GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA CÔN TRÙNG

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 110)

4.2.3.1. Vai trò của các họ côn trùng giàu loài đến hệ sinh thái vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam

Trong số các loài côn trùng đã điều tra phát hiện ở Cao Muôn và Cà Đam, hầu hết các loài lần đầu tiên công bố đối với Quảng Ngãi, có nhiều loài có giá trị về mặt dược liệu, nhiều loài có giá trị là thiên địch, nhiều loài có giá trị cao về thẩm mỹ, nhiều loài có giá trị về chỉ thị môi trường. Đặc biệt, nhiều loài côn trùng tham gia tích cực cải tạo và bảo vệ đất canh tác trước sự suy thoái môi trường ngày một tăng. Đây là nguồn gen quý, rất cần được bảo vệ.

- Các bộ côn trùng giàu loài nêu trên có tầm quan trọng đối với hệ sinh thái rừng của vùng nghiên cứu. Trong số này phải kể đến các loài côn trùng cánh cứng sống ở rừng rậm hại thân, lá và rễ cây rừng thuộc họ Elatteridae và Buprespidae, bộ - Coleoptera; các loài mọt hại cây xanh và gỗ chặt hạ thuộc các họ như: Endomychidae, Scolytidae, Tenebrionodae của bộ - Coleoptera,… Bên cạnh đó có nhiều loài côn trùng đặc trưng về màu sắc, hình dáng, kích thước cơ thể độc đáo nhưng có khả năng ẩn náu và nguỵ trang thuộc các họ Lampyridae, Lucanidae, Meloidae của bộ - Coleoptera,...

- Bên cạnh đó còn có một số họ côn trùng tuy số lượng loài không nhiều nhưng chúng đóng vai trò khá quan trọng trong vùng nghiên cứu. Đó là có các loài chích hút nhựa cây thuộc các họ như: Coreidae, Lygaeidae, Miridae, Pentatomidae, Pyrrhocoridae của bộ Cánh nửa - Hemiptera; các loài Aleurodidae, Chermidae, Cicadellidae, Cicadidae, Flatidae, Fulgoridae bộ Cánh giống - Homoptera. Một số loài ăn trái cây rừng thuộc các họ Acrididae, Tettigonidae bộ Cánh thẳng - Orthoptera. Một số loài của họ Kalotermitidae, Rhinotermitidae

thuộc Bộ Cánh đều - Isoptera gây hại cây sống, làm cho cây khô héo. Ngoài ra có nhiều loài phân hủy các cây rừng chết, trả lại chất mùn cho đất.

- Một số côn trùng bắt mồi ăn thịt và ký sinh cũng đóng vai trò không nhỏ trong hệ sinh thái vùng rừng nghiên cứu. Đã thống kê được ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam côn trùng bắt mồi ăn thịt thuộc các họ như: Asilidae, Syrphidae bộ - Diptera; họ Reduvidae bộ - Hemiptera;họ Formicidae và họ Sphecidae bộ - Hymenoptera; các họ Gomphidae, Calopterygidae, Chlorocyphidae, Coenagrionidae bộ - Odonatoptera. Các loài côn trùng ký sinh đóng vai trò là thiên địch có các họ Megachilidae, Scoliidae, Vespidae bộ - Hymenoptera. Ngoài ra côn trùng ký sinh truyền bệnh có các loài thuộc họ Ceratopogonidae, Culicidae, Tabanidae bộ Hai cánh - Diptera.

- Một số loài côn trùng thuộc họ Apidae và họ Vespidae bộ - Hymenoptera; các họ Nymphalidae, Pieridae, Papilionidae bộ - Lepidoptera đóng vai trò thụ phấn cho cây rừng và cây ăn quả vùng ven.

