ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA KHU HỆ THÚ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 101 - 106)

4.1.7.1. Đặc điểm phân bố các nhóm loài

Qua thời gian nghiên cứu ở hai khu vực rừng Cao Muôn và Cà Đam, chúng tôi nhận thấy rằng sự phân bố của các loài thú ở đây không giống nhau. Do mỗi loài có một sự thích nghi với môi trường sống khac nhau, nên mỗi loài có một vùng phân bố xác định mà ở đó có những điều kiện thuận lợi và cần thiết cho sự sống của chúng. Điều dễ nhận thấy là các loài trong bộ Linh trưởng: Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) chỉ gặp ở rừng sâu, nơi rừng có nhiều cây lớn, cây ăn quả (Sung, Chò chỉ,…).

Tùy theo từng sinh cảnh nhất định mà chúng có sự phân bố khác nhau. Sự phân bố của động vật gắn liền với thảm thực vật rừng. Đây là một yếu tố cơ bản. Qua những đặc trưng về sự phân bố của các nhóm loài. Chúng tôi chia thành 2 nhóm chính:

* Nhóm thú có vùng phân bố rộng

Nhóm này có hầu hết ở các sinh cảnh rừng khác nhau: đồi núi đất, trảng lau sậy, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thứ sinh, rừng phục hồi... điển hình là những loài như: Nhím bờm (Acanthion subcristatum), Chuột rừng (Rattus koratensis), Lợn rừng (Sus scrofa), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Sơn dương (Capricornis

* Nhóm thú có vùng phân bố hẹp

Nhóm này chỉ ở một số khu vực nhất định, đôi khi rất hiếm gặp, thường là những loài ở trong những nơi nhất định điển hình như: nhóm Linh trưởng thấy ở kiểu rừng giàu còn đậm nét nguyên sinh tại hang Dơi núi Cà Đam, vào sâu tại độ cao trên 900m ở rừng Cao Muôn.

Các loài đại diện như: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ đuôi dài

(Macaca fascicularis), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Vượn má

trắng (Nomascus leucogenys). Chúng chủ yếu sống trong các dạng rừng còn tính nguyên sinh, nơi có mật độ cây tương đối dày và cao, thích hợp cho đời sống của chúng. Nhóm ăn thịt (Carnivora) bao gồm những loài như: Báo gấm

(Neofelis nebulosa); Cầy hương (Viverricula indica), Gấu (Ursus gibeltanus),…

4.1.7.2. Phân bố theo độ cao

- Sinh cảnh ở độ cao dưới 500m, rừng đã bị tác động rất mạnh do đốt rừng làm rẫy. Các biện pháp canh tác lạc hậu làm đất bị suy kiệt giảm chất lượng. Đặc biệt, rừng Cao Muôn ở độ cao này các cây thân gỗ hầu như đã bị chặt phá toàn diện để trồng cây keo hoặc làm nương rẫy trồng mì. Một số loài thú đại diện: Chuột đàn (Rattusmolliculus), chuột đất nhỏ (Bandicota savilei), Thỏ nâu

(Lepuspeguensis), Cầy hương (Viverricula indica),…

- Ở độ cao trên 500m là kiểu rừng kín thường xanh ưa ẩm nhiệt đới với đại diện các loài: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Cu li lớn (Nycticebus

coucang). Nhóm thuộc bộ Gặm nhấm (Rodentia) như Sóc đen (Ratufa bicolor).

Nhóm thuộc bộ Dơi (Chiroptera) như Dơi quả tai tròn (Megaerops niphanea),... - Độ cao trên 900m là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới đang còn mang đậm tính chất nguyên sơ cao như: hang Dơi, thác Ba Tầng ở rừng Cà Đam hay đoạn lên Mor của suối Lệ Trinh ở rừng Cao Muôn, có nhiều kiểu sinh cảnh làm nơi sống cho nhóm động vật có xương sống. Với những kiểu rừng và sinh cảnh như vậy đã tạo điều kiện cho sự sinh tồn và phát triển của các nhóm thú lớn, đặc biệt có ý nghĩa với: Vượn (Helobates sp.), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Khỉ mặt đỏ (Macaca

arctoides), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis),...

