PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 25 - 79)

1/- Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nội dung của đề tài, tập hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làm tài liệu nền.

2/- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), phương pháp điều tra có sự tham gia của cộng đồng (PRA). Các phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu tình hình khai thác, kinh tế - xã hội, nhằm định hướng cho việc quản lý tài nguyên, giá trị đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng, dựa vào cộng đồng và đồng quản lý trong việc phát triển bền vững.

3/- Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, chuyên ngành để điều tra, đánh giá ĐDSH hiện trạng.

- Lập sơ đồ phân vùng nghiên cứu, điểm khảo sát, các điểm/vùng này được cố định tương đối về không gian, thời gian cho việc khảo sát thực địa, thu các mẫu sinh vật.

4/- Định loại các sinh vật theo taxon bậc loài, họ, bộ,… dựa vào đặc điểm hình thái, sinh thái bằng các khóa phân loại lưỡng phân chuyên ngành. Sắp xếp

thành phần loài theo hướng tiến hóa và các quy định phân loại hiện đại của từng lớp động, thực vật.

5/- Sử dụng phương pháp so sánh mẫu chuẩn, phân biệt loài đồng vật (synonyms), phương pháp phân tích đánh giá, so sánh và các phương pháp chuyên gia,... Sử dụng công thức Sorencen (1948) để đánh giá tính đa dạng sinh học của các nhóm sinh vật và mối quan hệ gần gũi của thành phần loài trong khu hệ.

6/- Sử dụng mô hình toán, ma trận, các phần mềm vi tính, xác suất thống kê để quản lý và đánh giá số liệu.

Nhìn chung, do mỗi đối tượng nghiên cứu có những đặc trưng riêng nên chúng phải được nghiên cứu trong những hoàn cảnh phù hợp khác nhau, phải có các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Với mỗi đối tượng, trong phương pháp thực địa chúng tôi phải tiến hành khảo sát các đặc điểm của chúng ngoài thiên nhiên như: lập tuyến điều tra, chọn điểm khảo sát, quan sát các dạng sống của Nấm, Thực vật bậc cao. Đối với mỗi lớp động vật, ngoài các nhóm loài thu mẫu trực tiếp (cá, lưỡng cư - bò sát, côn trùng), nhà nghiên cứu cần có các phương pháp thu mẫu đặc trưng (vết tích, chụp ảnh, ghi hình, thu mẫu lông, phân, tiếng kêu, tiếng hót,…) đối với nhóm chim và thú. Các phương pháp khác kế tiếp cho phương pháp thực địa trong quy trình tiến hành nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm và cũng như trên mỗi đối tượng lại có những phương cách nghiên cứu khác nhau. Sau đây, chúng tôi trình bày một số phương pháp nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng bao gồm: thực vật (thực vật bậc cao có mạch, nấm) và động vật theo các phương pháp riêng cho mỗi đối tượng.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật

2.3.3.1. Phương pháp thực địa * Phương pháp thu mẫu nấm

- Đối với nấm sống trên gỗ, trên cây phải dùng dao nhọn hoặc rìu để tách chúng ra khỏi giá thể. Khi tách phải lấy cả một phần nhỏ giá thể, ghi chép kiểu gây mục. Mỗi mẫu để riêng trong một bao kèm theo nhãn riêng. Mỗi loài nấm phải gói riêng, không được phép để lẫn hay gói lẫn những loài khác nhau trong cùng một gói. Những nấm có kích thước nhỏ dễ gãy vỡ nên đựng riêng trong các lọ nhỏ hay hộp nhựa.

+ Mỗi mẫu thu thập phải được đánh số, gói lại và để riêng để tránh sự lẫn lộn của các mô và bào tử nấm.

+ Hái nguyên vẹn quả thể nấm, gồm cả phần gốc và phần thân. Nếu có thể được mỗi loài nên hái mẫu đại diện cho tất cả các giai đoạn phát triển (nghĩa là từ mẫu non đến mẫu già).

+ Các quả thể mềm có dạng tán, dạng dù thì dùng giấy báo gói thành dạng phễu. Nấm dạng sò hến, dạng củ thì gói lại bằng giấy báo hay giấy bản hoặc gói trong túi giấy xi măng.

- Đánh giá sự đa dạng về dạng sống: Căn cứ vào dạng sống của Nấm, Ngô Anh (2003) đã chia thành 3 nhóm sinh thái:

+ Nhóm Nấm hoại sinh (Saprophytic fungi) + Nhóm Nấm cộng sinh (Symbiotic fungi) + Nhóm Nấm ký sinh (Parasitic fungi).