Bảng 4.6. Tác động của các họ côn trùng quan trọng lên hệ sinh thái rừng Stt Tên họ

Tác động lên hệ sinh thái rừng

Gây hại cây Truyền bệnh Cải tạo đất Thụ phấn Thiên địch Chỉ thị 1 Cerambycidae + 2 Chrysomelidae + 3 Coccinellidae + 4 Scarabaeidae + + 5 Curculionidae 6 Lucanidae 7 Culicidae + + 8 Termitidae + + 9 Danaidae + + 10 Hesperidae + + 11 Lycaenidae + 12 Nymphalidae + + 13 Papilionidae + + + 14 Pieridae + + 15 Satyridae + + + 16 Sphingidae + + 17 Libellulidae + + Tổng 12 1 3 5 2 6

4.2.3.2. Quan hệ dinh dưỡng

Khi đánh giá vai trò của côn trùng trong hệ sinh thái thì phải xét đến mối quan hệ dinh dưỡng của chúng. Mối quan hệ này là rất quan trọng để đánh giá

vai trò của chúng và làm cơ sở cho việc xem xét các mối quan hệ khác. Thực chất của nghiên cứu quan hệ dinh dưỡng là nghiên cứu thành phần thức ăn của côn trùng. Thành phần thức ăn của côn trùng rất phong phú bao gồm thực vật, động vật, chất hữu cơ đang phân giải. Do mối quan hệ lâu dài trong loài và giữa các loài, dẫn đến tính chuyên hoá sinh thái ở mỗi loài côn trùng nên mỗi loài côn trùng thích nghi với một loại thức ăn nhất định. Có thể phân chia quan hệ dinh dưỡng côn trùng ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam thành các nhóm dinh dưỡng như sau:

- Nhóm Côn trùng ăn thực vật (Phytophaga): bao gồm các loài côn trùng sử dụng các bộ phận khác nhau của thực vật (thân, lá, hoa, rễ, quả, hạt...) để làm thức ăn.

- Nhóm Côn trùng ăn động vật (Zoophaga): Bao gồm các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt, ký sinh hút máu,...

- Nhóm Côn trùng ăn phân (Corprophaga): Bao gồm các loài côn trùng ăn chất thải của động vật.

- Nhóm Côn trùng ăn xác chết (Necrophaga): Bao gồm các loài côn trùng ăn xác động vật.

- Nhóm Côn trùng ăn chất mục nát (Detritophaga): Gồm các côn trùng ăn chất hữu cơ đang phân huỷ (chủ yếu là thực vật chết).

Kết quả nghiên cứu quan hệ dinh dưỡng của côn trùng ở vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.5.

Bảng 4.7. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm Côn trùng ở Cao Muôn và Cà Đam Stt Quan hệ dinh dưỡng

Số lượng bậc phân loại (taxon)

Bộ Họ Giống Loài

SL % SL % SL % SL %

1 Ăn thực vật (Phytophaga) 6 66,67 42 60,86 161 45,09 275 52,78

2 Ăn động vật (Zoophaga) 3 33,33 15 21,74 86 24,09 114 21,88

3 Ăn phân (Corprophaga) 3 33,33 12 17,39 23 6,44 54 10,36

4 Ăn xác chết (Necrophaga) 2 22,22 7 10,14 11 3,08 23 4,41

5 Ăn chất mục nát (Detritophaga) 4 44,44 13 18,84 25 7,01 69 13,24

4.2.3.3. Vai trò kinh tế của côn trùng ở vùng Cao Muôn và Cà Đam

Trong hệ sinh thái, côn trùng đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ theo số lượng loài và khả năng tác động của loài đến hệ sinh thái mà có các cách đánh giá khác nhau. Tác động của côn trùng ở vùng Cao Muôn và Cà Đam có thể chia thành 2 nhóm chính là có lợi và có hại.

- Côn trùng gây hại đa số là nhóm Côn trùng ăn thực vật (Phytophaga) và một phần Côn trùng ký sinh của nhóm ăn động vật (Zoophaga). Chúng phá hại cây cối: ăn lá, đục thân, cành, quả, rễ; ngoại ký sinh, hút máu truyền bệnh.

- Côn trùng có lợi gồm nhiều nhóm: Nhóm côn trùng là thiên địch chuyên bắt mồi ăn thịt và ký sinh trên các loài sâu hại; côn trùng tham gia cải tạo đất tích cực bằng cách phân huỷ cây khô, thảm mục và xác động vật chết trả lại mùn, khoáng cho đất ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra còn có các nhóm với vai trò khác nhau cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu như: mật ong, sáp ong, tơ tằm, nhựa cánh kiến... và làm thức ăn cho các động vật lớn hơn (cá, chim, thú...). Ngoài ra còn bổ sung nguồn gen quí hiếm, thúc đẩy phát triển du lịch, giải trí (vật mẫu bướm, bọ que...).

