan (Schefflera obovatifoliata), Vàng tâm (Manglietia dandyi), Mùng quân rừng (Flacourtia jangomas), Chè quay (Homalium cochinchinese), Lim vàng (Peltophorum dasyrrachis), Chồi dà (Elaeocarpus bonii), Côm hoa nhỏ (Elaeocarpus parviflorus),... Trong sinh cảnh này có 98 loài nấm lớn (chiếm 66,22% tổng số loài) thường găp là các họ Coriolaceae, Thelephoraceae, Ganodermataceae, Lentinaceae, Polyporaceae, Stereaceae. Các loài thường gặp như: Gloeophyllum subferrugineum, Phellinus allardi, Phellinus fersugineo

velutinus, Phellinus undulatus,Sarcodon imbricatus, Thelephora anthocephala, Thelephora terristis, Thelephora multipartica, Ganoderma. flexipes, Inonotus allardi, Inonotus hispidus, Coriolopsis biogilva, Lenzites aculta,...

- Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao từ trên 500m - 900m

Địa hình vùng rừng có độ cao từ 500m - 900m có nhiều thung lũng hẹp, sâu và mật độ sông, suối lớn, đa dạng với các kiểu khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thành phần loài nấm lớn phong phú và đa dạng với 86 loài trong tổng số 148 loài nấm lớn (chiếm 58,11%). Thường găp các họ (Auriculariaceae, Ganodermataceae, Hymenochaetaceae, Coriolaceae, Lentinaceae, Polyporaceae, Stereaceae, Tricholomataceae) và các loài như: (Auricularia cornea, Stereum australe,

Gloeophyllum subferrugineum, Phellinus allardi, Phellinus fersugineo velutinus, Phellinus undulatus, Phellinus robustus, Nigrofomes melanoporus, Ganoderma capense, Ganoderma triangulatum, Ganoderma flexipes, Inonotus allardi, Inonotus hispidus, Coriolopsis biogilva, Lenzites aculta,...).

Thảm thực vật của vùng rừng này phân bố chủ yếu dọc theo các sông, suối thuận lợi cho việc khai thác nên rừng ở đây bị tàn phá khá nặng nề. Vì vậy cấu trúc của rừng bị phá vỡ, độ che phủ thấp, tầng thứ (tầng dưới tán) không rõ ràng và thành phần loài thực vật kém đa dạng, gặp chủ yếu là các loài thực vật có dạng sống cây gỗ nhỏ (cây tái sinh của tầng trên), cây bụi cao và các loài dây leo. Thành phần loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao 250m - 500m ít đa dạng hơn so với vùng rừng có độ cao từ 500m - 900m, gặp 71 loài trong tổng số 148 loài đã được xác định (chiếm 47,97%). Các loài nấm lớn thường gặp như:

Calocera viscosa, Tremella foliacea, Iprex lacteus, Stereum gausapatum, Gloeoporus conchoides, Hymenochaeta fusca, Daldina concentria, Aleurodiscus mirabilis, Auricularia delicata, Calocera cornea, Tremella fuciformis, Stereum affine, Ganoderma lobatum, Nigroporus aratus, Pycnoporus sanguineus, Trametes roseola, Favolus brasilensis, Polyporus arcularius, Polyporus squamosus, Phellinusdêpndens, Nigroporus pubertalis,...

- Các loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng có độ cao đến 250m

Vùng rừng có độ cao đến 250m bị tác động mạnh bởi các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy nên thảm thực vật rừng bị khai thác trắng, thảm thực vật chủ yếu là cây bụi nhỏ, cây thân thảo và một số loài cây trồng thường gặp nên có độ che phủ kém, độ chiếu sáng cao, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí và đất thấp, sự bốc hơi nước nhanh, đất nghèo dinh dưỡng,... điều kiện sinh thái ở đây không phù hợp cho nhiều loài nấm lớn sinh trưởng và phát triển.Thành phần loài nấm lớn phân bố ở vùng rừng này nghèo hơn so với các vùng rừng nêu trên chỉ gặp 39 loài (chiếm 26,35%). Thường gặp một số họ nấm (Coriolaceae, Corticiaceae, Lentinaceae, Polyporaceae, Schizophyllaceae, Xylariaceae) và một số loài

(Microporus luteus, Microporus vernicipes, Trametes elegans, Nigroporus durus, Nigroporus aratus, Panus rudis, Hexagonia tenuis, Coriolopsis biogilva, Cycloporus greenei, Hericicum laciniatum, Xylobolus spectabilis,...)

Số lượng

Hình 4.1. Biểu đồ số lượng của các loài nấm lớn phân bố trong các đai cao ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam

4.1.1.2.2. Phân bố theo địa hình

Dựa vào sinh cảnh sống của nấm ở trên, chúng tôi có thể chia nấm phân bố trong 2 vùng sinh thái theo địa hình: vùng chân núivà vùng ven sông suối.

- Vùng chân núi là khu vực bị tàn phá nặng nề, đất bị thoái hóa mạnh do hoạt động canh tác của con người và sự xói mòn do mưa, lũ. Vì vậy, thành phần thực vật ở đây kém đa dạng, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ, lau, sậy, tre, nứa,... nên thành phần loài nấm ở đây kém đa dạng, thường gặp những loài như: Cookeina

tricholoma, Hericicum laciniatum, Hypoxylon multiforme, Calocera cornea, Schizophyllum commune, Coriolopsis crocata, Coriolopsis badia, Pycnoporus sanguineus, Microporus luteus, Microporus affinis, Entoloma madidum,...

- Vùng ven suối: Những khu vực dọc theo các suối chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm ở đây rất đa dạng. Vì ở những địa điểm này thường thuận lợi cho việc khai thác gỗ (giá thể sinh sống của nấm nhiều), độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm. Thường gặp cả những loài nấm hoại sinh trên gỗ và trên đất như: Lentinus haematopus, Lentinus fuscus, Lentinus subnudus, Entoloma abortivum, Volvariella volvacea, Armillaria granulosa, Tricholoma terrum, Omphalia campanella, Crinipellis jonata, Lycoperdon asperum, Strobilomyces floccopus,... Điều này chứng tỏ độ

ẩm là một trong những yếu tố quyết định sự phân bố của nấm. Vào mùa mưa thì thành phần loài nấm phong phú hơn mùa khô.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 79 - 85)