* Phương pháp nghiên cứu thực vật bậc cao có mạch

- Lập ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô khoảng 200m2 để đánh giá về những loại cây gỗ, cây bụi và cây thảo, đồng thời đo chiều cao, đường kính và đếm số lượng và phân loại thực vật trong ô nghiên cứu theo họ, chi và loài.

- Thu thập tiêu bản thực vật: Các loài cây thông thường được ghi chép để xây dựng danh lục, chỉ thu thập tiêu bản của những loài đủ tiêu chuẩn của mẫu tiêu bản, những loài có giá trị kinh tế và khoa học.

- Điều tra trong nhân dân về việc sử dụng, khai thác, sự phân bố, công dụng của một số loài thực vật có giá trị dược liệu tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá dạng sống dựa theo cách phân chia của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999): vị trí của chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng:

1. Phanerophytes (Ph) - Cây có chồi trên đất 2. Chamephytes (Ch) - Cây có chồi sát mặt đất 3. Hemicryptophytes (Hm) - Cây có chồi nửa ẩn 4. Cryptophytes (Cr) - Cây có chồi ẩn

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu động vật

2.3.2.1. Phương pháp kế thừa và tìm hiểu qua nhân dân * Phương pháp kế thừa

Việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có là hết sức cần thiết, kế thừa có chọn lọc những tài liệu, số liệu, các bài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là những tài liệu, số liệu đa dạng loài, phát hiện mới về đa dạng và tài nguyên động vật.

* Phương pháp tìm hiểu qua nhân dân

Đây là phương pháp đặc biệt chuyên dùng cho việc nghiên cứu Thú, Chim, Bò sát. Điều tra bằng cách phỏng vấn những người dân đặc biệt những thợ săn hay những người thường xuyên đi rừng và các cán bộ kiểm lâm là một phương pháp thông dụng điều tra nghiên cứu khu hệ thú ở một khu vực xác định. Phương pháp này mang lại những thông tin quan trọng về sự hiện diện của những loài thú lớn quan trọng. Phương pháp này đã được sử dụng để điều tra thú lớn ở Cao Muôn và Cà Đam. Khi hỏi người dân thường kết hợp với ảnh màu chụp các con thú sống. Những thông tin thu được đánh dấu trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000 hoặc 1:10.000. Đồng thời với việc hỏi dân, còn tìm hiểu các di vật của các loài thú còn lại trong nhà dân như các sọ, các phần xương, cặp sừng, tấm da lông, đuôi và cả những con vật còn sống mà người dân đang nuôi nhốt (trăn, rắn, rùa, hươu, khỉ, chồn, sóc,...). Phương pháp điều tra qua dân bằng cách phỏng vấn bằng câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu, kết hợp với bộ ảnh màu (chim, LC - BS) đối với các loài khá phổ biến, kích thước lớn, dễ quan sát và loài có giá trị kinh tế thường bị săn bắt hoặc mua bán trên thị trường sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu ích.

Ở cả 2 vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam chúng tôi đã hợp tác với ông Sáu Năng, một thợi săn chuyên nghiệp và nổi tiếng ở xã Ba Tô, huyện Ba Tơ để nhận dạng các loài động vật và tham gia điều tra 2 đợt tại 2 vùng rừng này. Kết quả cho thấy đã thu thập được nhiều số liệu và kinh nghiệm quý.

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa * Phương pháp quan sát ngoài tự nhiên

Trong mỗi đợt điều tra thực địa, tiến hành điều tra theo các tuyến chính. Trong mỗi tuyến chính lại được chia ra từng tuyến nhỏ tuỳ theo địa hình và các hướng núi. Sử dụng máy định vị GPS để ghi lại tuyến khảo sát và chiều dài tuyến, đồng thời định vị trí phát hiện hay các dấu tích hoạt động của nhóm động vật để lại trên hiện trường.

Các dụng cụ điều tra hiện trường bao gồm ống nhòm, máy ảnh, bẫy ảnh, la bàn, máy định vị GPS, đèn pin, sổ ghi chép và một số dụng cụ cần thiết khác.

Đối với Thú: Quan sát trực tiếp các loài thú, các dấu tích của thú để lại

trên hiện trường bao gồm: dấu chân, phân, phần thức ăn rơi vãi, tiếng hú.

Đối với Chim: Quan sát trực tiếp các loài chim bằng ống nhòm, nghe tiếng

chim hót, tiếng kêu, chụp ảnh, phát âm gọi đàn và cùng đi bẩy chim với đồng bào.