4.2.4. Giá trị tài nguyên của cá

4.2.4.1. Giá trị sinh thái

Đối với các loài cá nói chung và cá vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam nói riêng có một vai trò sinh thái đáng kể. Trước hết, nó là thành phần cơ bản của đa

Số lượng

Kiểu dinh dưỡng

dạng sinh học, góp phần tạo nên cấu trúc bền vững hệ sinh thái tự nhiên. Cá là một trong những động vật tiêu thụ ở các bậc dinh dưỡng khác nhau. Nhiều loài cá ăn phế thải hữu cơ, nguồn thức ăn dồi dào trong thủy vực như cá Chép

(Cyprinus carpio), cá Diếc (Carassius auratus), cá Cấn (Puntius semifasiolatus),

cá Bướm be (Pararhodeus kyphus) hoặc ăn thực vật phù du, thực vật thủy sinh như cá Sứt môi (Garra fuliginosa), cá Mại (Rasbora cephalotaemia), cá Bộp

(Spinibarbus nigrodorsalis), cá Sỉnh (Onichostoma laticeps), cá Bám đá (Gastromizon borneensis), cá Rô phi (Oreochromis niloticus),… có vai trò

chuyển hóa chất hữu cơ từ các sinh vật sản xuất, các mùn bã hữu cơ từ môi trường nước cho các động vật tiêu thụ khác. Nhiều loài cá sử dụng nguồn động vật không xương sống trong môi trường làm thức ăn, tham gia vào chuỗi và lưới thức ăn phức tạp của thủy vực. Các loài ăn động vật nhỏ phổ biến là cá Thát lát

(Notopterus notopterus), cá Mương (Hemiculter leucisculus), cá Đòng đong (Puntius simus), cá Linh (Hemibarbus babeo), cá Chạch hoa (Cobitis taenia), cá

Chạch sông (Mastecembelus armatus), cá Bống mắt (Rhinogobius ocellatus), cá Rô đồng (Anabas testudineus),… Đây là các loài quan trọng trong việc điều khiển cân bằng sinh thái cho thủy vực. Ở những mức độ nhất định, các loài này đã đánh tỉa các động vật bậc thấp nhằm tạo điều kiện cho tảo phát triển tạo nên năng suất sinh học sơ cấp, đến lượt mình chúng nuôi dưỡng đàn thủy sản (chủ yếu là cá) khai thác góp phần hình thành sản lượng, tăng năng suất cho việc đánh bắt. Thêm vào đó, bản thân chúng còn hình thành được năng suất sinh học thứ cấp góp phần gia tăng nguồn lợi sinh học tự nhiên.

Ngoài ra, nhiều loài cá tự nhiên đã cung cấp gen quý cho con người phát triển trong ngư nghiệp, nông nghiệp. Các loài cá nuôi đã được thuần hóa từ các loài hoang dại và dần dần nó lại lan tràn ra các thủy vực tự nhiên. Giá trị nguồn gen không chỉ dừng lại ở hiện tại mà trong chúng hàm chứa một tiềm năng lớn mà cho đến nay khoa học vẫn chưa khám phá hết được. Nguồn gen này có ý nghĩa không những chỉ về mặt sinh thái, có giá trị về mặt kinh tế dân sinh mà còn có giá trị về mặt dược liệu, làm cảnh. Điều này rất cần thiết khi đời sống xã hội con ngýời ngày càng cao, càng vãn minh.

4.2.4.2. Giá trị kinh tế

Trước hết, khi nói về giá trị của cá, người ta nghĩ ngay đến giá trị kinh tế, mà chủ yếu là dùng làm thực phẩm. Như chúng ta đã biết, cá là nguồn thực

phẩm toàn diện, giàu đạm, có đầy đủ tất cả các acid amin không thay thế. Vì thế, cá là một loại thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của con người. Hầu như tất cả các loài cá đều có thể sử dụng làm thức ăn.

