5.2.1. Giải pháp về thể chế chính sách
- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách riêng cho công tác bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học theo hướng nguyên vị In-situ.
- Xây dựng hành lang pháp lý để thiết lập khu bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm phù hợp phát triển bền vững, quy định quản lý nguồn gen, nghiên cứu những loài kinh tế có khả năng cho sinh sản nhân tạo để chủ động giống nuôi và thả vào tự nhiên.
- Sửa đổi và hoàn thiện chính sách giao, cho thuê diện tích rừng tự nhiên vùng đệm để bảo vệ, khai thác nguồn lợi động thực vật hợp lý nhằm tạo động lực để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển, kinh doanh nguồn lợi động thực vật và đảm bảo lợi ích cho các đối tượng nhận khoán, thuê diện tích rừng theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp - nông nghiệp.
- Hoàn thiện quy chế quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và hưởng lợi đa thành phần. Thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để giao, cho thuê khu vực quy hoạch bảo tồn thiên nhiên cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt trong các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác, tái tạo giống loài động thực vậtcó ích quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng. Các phong tục và luật lệ tốt của địa phương cần được xem xét để xây dựng các quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển.
- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi, phục hồi giống loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ vùng cấm khai thác, quy định nghề khai thác theo từng giống, loài khai thác. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chủ quản lý giống, chính quyền các cấp, các cơ quan thi hành pháp luật và lực lượng bảo vệ nguồn lợi ở địa phương.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý giống loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật.
5.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Triển khai những nghiên cứu về các loài động thực vậtmột cách đầy đủ, toàn diện để có cơ sở đề xuất được loại hình khai thác và bảo tồn thích hợp.
- Nghiên cứu biến động của các hệ sinh thái tác động tới nguồn lợi và có những giải pháp ứng phó kịp thời.
- Nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài động thực vậtcó ích, cac loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để nuôi và thả vào các rừng tự nhiên phục hồi quần thể. - Khuyến khích thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm tư vấn khoa học công nghệ về khai thác và bảo vệ sinh vật rừng.
- Đào tạo cán bộ khoa học và phổ biến kỹ thuật cho người dân về công việc bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình bảo tồn các giá trị Đa dạng sinh học, các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng theo hướng bảo tồn gắn với du lịch sinh thái bền vững.