ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA KHU HỆ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 85 - 87)

Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế, phân tích tư liệu và hệ thống ảnh viễn thám kết hợp với việc xử lý giải đoán ảnh bằng hệ thống máy tính, các phần mềm đo vẽ chuyên dụng. Chúng tôi nhận thấy thảm thực vật bậc cao có mạch ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam phân bố như sau:

* Kiểu 1: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa cây lá rộng ít bị tác động thuộc đai đất thấp chủ yếu ở độ cao từ 100m đến 900m

Kiểu rừng này chiếm diện tích rộng nhất so với các loại rừng có trong khu vực. Rừng thường có cấu trúc 4 tầng, ở những nơi rừng còn tốt có thể đạt tới 5

tầng. (tầng A1- tầng vượt tán, tầng A2 - tầng ưu thế sinh thái, tầng A3- tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây bụi với các cây non tái sinh và tầng cỏ quyết đa dạng, phổ biến các loài cây thân thảo). Gặp các loài Lát xoan (Choerospondias axillaris), Thôi ba (Alangium chinense), Chân chim lá xoan (Schefflera obovatifoliolata), Sấu (Dracontomelom duperreanum), Sơn huyết (Melanorrhea laccifera), Sửa

(Alstonia scholaris), Trám trắng (Canarium album),… ven suối gặp các loài Trâm

trắng (Syzygium brachyatum), Trâm vối (Syzygium cumini),... Ở đai cao trên 600m đến 900m, nơi thảm rừng có độ tàn che cao, rừng ít bị tác động và độ dốc lớn gặp các loài Sao đen (Hopea odorata), Táu trắng (Vatica odorata), Chò chang

(Dipterocarpus turbinatus), Sến đỏ (Shorea roxburghii), Sến mật (Madhuca pasquieri), Cồng ba lan sa (Calophyllum balansae), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia), Vàng tâm (Manglietia dandyi), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),

Chò sao (Parashorea stellata), Chò chỉ (Parashorea chinensis),...

Bên cạnh đó còn ghi nhận thêm kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa bị tác động mạnh phân bố ở độ cao dưới 300m, chiếm diện tích tương đối lớn, ưu thế thuộc về Muồng ràng ràng (Adenanthera microperma), Lá nến

(Macaranga denticulata), Vạng trứng (Endospermum chinense), Ba bét (Mallotus paniculatus), Các loài thuộc giống Trâm (Syzygium), Muồng đen (Cassia siamea),… Kiểu rừng này có nguồn gốc từ rừng nguyên sinh hoặc rừng

ít bị tác động, do tác động của cộng đồng trong đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, củi và lâm sản... bên cạnh đó một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là tác động của chiến tranh (chất độc hóa học, bom đạn,...).

Ngoài ra, rãi rác còn gặp các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh là trạng thái thoái hóa mạnh trong loạt diễn thế, tồn tại trên diện tích rừng bị khai thác trắng, lặp đi lặp lại và các hoạt động nương rẫy. Ưu thế Lau (Saccharum

arundinaceum), Lau cù (Arundo donax), Cỏ tranh(Imperata cylindrica),...

Kiểu 2: Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (900m - 1.405m) ít bị tác động

Kiểu rừng này chiếm phần lớn diện tích ở đai cao núi thấp (900m - 1.405m), có độ tàn che tương đối cao, khoảng 0,6 - 0,7. Rừng có cấu trúc 2 - 3 tầng, trong đó có 1 - 2 tầng cây gỗ chiếm ưu thế, tầng cây bụi cỏ quyết thường mọc xen lẫn, xâm nhập làm thành 1 tầng thưa.

Qua nghiên cứu thực địa cho thấy vùng rừng Cao Muôn chủ yếu là Rừng

rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa cây lá rộng bị tác động mạnh thuộc đai đất thấp ở độ cao dưới 900m chiếm hầu hết diện tích. Còn ở độ cao trên 900m rừng

chưa phân hóa rõ nét, cấu trúc rừng bị phá hủy tương đối nặng, nhiều nơi tầng cây gỗ A1 vắng mặt chỉ xuất hiện rải rác, tầng ưu thế sinh thái A2 ít liên tục, thậm chí thảm rừng có những vệt hổng dài do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo điều kiện cho các loài ưa sáng; chịu hạn xâm nhập. Tầng dưới tán tương đối dày đặc, thành phần loài gồm các loài cây gỗ non tái sinh và cây bụi xâm nhập.

Ngoài thảm thực vật tự nhiên như đã nêu, còn gặp thảm thực vật nhân tạo, bao gồm tất cả các quần xã cây trồng do con người xây dựng, phân bố ở độ cao dưới 300m. Bao gồm: các ruộng lúa nước bậc thang phân bố ven theo các khe suối, các vườn quế (được trồng từ những năm 1980), các vùng cây trồng lâu năm quanh khu vực dân cư (cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây lâu năm khác).

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w