GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN KHU HỆ NẤM LỚN

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 106 - 107)

Thành phần loài Nấm lớn ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam tương đối đa dạng về giá trị tài nguyên, gồm nhiều loài nấm được dùng làm thực phẩm, dược phẩm, các loài nấm hoại sinh tham gia vào các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nhiều loài nấm trong quá trình sống có thể sản sinh ra các chất có ích có ý nghĩa lớn trong đời sống như ete, axit axêtic, glycerin, axit tanic, các loại axit amin, men, các chất kháng sinh.

Căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn của Nấm, chúng tôi chia nấm thành 2 nhóm giá trị như sau:

4.2.1.1. Các loài nấm dùng làm thực phẩm

- Ở vùng rừng Cao Muôn đã xác định được 13 loài nấm(chiếm 11,71%) tổng số loài xác định được và (chiếm tỷ lệ 7,43%) so với 175 loài nấm ăn được ở Việt Nam, có thể kể một số đại diện: Cookeina tricholoma, Lentinus fuscus,

Polyporus arcularius, Schizophyllum commune, Tremella fuciformis. Các loài

nấm được dùng làm thực phẩm hầu hết là nấm hoại sinh trên đất ẩm hoặc trên các cây gỗ mục.

- Ở vùng rừng Cà Đam có số loài nhiều hơn với 15 loài (chiếm 10,13%) nấm có lợi được dùng làm thực phẩm và chiếm tỷ lệ 8,57% so với 175 loài nấm ăn được ở Việt Nam được dùng làm thực phẩm. Một số đại diện: Auricularia

polytricha, Cookeina sulcipes, Lentinus tigrinus, Hericicum laciniatum, Panus rudis, Tricholoma sorbidum, Volvariella bombycina.

4.2.1.2. Các loài nấm dùng làm dược phẩm

Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều loài nấm lớn có hoạt tính sinh học được sử dụng làm dược phẩm, được xem là biệt dược chữa một số bệnh: hạ huyết áp,

chống béo phì,... Đặc biệt một số loài trong họ Nấm linh chi (Ganodermataceae- Donk) có khả năng chống bệnh ung thư, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của virus HIV.

- Trong số 111 loài nấm lớn ở vùng rừng Cao Muôn ghi nhận 8 loài nấm lớn(chiếm 7,21%) được dùng làm dược phẩm hoặc có thể làm dược phẩm,bao gồm các loài: Ganoderma capense, Schizophyllum commune,...

- Ở vùng rừng Cà Đam, trong 148 loài nấm lớn đã thống kê được 11 loài (chiếm 7,43%) được dùng làm dược phẩm hoặc có thể làm dược phẩm, một số đại diện: Auricularia polytricha, Ganoderma lucidum, Ganoderma applanatum,

Pleurotus ostreatus, Tremella fuciformis,…

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w