ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA KHU HỆ LƯỠNG CƯ BÒ SÁT

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 92 - 98)

Qua khảo sát thực tế, kết hợp với các số liệu có được chúng tôi chia đặc điểm phân bố của LC - BS vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam theo độ cao, sinh cảnh và vùng sống.

4.1.5.1. Phân bố theo độ cao

Theo độ cao so với mặt nước biển, dựa vào số liệu thu được chúng tôi nhận thấy: LC - BS ở vùng rừng Cao Muôn - Cà Đam phân bố theo các độ cao như sau:

* Độ cao dưới 250m

Ở độ cao này đã thống kê được 19 loài lưỡng cư (chiếm 47,50%) và 24 loài bò sát (chiếm 38,71%). Họ Dicroglossidae thuộc lưỡng cư có số loài nhiều nhất với 5 loài. Lưỡng cư phân bố ở độ cao này có thểkể một số đại diện: Cóc nhà

(Duttaphrynus melanostictus), Cóc rừng (Ingerophrynus galeatus), Ếch cây mép

trắng (Polypedates leucomystax),…Trong khi đó họ Colubridae thuộc bò sát chiếm ưu thế về loài với 6 loài. Có thể kể một số đại diện của bò sát: Nhông em ma (Calotes emma), Nhông xám (Calotes mystaceus), Nhông xanh (Calotes

versicolor), Thằn lằn bay đốm (Draco maculatus),…

* Độ cao từ 250 - dưới 500m

Độ cao này được bao phủ bởi rừng tự nhiên có nhiều vực nước bên trong với dòng chảy chậm và diện tích lớn. Mặt khác thảm thực vật là các loài cây bụi, cây gỗ xen lẫn dây leo, tầng lá mục dày là môi trường sống của côn trùng cỡ nhỏ làm thức ăn cho LC - BS. Hầu hết LC - BS phân bố ở địa hình này. Đã thống kê được 25 loài lưỡng cư (chiếm 62,50%) và 43 loài bò sát (chiếm 69,35%).

- Đã thống kê được ở độ cao này Lưỡng cư với các họ Ranidae có 7 loài; họ Rhacophoridae có 5 loài; các họ: Bufonidae, Microhylidae, Dicroglossidae, Megophryidae, mỗi họ 3 loài; Ichthyophiidae có 1 loài, đại diện: Cóc mày đốm vàng (Leptobrachium xanthospilum); Cóc núi gót (Ophryophryne gerti); Ếch compotric (Amolops compotrix); Ếch bám đá gai ngực (Amolops spinapectoralis); Ếch giun (Ichthyophis bannanicus),…

- Đối với Bò sát họ Colubridae chiếm ưu thế vơi 10 loài; tiếp đến là họ Scincidae với 9 loài; họ Agamidae và họ Viperidae mỗi họ có 7 loài; họ Gekkonidae

có 3 loài; 2 họ Geoemydidae và Trionychidae mỗi họ có 2 loài; các họ Lacertidae, Xenopeltidae, Elapidae, mỗi họ chỉ có 1 loài. Đại diện: Rồng đất (Physignathus cocincinus); Tắc kè (Gekko gecko); Rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus); Rắn ráo

thường (Ptyas korros); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa); Rùa hộp bua rê (Cuora

bourreti); Rùa đỏ (Cuora cyclornata); Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons),…

