ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA KHU HỆ CÁ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 89 - 92)

Qua điều tra khảo sát thực địa kết hợp với kết quả có được, chúng tôi chia sự phân bố của khu hệ cá ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam theo 2 sinh cảnh ở các độ cao khác nhau:

* Nhóm cá phân bố chủ yếu ở các khe suối vùng núi cao từ 500m trở lên

Chúng phân bố chủ yếu ở các suối ở thượng nguồn, với đặc điểm có nhiều thác ghềnh, có độ dốc lớn nên tốc độ dòng chảy mạnh, khối nước luôn được xáo

Số lượng

Hình 4.3. Sự phân bố côn trùng của các họ giàu loài ở trong các vùng

trộn, lượng oxy hòa tan nhiều và phân bố đồng đều. Mặt khác, độ trong của các khe suối lớn, ánh sáng và chế độ nhiệt ổn định cho thực vật thủy sinh phát triển, do đó làm tăng đáng kể hàm lượng oxy hòa tan. Các loài cá phân bố ở các khe suối thường là các loài bơi lội giỏi, thích ứng với môi trường nước có nồng độ oxy hòa tan cao, thức ăn là những thực vật bám đá. Đặc trưng của các loài này là không có cơ quan hô hấp phụ. Ngoài ra các loài cá sống ở khe suối còn có những đặc điểm thích nghi về mặt cấu tạo cơ thể cũng như lối sống. Các loài cá nhỏ kém thích nghi với dòng chảy nhanh, mạnh thường sống ở những vùng nước sâu, xoáy hoặc có các chướng ngại ngăn dòng chảy. Đại diện của kiểu sinh thái này gồm: cá Cấn -

Puntius semifasciolatus, cá Bướm be nhỏ - Pararhodeus kyphus,… Những loài cá

sống đáy nơi có dòng chảy mạnh thường hình thành các cơ quan giác bám để bám vào nền đáy đá, có hai kiểu: Kiểu giác miệng như cá Sứt môi - Garra fuliginosa, kiểu giác bám vây bụng như cá Bám đá - Sewellia elongata, cá Đép thường -

Sewellialineolatus, cá Đép ngắn - Sewelliabrevis. Các loài cá bơi giỏi vượt được

dòng chảy mạnh thì cơ thể của chúng thường có cấu tạo dạng thủy lôi, dạng rắn hay dạng mũi tên: đại diện cá Chình hoa - Anguilla marmorata, cá Sỉnh gai -

Onychostoma laticeps, cá Sỉnh - Onychostoma gerlachi,...

* Nhóm cá phân bố chủ yếu ở các khe suối vùng núi cao dưới 500m

Trong khe suối vùng núi ngoài những loài cá chỉ chuyên sống trong những sinh cảnh hẹp còn có những loài rộng sinh cảnh. Các loài này thường phân bố vào miền núi để kiếm mồi. Đây là những loài cá phân bố chủ yếu ở đồng bằng, nơi có tốc độ dòng chảy chậm làm cho nồng độ oxy thấp hơn so với các thủy vực trong các khe suối ở thượng lưu. Thêm vào đó, độ trong cũng như lưu tốc dòng chảy kém, các hoạt động của con người thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nồng độ ôxi hòa tan ở các thủy vực đồng bằng thấp hơn thủy vực khe suối vùng núi. Đa số các loài thuộc nhóm sinh thái này chúng đều có cơ quan hô hấp phụ. Đại diện gồm các loài sau: cá Rô

(Anabas testudineus), cá Trê đen (Clarias fuscus), cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus), cá Quả (Channa striata),… một số loài trong chúng có vây

bụng dạng đĩa hút như các đại diện của họ cá Bống trắng (Gobiidae), một số có khả năng bơi lội giỏi như cá Chép (Cyprinus carpio), cá Diếc (Carasius

auratus),… Mặc dù các khe suối vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam có dòng chảy

vụng nước, hồ nước. Ở đó có dòng chảy chậm, mùn bã hữu cơ tích lũy nhiều, nguồn thức ăn sinh vật nổi và phế thải phong phú. Đó là điều kiện sinh thái ứng với các loài trong nhóm sinh thái này.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w