Trên cơ sở hiện trạng ở hai khu vực nghiên cứu chúng tôi chia ra các dạng sinh cảnh theo độ cao như sau:

4.1.7.3. Phân bố theo sinh cảnh * Sinh cảnh núi đất

Sinh cảnh này bao gồm đồi núi đất, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh... có cấu trúc phân tầng khá rõ rệt, có tất cả 5 tầng thực vật. Với mức độ đa sinh cảnh như vậy đã tạo những điều kiện sống khá thuận tiện cho một số loài: Thỏ nâu (Lepus

nigricollis), Chuột đàn (Rattus molliculus), Cầy hương (Viverriculaindica),... Ở

những nơi có mật độ cây rừng cao, độ phủ xanh lớn đã có sự hình thành quần xã động vật trong đó có thú. Nhóm sống và kiếm ăn trên cây thuộc nhóm Linh trưởng (Primates) như: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix

cinerea), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Cu li lớn (Nycticebus coucang). Nhóm

thuộc bộ Gặm nhấm (Rodentia) như Sóc đen (Ratufa bicolor). Nhóm thuộc Bộ Dơi (Chiroptera) như Dơi quả tai tròn (Megaerops niphanea),... Thú sống trên mặt đất chủ yếu như nhóm thuộc bộ ăn thịt: Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Mang lớn

(Magamuntiacusvuquangensis),... Một số loài trong bộ guốc chẵn (Artiodactyla)

như: Lợn rừng (Sus scrofa), Cheo cheo nam dương (Tragulus javanicus), Hoẵng

(Muntiacus muntjak), Bò tót (Bos gaurus),…

* Sinh cảnh núi đá

Ở rừng Cao Muôn có núi Cao Muôn, núi Gò Đê, Gò Kắk còn ở rừng Cà Đam có núi Cà Đam, núi Đà Trếch với độ dốc khá cao, độ cao trung bình lớn, đường đi rất hiểm trở. Việc di chuyển của động vật trên địa hình này là khó khăn. Vì vậy, ở đây chỉ có những nhóm thú có khả năng leo trèo, nhảy từ nơi này sang nơi khácvà thích nghi với điều kiện thiếu nước. Đặc trưng bởi các loài như: Khỉ vàng (Macaca mulatta), Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ

(Nycticebus pygmaeus), Chồn dơi (Cynocephalus variegatus), Chồn vàng (Mates flavigula), Sơn dương (Capricornis sumatraensis),... Một số vùng có

những hang đá là nơi sống của Dơi, Chuột. Nhìn chung so với sinh cảnh đồi núi đất thì sinh cảnh này có tính nghèo hơn về thành phần loài, tập trung cá thể trong quần thể khá cao.

* Sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi

Dạng sinh cảnh này rất phổ biến ở rừng Cao Muôn do nạn đốt rừng làm nương rẫy, tập quán canh tác lạc hậu, nạn cháy rừng... ở bìa rừng. Hậu quả hình thành các trảng và cây bụi, điều này thể hiện rõ ở một số khu vực xung quanh suối Lệ Trinh và đoạn núi Gò Kăk, núi Gò Đê thuộc địa bàn nghiên cứu Cao Muôn. Còn

ở Cà Đam loại sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi thường thấy ở đoạn lên thác Ba Tầng, núi A Zớt và đường lên chân núi Cà Đam.

Các kiểu sinh cảnh như trảng lau, sậy, thành phần thực vật phần lớn là những cây bụi thấp rãi rác, kéo theo thành phần động vật chủ yếu là những nhóm trong họ chuột Muridae: Chuột đàn (Rattusmolliculus), Chuột đất nhỏ

(Bandicota savilei), Thỏ nâu (Lepuspeguensis), Cầy hương (Viverricula indica),

Cầy going (Viverra zibetha),...

* Sinh cảnh bản làng - nương rẫy

Thực vật ở đây chủ yếu cây trồng thuộc nhóm lương thực, rau màu như: lúa, khoai, sắn, ngô, đậu... Người dân ở đây đốt rừng làm nương rẫy, canh tác trên mảnh đất họ vừa khai hoang từ một năm đến vài năm. Nên đất ở đây thoái hóa rất nhanh (khoảng 2 năm), sau đó họ lại đốt rừng khác để có đất làm rẫy. Hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên. Một số bản gần sông hoặc suối thì có thêm ruộng nước, những bản xa nguồn nước thì có nhiều khó khăn trong canh tác nên hình thức cũng là: Chặt - đốt - chọc - trỉa. Thú ở đây gồm: Chuột nhắt

(Musmusculus), Chuột đàn (Rattus molliculus), Cầy hương (Viverricula indica), Lợn

rừng (Sus scrofa) đôi khi có cả Hoẵng (Muntiacus muntjak) và một số loài trong linh trưởng như khỉ xuống bẻ, nhổ mì để làm thức ăn... vào mùa thu hoạch bắp thì người dân ở đây cho biết có khỉ vàng (Macaca mulatta) về kiếm ăn. Nhóm động vật nuôi trong bản thì chủ yếu là: Lợn nhà, Trâu, Bò, Dê,...