* Độ cao từ 500 - 900m

Ở độ cao này nguồn nước giảm, nhất là vào mùa khô, mùa mưa nước chảy mạnh tạo thác nên không thích hợp cho Lưỡng cư sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, ở đây gặp khá nhiều LC - BS quý hiếm. Đã xác định được có 23 loài Lưỡng cư (chiếm 57,50%) và 40 loài Bò sát (chiếm 64,52%). Đối với Lưỡng cư thì họ Rhacophoridae ưu thế nhất với 9 loài; tiếp đến là họ Ranidae có 6 loài; họ Dicroglossidae và họ Megophryidae mỗi họ 3 loài; họ Bufonidae có 2 loài. Ở độ cao này có thể kể một số đại diện: Cóc mày đốm vàng (Leptobrachium xanthospilum); Cóc núi gót (Ophryophryne gerti); Ếch gai sần (Quasipaa verrucospinosa); Ếch suối (Hylarana nigrovittata); Nhái cây sừng (Aquixalus supercornutus),…Đã xác định được phân bố của Bò sát ở độ cao nàygồm họ Colubridae có 9 loài; họ Agamidae có 7 loài; họ Elapidae có 5 loài; họ Viperidae có 4 loài; 2 họ Scincidae và Gekkonidae mỗi họ có 3 loài; các họ Lacertidae, Varanidae, Pythonidae, Geoemydidae mỗi họ có 2 loài; họ Xenopeltidae chỉ có 1 loài. Đại diện: Kỳ đà vân (Varanus nebulosus); Kỳ đà hoa (Varanus salvator); Trăn đất (Python molurus); Trăn gấm (Python

reticulatus); Rắn sọc dưa (Dendrelaphis pictus); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa);

Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis ); Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus

hannah); Rùa đỏ (Cuora cyclornata); Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons);

Rùa sa nhân (Cuora mouhotii),…

Khoảng độ cao từ 250 - 900m có số loài Bò sát phân bố nhiều nhất bởi vì hai khoảng độ cao này được bao phủ bởi rừng tự nhiên bên trong có nhiều khe suối, có tỷ lệ loài phân bố xấp xỉ nhưng khác nhóm Bò sát ở chỗ, lên cao hơn chúng vẫn có khả năng thích nghi tốt do khả năng chịu hạn.

* Độ cao trên 900m

Độ cao này ít đa dạng về sinh cảnh và có môi trường khắc nghiệt bởi thiếu nguồn nước nhất là về mùa khô, tầng mùn bị rửa trôi mạnh, nên sự duy trì độ ẩm và phân bố các loài làm thức ăn cho LC - BS giảm. Địa hình này có số lượng

loài thấp nhất chỉ với 11 loài Lưỡng cư (chiếm 27,50%), trong khi đó Bò sát có số loài gấp 2,5 lần với 28 loài (chiếm 45,16%).

- Đối với Lưỡng cư, ưu thế thuộc về họRhacophoridae với 7 loài, họ Ranidae có 3 loài, họ Dicroglossidae chỉ có 1 loài. Một số đại diện: Cóc mắt bên

(Xenophrys major); Ếch nhẽo (Limnonecteskuhlii); Ếch poi lan (Limnonectes poilani); Ếch gai sần (Quasipaa verrucospinosa); Nhái cây bà nà (Philautus banaensis); Nhái cây trường sơn (Philautus truongsonensis); Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax); Ếch cây đầu to (Polypedates megacephalus),…

- Đối với Bò sátsinh cảnh này số loài giảm, họ Colubridae và họ Viperidae mỗi họ có 5 loài; họ Elapidae có 4 loài; 2 họ Gekkonidae và họ Scincidae mỗi họ có 3 loài; 3 họ Varanidae, Pythonidae và Testudinidae mỗi họ có 2 loài. Có thể kể một số đại diện: Ô rô natalia (Acanthosaura nataliae); Nhông xanh (Calotes

versicolor); Thạch sùng ngón giả bốn vạch (Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus);

Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus irregularis); Tắc kè (Gekko gecko); Kỳ đà vân (Varanus nebulosus); Kỳ đà hoa (Varanus salvator); Trăn đất (Python

molurus); Trăn gấm (Python reticulatus); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa); Rắn cạp

nia nam (Bungarus candidus);Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis ); Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); Rùa núi vàng (Indotestudo elongata); Rùa núi viền

