CÁC LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT QUÝ HIẾ MỞ VÙNG RỪNG CAO

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 123 - 126)

cho sản phẩm dược liệu quý, bao gồm các loài trong bộ Linh trưởng (Primates) 7 loài, bộ Ăn thịt (Carnivora) 6 loài và bộ Guốc chẵn (Artiodactyla) 4 loài.

4.2.7.5. Các loài thú làm cảnh và xuất khẩu

Các loài thú làm cảnh, giải trí cũng có một ý nghĩa lớn trong đời sống hiện đại. Do mức sống của nhân dân ta còn thấp nên việc nuôi thú rừng làm cảnh, giải trí chưa phổ biến. Ở các nước có mức sống cao hơn, việc xây dựng “vườn thú gia đình” đã khá phổ biến. Vì vậy, việc kinh doanh thú sống làm cảnh, giải trí trở thành hàng hóa của xã hội. Vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam có 21 loài (chiếm 30,00%) có thể xuất khẩu hay làm cảnh, như các loài sóc, cheo cheo, các loài khỉ,… và có nhiều tiềm năng nuôi một số loài thú bán tự nhiên để phục vụ cho khách tham quan, du lịch. Hình thức này đã được một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippin và các nước Ấn Độ, Trung Quốc đã nuôi và hàng năm thu được một số ngoại tệ đáng kể.

4.3. CÁC LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM Ở VÙNG RỪNG CAO MUÔNVÀ CÀ ĐAM VÀ CÀ ĐAM

Vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam được đánh giá là một trong những vùng có độ đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Trong khu vực đã có mặt của nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ thế giới IUCN (2011), Công ước CITES (2011) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ. Danh lục các loài quý hiếm được trình bày tại bảng 4.10.

Bảng 4.10. Các loài động, thực vật quý hiếm ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam

Stt SĐVN, 2007 IUCN, 2011 NĐ 32/2006 CITES, 2011

CR EN VU LR CR EN VU LR IA IIA IB IIB PLI PLII PLIII

1 Nấm lớn - - 1 - - - - - - - - - - - - 2 TVBC CM - 10 13 - - - - - - 5 - - - - 3 Cá - 1 6 - - 1 6 - - - - - 5 2 - 4 LC - BS 8 14 17 - 1 6 13 - - - 4 21 2 25 - 5 Chim 1 - 5 - - - 2 - - - 5 21 10 10 - 6 Thú 2 13 9 3 1 6 10 - - - 18 13 10 11 3 Tổng 11 38 51 3 2 13 31 5 27 55 27 48 3

Ghi chú: 1 - SĐVN, 2007: Sách Đỏ Việt Nam, 2007 2 - IUCN,2011: Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN Red List, 2011)

CR: rất nguy cấp; EN: nguy cấp; VU: sẽ nguy cấp; LR: ít nguy cấp; nt: sắpbị đe dọa;

lc: ít lo ngại; DD: Thiếu dẫn liệu 3 - NĐ/32/2006 - Nghị định của Chính phủ số 32/2006/NĐ-CP IIA: Nhóm thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. IB: Nhóm động vật quý hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIB: Nhóm động vật quý hiếm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại 4 - CITES, 2011: Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp PLI, PLII, PLIII - Phụ lục I, II, III của Công ước CITES, 2011

Từ bảng 4.10 ta thấy được các vùng rừng này có vị trí bảo tồn giá trị loài rất cao. Trong phạm vi diện tích không lớn, cả hai vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam có tới 314 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN, 2011), Nghị định 32/2006/NĐ-CP và các phụ lục CITES (2011). Trong đó Sách Đỏ Việt Nam (2007) ghi nhận 103 loài quý hiếm với các tình trạng bảo tồn cao, gồm 11 loài rất nguy cấp (CR), 38 loài nguy cấp (EN), 51 loài sẽ nguy cấp (VU) và 3 loài có thể nguy cấp (LR). Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN, 2011) cho thấy có 46 loài quý hiếm trong đó có 2 loài rất nguy cấp (CR), 13 loài nguy cấp (EN) và 31 loài sẽ nguy cấp (VU). Nghị định 32/2006/NĐ-CP ghi nhận 87 loài động thực vật, trong đó có 27 loài thuộc nhóm IB-nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại; 60 loài thuộc nhóm IIA và IIB-nhóm động, thực vật hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Sau cùng đã ghi nhận có 78 loài có tên trong các phụ lục I, II và III của Công ước CITES là Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp qua biên giới được công bố năm 2011.

Những số liệu trên đã minh chứng cho mức độ đa dạng sinh học cao về giá trị loài, giá trị ĐDSH nguồn gen quý hiếm, đa dạng sinh cảnh và đa dạng sinh học theo đơn vị diện tích.

Trên cơ sở những minh chứng sống về số lượng loài, số loài nguy cấp trong danh lục quý hiếm; các sinh cảnh sống đặc trưng rất đa dạng, cảnh quan và địa thế của vùng Cao Muôn - Cà Đam rất đẹp, thảm thực vật dạng rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và nhiệt đới, thêm vào đó trong vùng hiện nay là điểm nóng về đa dạng sinh học, sức ép khai thác ngày một cao,… Chúng tôi đề xuất hình thành dự án bảo tồn “Loài - sinh cảnh” gắn với sự phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch về nguồn để phát huy giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan, giá trị văn hóa - lịch sử và tri thức bản địa ở vùng Cao Muôn và Cà Đam. Thực hiện tốt phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bảo tồn

loài - sinh cảnh theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học gắn với du lịch sinh thái bền vững sẽ là chiến lược quan trọng của tỉnh nhằm đánh thức tiềm năng tài nguyên, kinh tế du lịch vùng miền Tây Quảng Ngãi, cân bằng đầu tư, phát triển kinh tế Đông - Tây và thân thiện với môi trường.

Chương 5

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐỘNG, THỰC VẬT

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w