Đối với LC - BS: Quan sát, ghi nhận, chụp ảnh, mô tả nơi ở, nơi phân bố,

các tập tính về dinh dưỡng và sinh sản. Điều tra những người tiêu thụ, đại lý buôn bán động vật hoang dã (bò sát, chim, thú).

Đối với Cá: Cùng đánh với ngư dân, thợ rừng và quan sát trực tiếp.

* Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu

Mỗi nhóm động vật có những hình thức và phương pháp thu mẫu khác nhau, cụ thể theo từng nhóm như sau:

- Đối với Côn trùng

* Thu mẫu:

+ Dùng vợt để bắt con trưởng thành đang bay hoặc đậu.

+ Bắt gián tiếp thông qua việc sử dụng các loại bẫy, bã độc và bẩy đèn ban đêm.

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã tổ chức 4 đợt thu mẫu bằng bẩy đèn vào ban đêm tại 8 điểm khác nhau ở 2 vùng nghiên cứu. Đèn sử dụng máy phát điện 1kW để phát sáng 500W tỏa sáng một vùng rộng. Máy phát từ 20h00’ đến 23h30’ và đợt tiếp từ 3h00’ đến 4h30’sáng hôm sau.

Mẫu thu được cần giết chết nhanh bằng Chloroform (CHCl3) hay Kali xyanua (KCN) trong lọ kín, mẫu lớn nên tiêm formol, sau đó bỏ vào nệm bông. Còn đối với côn trùng có cánh lớn như bướm, chuồn chuồn thì bóp chết, xếp cánh gọn và bỏ vào túi bướm đưa ề phòng thí nghiệm xử lý.

Đối với mẫu đã bị khô, cứng cần phải làm mềm mẫu trước khi sửa lại tư thế bằng cách: cho mẫu vật vào trong bình hút ẩm để làm mềm một thời gian, đến khi dùng kẹp kéo chân thấy cử động dễ dàng là được.

- Đối với Cá

Việc thu mẫu được tiến hành điều tra dọc theo các suối, khe bằng cách trực tiếp đánh bắt hoặc đi cùng cư dân địa phương đánh bắt. Mua các mẫu cá của ngư dân làm nghề khai thác thường xuyên trong địa bàn nghiên cứu. Đặt các thẩu nhựa plastic có chứa dung dịch formol 4% để ngư dân thu hộ. Các mẫu lạ, mẫu khó phân tích phải thu với số lượng nhiều, định hình và mang về phòng thí nghiệm để định loại.

Mẫu vật được xử lý ngay khi đang còn tươi. Mẫu phân loại thu từ 1 - 5 cá thể có hình thái nguyên vẹn (có kèm Etikete), định hình ngay trong formol 4%, mẫu cá kích thước lớn được tiêm formol nguyên chất vào cơ, ruột.

- Đối với Lưỡng cư - Bò sát

+ Tiến hành thu mẫu theo tuyến cả ban ngày và đêm ở các sinh cảnh khác nhau, tùy theo là Lưỡng cư hay Bò sát mà dùng dụng cụ và thời gian thu mẫu khác nhau. Đối với Lưỡng cư dùng vợt, tiến hành vào đầu buổi tối đến khuya và sáng sớm. Đối với các loài rắn dùng gậy hoặc thòng lọng để thu mẫu. Thu mẫu vào ban ngày đối với thằn lằn bóng, nhông, một số loài rắn, ba ba và vào ban đêm đối với một số loài rắn, tắc kè, rùa và một số loài thằn lằn. Mẫu vật được gắn nhãn, định hình trong formol 4 - 5% đối với lưỡng cư, 7 - 10% đối với bò sát trong 24 giờ, sau đó bảo quản trong cồn 700. Những mẫu trùng lặp được ghi nhận và thả lại, mẫu trước khi thả lại được chụp ảnh, đo chỉ số hình thái, ghi chép đặc điểm nhận dạng để định loại.

+ Ghi nhận loài qua các di vật (mai, yếm rùa, xác rắn lột, rắn ngâm rượu, mẫu vật được thuộc da).

+ Mua lại mẫu vật tại các điểm thu mua động vật, thợ săn, tại chợ. Hướng dẫn phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật cho cộng tác viên là người bản địa.