(Manouria impressa),…

4.1.5.2. Phân bố theo sinh cảnh * Sinh cảnh khe suối

Ở sinh cảnh này điều kiện sống rất thuận lợi như ẩm độ cao, các loài côn trùng làm thức ăn phát triển nên Lưỡng cư phân bố nhiều nhất với 22 loài (chiếm 55,00% tổng số loài). Trong đó, họ Ranidae chiếm ưu thế với 8 loài; các họ: Bufonidae, Rhacophoridae, Ichthyophiidae mỗi họ chỉ có 1 loài. Đại diện một số loài: Cóc tai to (Ingerophrynus macrotis); Cóc núi gót (Ophryophryne gerti); Cóc núi han (Ophryophryne hansi); Ếch hát chê (Limnonectes hascheanus); Ếch gai sần (Quasipaa verrucospinosa); Ếch bám đá (Amolops ricketti); Ếch ba na

(Odorrana banaorum); Ếch giun (Ichthyophis bannanicus),…

Tương tự Lưỡng cư, Bò sát ở sinh cảnh này có số lượng loài phân bố nhiều nhấtvới 34 loài (chiếm 54,84%), ưu thế thuộc về các họ Colubridae và Scincidae mỗi họ có 9 loài; họ Geoemydidae, họ Trionychidae và họ Gekkonidae mỗi họ có 3 loài; các họ Elapidae, Varanidae, Lacertidae mỗi họ 2

loài; họ Agamidae chỉ có 1 loài. Một số đại diện: Thạch sùng ngón giả bốn vạch

(Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus); Tắc kè (Gekko gecko); Kỳ đà hoa (Varanus nebulosus); Kỳ đà vân (Varanus salvator); Rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa); Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus); Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus); Rùa hộp bua rê (Cuora bourreti); Ba ba nam bộ (Amyda cartigaginea); Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis); Ba ba gai (Palea steindachneri),…

* Sinh cảnh nương rẫy ven suối

Đã xác định được Lưỡng cư phân bố ở sinh cảnh nương rẫy ven suôi với 13 loài (chiếm 32,50%), Bò sát với 15 loài (chiếm 24,19%). Ở Lưỡng cư họ Dicroglossidae và họ Microhylidaemỗi họ có 4 loài; họ Bufonidae có 3 loài; các họ Megophryidae và họ Ichthyophiidae mỗi họ có 1 loài, một số đại diện ở sinh cảnh này: Cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus); Cóc rừng (Ingerophrynus

galeatus); Cóc tai to (Ingerophrynus macrotis); Ễnh ương thường (Kaloula pulchra); Ngóe (Fejervarya limnocharis); Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus); Ếch giun (Ichthyophis bannanicus),... Đối với Bò sát họ Colubridae

có 6 loài; họ Scincidae có 3 loài; họ Lacertidae có 2 loài; các họ: Gekkonidae, Typhlopidae, Elapidae, Xenopeltidae, mỗi họ có 1 loài. Một số đại diện: Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus); Liu điu xanh (Takydromus hani); Liu điu chỉ (Takydromus sexlineatus); Thằn lằn bóng đốm(Eutropismacularia); Thằn lằn bóng hoa (Eutropismultifasciata); Rắn hoa cỏ nhỏ (Rhabdophis

chrysargus); Rắn nước đốm vàng (Xenochrophis flavipunctatus); Rắn lá khô

thường (Sinomicrurus macclellandi),…

* Sinh cảnh núi đất

Ở sinh cảnh này với điều kiện bất lợi như độ ẩm thấp do không có các khe suối chảy qua, lớp thảm mục mỏng hoặc không có, nguồn thức ăn khan hiếm. Mặt khác, sinh cảnh này chịu nhiều tác động của con người thông qua các hoạt động khai thác lâm sản và làm nương rẫy nên Lưỡng cư và Bò sát có số lượng loài phân bố ít nhất với 9 loài Lưỡng cư (chiếm 22,50%) và 16 loài Bò sát (chiếm 25,81%). Một số đại diện:

- Lưỡng cư: Ễnh ương thường (Kaloula pulchra); Ngóe (Fejervarya

- Bò sát: Nhông xám (Calotesmystaceus); Nhông xanh

(Calotesversicolor); Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus); Liu điu xanh (Takydromus hani); Thằn lằn vạch (Lipinia vittigera),…

* Sinh cảnh rừng núi cao

Sinh cảnh này có môi trường sống không thuận lợi như: thiếu nguồn nước nhất là về mùa khô, tầng thảm mục bị rửa trôi mạnh, nên sự duy trì độ ẩm và phân bố các loài làm thức ăn cho LC - BS giảm. Độ cao này có số lượng loài phân bố thấp nhất.