* Sinh cảnh ven sông - suối

Do ở 2 khu vực nghiên cứu có địa hình hiểm trở, độ dốc tương đối cao nên suối ở đây có nhiều đá. Suối có độ dốc khá cao, thực vật ven suối chủ yếu có độ cao trung bình là 3m đến 15m. Nhóm thú thường gặp là: Triết bụng vàng

(Mustela kathiah), Cầy giông (Viverra zibetha),...

* Sinh cảnh hang đá

Trong hai khu vực nghiên cứu thì chỉ có ở rừng Cà Ðam còn lại một số hang được đặt tên là hang Dơi. Thực vật chủ yếu phân bố trước cửa hang như chò, dương xỉ.Trong hang có Dơi chó tai ngắn (Cynopterus brachiolis), Chuột núi (Rattus sabanus),...

* Sinh cảnh rừng hỗn giao tre nứa

Ở rừng Cao Muôn và Cà Đam, loại hình sinh cảnh này ít gặp. Xen kẻ với rừng tre nứa là những cây tương đối cao. Là nơi rất thích hợp cho các loài như:

Cu li lớn (Nistycebuscaucang), Sóc bay trâu (Petaurista philippensis), Nhím bờm (Acanthion subcristatum),... Các loài thú lớn như Hoẵng (Muntiacus

muntjak), Lợn rừng (Sus scrofa), Mèo rừng (Prionailurus bengalensis), Thỏ nâu (Lepus peguensis),...

4.1.7.4. Phân bố theo nơi ở

Ngoài sự phân bố theo độ cao và sinh cảnh, thú ở rừng Cao Muôn và Cà Đam còn thể hiện phân bố theo tập tính dinh dưỡng, sinh sản và vận động của chúng. Chúng tôi có thể chia thành các nhóm theo nơi ở chính như sau.

* Nhóm hoạt động trên cây

Gồm những loài thú thích nghi với đời sống trên cây có tính thường xuyên như các loài trong nhóm Linh trưởng: Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ

(Nycticebus pygmaeus), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea); Sóc bay trâu (Petaurista philippensis), Sóc đen (Ratufabicolor). Các loài như Dơi chó tai ngắn (Cynopterus brachioris), Dơi quả lưỡi dài (Eonycteris spelaea) thuộc họ Dơi. Các

loài mà trong vòng đời có thời gian sống trên cây và trên mặt đất như các loài trong họ Cầy (Viverridae): Cầy hương (Viverricula indica), Cầy giông (Viverra zibetha), Cầy gấm (Prionodon pardicolor),...

* Nhóm hoạt động trên mặt đất

Đây là môi trường sống thích hợp, khả năng tìm kiếm được nhiều loại thức ăn và các hoạt động bầy đàn nên có khá nhiều loài trong các họ. Ở Cà Đam và Cao Muôn nhóm thú thích nghi với môi trường này bao gồm: Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy hương (Viverricula indica), Mèo rừng(Prionailurus bengalensis), Mèo gấm (Pardofelis marmorata),... Đặc biệt hoạt động trên mặt đất thường gặp các loài thú guốc chẵn (Actiodactyla) như:

Lợn rừng (Sus scrofa), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Mang lớn

(Megamuntiacus vuquangensis), Bò tót (Bos gaurus), Sơn dương (Caprtcornis sumatraensis),... Ngoài ra còn có rất nhiều loài thuộc các họ khác.

* Nhóm hoạt động dưới mặt đất

Bao gồm những loài có đời sống ở dưới mặt đất hoặc trong đời sống có một thời gian sống dưới mặt đất. Điển hình trong nhóm này là Chuột chù

(Suncus murinus), Chuột rừng (Rattus koratensis), Dúi mốc lớn (Rhyxomys pruinosus), Tê tê java (Manis javanicus), Tê tê vàng (Manis pentadactylus),...

Tóm lại, sự phân bố của các loài thú phụ thuộc rất lớn vào tập tính tự vệ, thành phần thực vật nơi cung cấp thức ăn và là nơi trú ngụ của rất nhiều loài, ngoài ra còn phụ thuộc vào thành phần thức ăn, đặc tính dinh dưỡng và các mối quan hệ giữa các nhóm loài... Vấn đề này hoàn toàn phù hợp với quy luật phân bố của các nhóm loài trong cấu trúc của các hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 101 - 106)