- Đối với Chim

+ Sử dụng các thiết bị chuyên dụng nghiên cứu ngoài thực địa: lưới mờ, máy phát và ghi âm, máy ảnh chuyên dụng, ống nhòm. Lưới mờ được sử dụng trong

phương pháp “bắt - thả” chim. Các lưới mờ được dùng có kích thước khác nhau phổ biến gồm 3 loại kích cỡ: 18m x 4m; 12m x 4m và 6m x 4m; cỡ mắt lưới 1,5cm x 1,5cm. Dùng lưới để bắt những loài chim nhỏ, luôn di chuyển nhanh lại thường ở trong các bụi cây rậm rạp nên rất khó phát hiện bằng mắt thường hay ống nhòm.

+ Các di vật còn lại của chim được giữ lại trong các gia đình của dân địa phương như: lông cánh, lông đuôi, mỏ, giò,... cần thu thập kèm theo mẫu là các thông tin cần thiết như: thời gian, địa điểm bắt được chim hay thu mẫu, tên người thu mẫu. Chụp ảnh mẫu vật, những dẫn liệu này sẽ bổ sung thêm cho việc xác định và mô tả các loài.

- Đối với Thú

+ Phương pháp quan sát thú trực tiếp ngoài thực địa: Khảo sát và điều tra thú theo tuyến, trong các tuyến chính chia ra nhiều tuyến nhỏ tùy thuộc vào địa hình và tính chất của từng khu vực hoặc phân tuyến kiểu "xương cá". Mỗi tuyến đều tiến hành định vị vị trí bằng máy GPS khi phát hiện những dấu tích hoạt động của các loài thú để lại.

+ Phương pháp điều tra dấu vết: Có thể trực tiếp bằng mắt thường hoặc ống nhòm để quan sát một số loài thú: báo, gấu, chó sói, khỉ, linh trưởng,… ghi hình các dấu vết mà các loài thú đã để lại như: phân, dấu chân, phần thức ăn thừa, vết cào cấu trên các gốc cây, các hang ổ,... trên tuyến khảo sát. Các phương tiện chúng tôi sử dụng trong các đợt khảo sát gồm máy ảnh chuyên dụng, ống nhòm, la bàn, máy định vị GPS và sổ ghi chép.

2.3.2.3. Phương pháp trong phòng thí nghiệm

- Phân loại các nhóm sinh vật theo taxon bậc loài, giống, họ, bộ,… dựa vào đặc điểm hình thái bằng các khoá định loại lưỡng phân chuyên ngành. Sắp xếp thành phần loài theo hệ thống phân loại học hiện đại, các khóa định loại mới nhất, chính xác nhất của từng bậc taxon động, thực vật.

- Sử dụng phương pháp so sánh mẫu chuẩn, phân biệt loài đồng vật (Synonyms), phương pháp phân tích đánh giá, so sánh,…

* Đối với Nấm lớn

- Các phương xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm, phân tích và định loại theo phương pháp của các tác giả: Rolf Singer (1986), Trịnh Tam Kiệt (1981), R.L.Gilbertson & L.Ryvarden (1993). Các đặc điểm hình thái ngoài và cấu trúc

hiển vi được sử dụng trong quá trình định loại nấm, xác định các taxon từ bậc phân loại ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Dùng các khóa phân loại lưỡng phân và các bản mô tả loài của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố để định loại.

- Xây dựng danh lục: Danh lục thành phần loài nấm lớn được sắp xếp theo hệ thống của P.F. Cannon và D.N. Pegler đã được Ainsworth & Bisby’s trong tài liệu phân loại “Dictionary of the Fungi” (1995), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác, 2001.

* Thực vật bậc cao có mạch

- Giám định tên khoa học loài được tiến hành theo phương pháp so sánh hình thái và dựa vào các khóa phân loại của Lecomte (1907, 1952); Cây gỗ rừng Việt Nam (1971, 1988); Phạm Hoàng Hộ (1991, 1993, 1999, 2000).

- Đánh giá nguồn tài nguyên dựa vào các tài liệu: Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999) “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”; Phạm Hoàng Hộ (2006) “Những cây có vị thuốc ở Việt Nam”; Đỗ Tất Lợi (2001) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”.

- Đánh giá sự đa dạng của dạng sống các loài Thực vật bậc cao có mạch ở 2 vùng rừng nghiên cứu theo Raunkiaer (1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004).

* Đối với Côn trùng

- Dùng kim côn trùng cắm vào mẫu vật (đối với con trưởng thành), mỗi loại côn trùng có vị trí cắm kim khác nhau.

- Cắm mẫu vật lên tấm xốp, dùng móc và kẹp để sửa tư thế chân, cánh, râu,... của mẫu vật cho trở về dáng vẻ tự nhiên, sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG (Trang 25 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w