- Lưỡng cư thấy có: Ếch gai sần (Quasipaa verrucospinosa); Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax),…

- Bò sát với một số loài quý hiếm: Thạch sùng ngón giả bốn vạch

(Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus); Tắc kè (Gekko gecko); Kỳ đà vân (Varanus nebulosus); Trăn đất (Python molurus); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa); Rắn cạp nia

nam (Bungarus candidus);Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); Rùa núi vàng (Indotestudo elongata),…

4.1.5.3. Phân bố theo khu vực hoạt động * Trên mặt đất

Qua khảo sát thực tế cho thấy, Lưỡng cư và Bò sát có số loài phân bố trên mặt đất ưu thế nhất với 23 loài Lưỡng cư (chiếm 57,50% số loài) và 36 loài Bò sát (chiếm 58,06% số loài). Trong đó Lưỡng cư với họ Ranidae có 8 loài; họ Dicroglossidae có 5 loài; họ Microhylidae có 4 loài; 2 họ Bufonidae và Megophryidae mỗi họ 3 loài.Một số đại diện: Cóc nhà (Duttaphrynus

melanostictus); Cóc rừng (Ingerophrynus galeatus); Cóc tai to (Ingerophrynus macrotis); Cóc mày đốm vàng (Leptobrachium xanthospilum); Cóc núi gót (Ophryophryne gerti); Cóc mắt bên (Xenophrys major) Ễnh ương thường (Kaloula pulchra); Ngóe (Fejervarya limnocharis); Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus); Chàng an đéc sơn (Odorrana andersonii),…

Trong 36 loài Bò sát thuộc các họ Colubridae với 8 loài, tiếp đến là họ Agamidae có 7 loài; họ Viperidae có 5 loài; 2 họ Gekkonidae và Elapidae mỗi họ có 3 loài; các họ: Lacertidae, Varanidae, Pythonidae, Testudinidae, mỗi họ có 2 loài; họ Xenopeltidae và họ Geoemydidaemỗi họ chỉ có 1 loài. Một số đại diện: Thạch sùng ngón giả bốn vạch (Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus); Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus irregularis); Kỳ đà vân (Varanus nebulosus);Kỳ đà hoa (Varanus salvator); Trăn đất (Python molurus); Trăn gấm (Python

reticulatus); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa); Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus);

Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis ); Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah); Rùa núi vàng (Indotestudo elongata); Rùa núi viền (Manouria impressa),…

* Trên cây

- Đã xác định được số lượng Lưỡng cư hoạt động trên cây với 12 loài (chiếm 30,00%) chủ yếu các loài thuộc họ Ếch cây - Rhacophoridae: Nhái cây sừng (Aquixalus supercornutus); Nhái cây bà nà (Philautus banaensis); Nhái cây đốm ẩn (Philautusabditus); Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax); Ếch cây đầu to (Polypedates megacephalus); Ếch cây trung bộ (Rhacophorus

calcaneus); Ếch cây sần tay lo (Theloderma stellatum),…

- Số lượng Bò sát hoạt động trên cây nhiều gấp 2,4 lần Lưỡng cư với 29 loài (chiếm 46,77%). Ưu thế thuộc họ Agamidae có 7 loài; tiếp đến là họ Scincidae có 6 loài, họ Viperidae có 5 loài, họ Gekkonidae có 3 loài; các họ: Lacertidae, Varanidae, Pythonidae, Colubridaemỗi họ có 2 loài. Đại diện: Rồng đất (Physignathus cocincinus); Ô rô na ta li a (Acanthosaura nataliae); Ô rô vảy