Giá trị thực phẩm của cá rất lớn, nhất là vấn đề giải quyết nguồn đạm và an toàn thực phẩm trên thế giới. Khi xảy ra nạn đói protein, người ta nghĩ ngay đến nguồn lợi thủy vực, trong đó cá đóng vai trò chủ đạo. Giá trị kinh tế của nguồn lợi thủy vực thể hiện ở tiềm năng khai thác và nuôi trồng rất lớn. Cá là một thực phẩm toàn diện không những thể hiện đầy đủ 20 loại acid amin mà có hàm lượng các acid amin không thay thế rất cao. Cá có tỷ lệ mỡ rất thấp nên ăn dễ tiêu và không chán, có thể sử dụng liên tục hàng ngày. Cá còn là thực phẩm dễ chế biến, có thể ăn tươi, phơi khô, đóng hộp, ướp lạnh, làm nước mắm nên dễ vận chuyển và phân phối được những cộng đồng dân cư xa biển, xa nguồn lợi thủy vực.

Cá kinh tế theo quan niệm truyền thống là những loài vừa có sản lượng cao vừa có chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống. Nhiều loài cá kinh tế sống trong điều kiện tự nhiên, nhiều loài được tuyển chọn tạo thành những tập đoàn cá nuôi quan trọng trong các ao, hồ, đồng ruộng, sông, suối hay những tập đoàn cá cảnh có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, được sử dụng trong nước hay xuất khẩu. Nhiều loài còn được sử dụng trong y học như những giải pháp sinh học chống lại các mầm gây bệnh (cá diệt bọ gậy, đấu tranh sinh học).

Trong 106 loài cá ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam được xác định có 15 loài cá kinh tế, thuộc 14 giống, 8 họ và 5 bộ khác nhau (chiếm 14,15% tổng số loài hiện có).

Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất với 9 loài (chiếm 60%); tiếp đến là bộ cá Vược (Percifomes) với 3 loài (chiếm 20%). Các bộ cá Nheo (Siluriformes); bộ Lươn (Synbranchiformes), bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) mỗi bộ có 1 loài (chiếm 6,6%) (bảng 4.8). Ở mỗi vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam đều có 14 loài (chiếm 87,50% tổng số loài kinh tế).

Bảng 4.8. Danh lục các loài cá kinh tế ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam CM CĐ

Kích thước khai thác

(mm) 1 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá Thát lát + + 50 - 220 2 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) Cá Mương + + 100 - 200 3 Schistura fasciolata (Nichols & Pope,1927) CáChạch suối + 100 - 250 4 Onychostoma fusiforme Kottelat, 1998 Cá Xanh + + 100 - 150 5 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) Cá Sỉnh (cá Niên) + + 100 - 250 6 Carassius auratus Linnaeus, 1758 Cá Diếc + + 50 - 150 7 Carassioides cantonensis (Heincke, 1892) Cá Rưng + + 50 - 300 8 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá Rô đồng + + 40 - 80 9 Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) Cá Chạch song + + 150 - 300 10 Channa striata Bloch, 1793 Cá Chuối + + 200 - 550 11 Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 Cá Chép + + 200 - 300 12 Clarias fuscus (Lacépède, 1803) Cá Trê + 180 - 550 13 Opsariichthys bidens Gunther, 1873 Cá Cháo thường + + 150 - 300 14 Rasbora cephalotaemia (Nichols & Pope,1927) Cá Mại sọc + 120 - 250 15 Oreochromis mossambicus(Peters, 1852) Cá Rô phi đen + 50 - 90

Thông qua các cuộc phỏng vấn dân địa phương, được biết, trước đây, cá Chình hoa (Anguilla marmorata), Chình mun (Anguilla bicolor) có số lượng nhiều, kích thước lớn. Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên hiện nay số lượng của 2 loài cá này ngày càng giảm nên trong thời gian nghiên cứu chúng tôi không thu được cá thể nào.