(Acanthosaura lepidogaster); Nhông em ma (Calotes emma); Thằn lằn đốm bay (Draco maculatus); Thạch sùng ngón giả bốn vạch (Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus); Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus irregularis);

Tắc kè (Gekko gecko); Kỳ đà vân (Varanus nebulosus); Kỳ đà hoa (Varanus

salvator); Trăn đất (Python molurus); Trăn gấm (Python reticulatus); Rắn hổ mây

ham tơn (Pareas hamptoni); Rắn lục cườm (Protobothrops mucrosquamatus); Rắn lục xanh (Viridovipera stejnegeri),…

* Dưới nước

- Qua khảo sát ngoài thực địa đã xác định được Lưỡng cư vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam thường hoạt động dưới nước với 10 loài (chiếm 25,00%) tập trung vào 2 họ Ranidae và Dicroglossidae mỗi họ có 5 loài. Một số đại diện: Ngóe (Fejervarya limnocharis); Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus); Ếch nhẽo (Limnonectes kuhlii); Chàng mi le (Hylarana milleti); Ếch suối (Hylarana

nigrovittata); Ếch giun (Ichthyophis bannanicus),…

- Ở môi trường sống này Bò sát với 15 loài (chiếm 24,19%). Ưu thế thuộc họ Colubridae với 5 loài; họ Geoemydidae có 4 loài; 2 họ Scincidae và Trionychidaemỗi họ có 3 loài. Có thể kể một số đại diện: Thằn lằn chân ngắn bao (Lygosoma corpulentum); Thằn lằn tai nam bộ (Tropidophorus

cocincinensis); Thằn lằn tai vẩy nhỏ (Tropidophorusmicrolepis); Rắn khuyết

đốm (Lycodon fasciatus); Rắn khuyết đai (Lycodon subcinctus); Rắn bồng chì

(Enhydris plumbea); Rắn nước đốm vàng (Xenochrophis flavipunctatus); Rùa

đất sê pôn (Cyclemys tcheponensis); Ba ba nam bộ (Amyda cartigaginea); Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis); Ba ba gai (Palea steindachneri),…

* Trong lòng đất

Số lượng loài Lưỡng cư và Bò sát hoạt động trong lòng đất ít nhất so với các khu vực khác. Lưỡng cư thường hoạt động trong đất chỉ thấy có 1 loài (chiếm 2,50%)thuộc về họ Ichthyophiidae, đó là loài Ếch giun (Ichthyophis

bannanicus). Trong khi đó Bò sát hoạt động trong đất với 12 loài (chiếm

19,35%) trong đó họ Geoemydidae chiếm ưu thế với 6 loài, tiếp đến là họ Testudinidae có 2 loài.Các họ: Scincidae, Typhlopidae, Colubridae, Elapidaemỗi họ chỉ có 1 loài. Một số đại diện: Thằn lằn chân ngón bao (Lygosoma

corpulentum); Rắn giun thường (Ramphotyphlops braminus); Rắn bồng chì (Enhydris plumbea); Rắn lá khô thường (Sinomicrurus macclellandi); Rùa hộp

bua rê (Cuora bourreti); Rùa đỏ (Cuora cyclornata); Rùa núi vàng (Indotestudo

elongata); Rùa núi viền (Manouria impressa),…

Như vậy, môi trường trên mặt đất có số loài hoạt động nhiều nhất với 59 loài (chiếm 57,84% tổng số loài), tiếp đến là trên cây với 41 loài (chiếm 40,20%), dưới nước có 25 loài (chiếm 24,51%), ít nhất là trong đất với 13 loài (chiếm 12,75%). Có 7 loài Lưỡng cư và 30 loài Bò sát thường hoạt động trong 2 khu vực dưới nước và trên mặt đất, trên mặt đất và trên cây, trong đất và trên mặt đất, trên cây và dưới nước, trong đất và dưới nước. Những loài này thường hoạt động khá rộng và thích nghi cao với môi trường.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w