Đặc trưng quan trọng nhất trong vùng là loài cá Niên (Onychostoma

gerlachi) đây là loài cá kinh tế, loài thủy đặc sản được người dân trong vùng ưu

chuộng, được khai thác triệt để bằng nhiều cách nên số lượng suy giảm nghiêm trọng và đã được ghi danh vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) cần có giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý để duy trì nguồn lợi.

4.2.4.3. Các giá trị khác của cá (làm cảnh, diệt bọ gậy, sâu bệnh)

Việc nâng cao mức sống và phát triển ngày càng cao của xã hội loài người, gắn với những hoạt động vui chơi giải trí. Các loài cá làm cảnh và nghề nuôi, chúng được xem là thú vui cần thiết không chỉ ở các tầng lớp quý tộc, trí thức mà ngày càng lan rộng đến những người dân lao động. Ở Việt Nam, một nước đang phát triển, mức sống còn thấp, song việc nuôi các loài cá cảnh đã phát triển rộng khắp cả miền Bắc đến miền Nam, cả thành thị lẫn nông thôn.

Dựa vào danh lục đã công bố các loài cá nước ngọt dùng làm cảnh của Mai Đình Yên (1976, 1992), Nguyễn Văn Hải (1976, 1991), Trần Công Tam và Nguyễn Điệp Sơn (1986), Võ Văn Chi (1993), Bộ Thủy sản (1996),… chúng tôi đã thống kê được 17 loài cá ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam có thể đưa vào giải trí, nuôi làm cảnh và kinh doanh (bảng 4.9).

Nhiều loài cá cảnh, cá nuôi và cá sống trong các thủy vực nước ngọt tự nhiên, có đặc tính ăn các ấu trùng côn trùng, nhất là ấu trùng muỗi (Chironomidae) làm giảm lượng côn trùng (muỗi) trưởng thành gây hại. Do vậy, nhiều loài cá được dùng vào việc diệt ấu trùng muỗi, chống bệnh sốt rét và một số bệnh sốt xuất huyết hiện nay nhất là những loài cá sống ở vùng núi cao rừng Cao Muôn và Cà Đam. Ưu điểm đáng kể của phương pháp sinh học này thể hiện ở chỗ không gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế,…

Bên cạnh ăn các dạng ấu trùng để phòng trừ bệnh dịch, các loài cá còn được sử dụng để phòng trừ sâu bệnh cho nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhiều loài cá Chép, cá Chày, cá Bướm be, cá Rô đồng, cá Rô phi,… ăn các loài sâu hại lúa.

Bảng 4.9. Các loài cá ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam dùng làm cảnh

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam

1 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá Thát lát 2 Esomus metallicus Ahl, 1923 Cá Lòng tong sắt 3 Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) Cá Mại sọc

4 R. sumatrana (Bleeker, 1852) Cá Lòng tong vạch 5 Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) Cá Thè be thường 6 Rhodeus ocellatus (Kner, 1867) Cá Bướm chấm 7 Osteochilus hasseltii (Valenciennes, 1824) Cá Mè lúi 8 Cyprinuscarpio Linnaeus, 1758 Cá Chép 9 Micronemachilus taenia (Nichols & pope, 1927) Cá Chạch suối 10 Schistura incerta (Nichols, 1931) Cá Chạch đá râu 11 S. pellegrini (Rendahl, 1944) Cá Chạch suối 12 Annamia normani (Hora, 1931) Cá Vây bằng 13 Sewellia elongata Robert, 1998 Cá Bám đá 14 S. brevis Hao & Duc, 1995 Cá Đép ngắn 15 Macrognathus siamensis (Günther, 1961) Cá Chạch lá tre 16 Macropodus opercularis Linnaeus, 1758 Cá Đuôi cờ 17 Channa maculata (Lacépède, 1802) Cá Chuối hoa

4.2.5. Giá trị tài nguyên của Lưỡng cư - Bò sát

4.2.5.1. Giá trị sinh thái

Là một mắt xích quan trọng của chuỗi và lưới thức ăn, góp phần tạo nên cấu trúc bền vững cho quần xã và hệ sinh thái. Vai trò sinh thái của LC - BS trong

việc tiêu diệt các loại côn trùng gây hại. Chúng ăn côn trùng, sâu bọ, giun, dế,

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 110)