Anonn (1991) đã chia các vùng núi cao thuộc miền Trung Việt Nam thành 6 - 8 kiểu nơi ở của động vật. Vùng Cao Muôn - Cà Đam là vùng núi cao, địa hình chia cắt nhiều, độ dốc lớn. Căn cứ vào tuyến điều tra, khảo sát và địa hình, chúng tôi đã phân chia vùng nghiên cứu thành 4 dạng sinh cảnh (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Sự phân chia sinh cảnh ở vùng Cao Muôn và Cà Đam
Stt Kiểu nơi ở (theo Anonn) Sinh cảnh (theo Iakhontov)
1 Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi cao Rừng rậm (RR) 2 Rừng nhiệt đới bán thường xanh
3 Rừng á nhiệt đới trên núi cao Rừng phục hồi (RPH) 4 Rừng thứ sinh
5 Đồi cây bụi Rừng cây bụi (RCB)
6 Rừng ven sông suối Rừng ven suối (RVS)
4.1.3.1. Sự phân bố côn trùng theo sinh cảnh
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của côn trùng ở vùng nghiên cứu theo sinh cảnh được thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.2.
Nhìn vào bảng 4.3 nhận thấy không có sinh cảnh nào đạt số bộ hay họ côn trùng tối đa, điều này liên quan đến tính thích nghi rất cao và đòi hỏi điều kiện sống - tính mềm dẻo sinh thái của côn trùng (đất đai, cây cối, nhiệt độ, độ ẩm...). Riêng sinh cảnh rừng cây bụi và rừng phục hồi có số loài lớn nhất vì nhờ có 2 yếu tố: Thứ nhất là chúng chiếm một diện tích lớn, thứ hai là nơi giao lưu của
các loài từ các sinh cảnh phía trên đai cao và phía dưới đai thấp. Đây là sinh cảnh đệm hay sinh cảnh chuyển tiếp.
* Sự phân bố các loài côn trùng ở vùng nghiên cứu
Nghiên cứu sự phân bố của các họ côn trùng có ý nghĩa quan trọng để đánh giá vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Đặc biệt xem xét tác động của chúng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng tích cực của chúng đến sự duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Bảng 4.4. Sự phân bố của côn trùng theo sinh cảnh ở Cao Muôn và Cà Đam Stt Sinh cảnh Bậc bộ Bậc họ Bậc giống Bậc loài SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) 1 Rừng rậm - RR 9 100 54 78,26 318 89,08 453 86,95 2 Rừng cây bụi - RCB 8 88,89 47 68,16 287 80,39 378 72,55 3 Rừng phục hồi - RPH 5 55,56 32 46,38 178 49,86 267 51,25 4 Rừng ven suối - RVS 4 44,44 12 39,02 54 15,13 79 15,16
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Sự phân bố của các loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) ở sinh cảnh rừng rậm (RR) có 18 loài, sinh cảnh rừng phục hồi (RPH) có 38 loài, sinh cảnh rừng ven suối (RVS) có 22 loài và sinh cảnh rừng cây bụi (RCB) có 59 loài. Rừng cây bụi có số loài cao nhất.
- Phân bố của các loài thuộc bộ Hai cánh (Diptera) ở sinh cảnh rừng rậm (RR) có 7 loài, sinh cảnh rừng ven suối (RVS) có 7 loài, rừng phục hồi (RPH) có 3 loài và sinh cảnh rừng cây bụi (RCB) có 12 loài. Rừng cây bụi có số loài ưu thế.
Hình 4.2. Số lượng các taxon côn trùng ở các sinh cảnh
Bậc taxon Số lượng
- Phân bố của các loài thuộc bộ Cánh đều (Isoptera) ở sinh cảnh rừng rậm (RR) có 17 loài, sinh cảnh rừng ven suối (RVS) có 3 loài, rừng phục hồi (RPH) có 5 loài và sinh cảnh rừng cây bụi (RCB) có 9 loài. Sinh cảnh rừng rậm đa dạng số loài nhất.
- Sự phân bố của các loài thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) ở sinh cảnh rừng rậm (RR) có 39 loài, sinh cảnh rừng phục hồi (RPH) có 20 loài, sinh cảnh rừng ven suối (RVS) có 24 loài và sinh cảnh rừng cây bụi (RCB) có 112 loài. Ở bộ Cánh cứng, sinh cảnh rừng cây bụi đa dạng nhất
- Sự phân bố của các loài thuộc bộ Chuồn chuồn (Odonatoptera) chủ yếu ở sinh cảnh rừng ven suối (RVS) có 17 loài, ở sinh cảnh rừng rậm (RR) có 7 loài, sinh cảnh rừng phục hồi (RPH) có 3 loài và sinh cảnh rừng cây bụi (RCB) có 4 loài.
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của các loài côn trùng trong các họ giàu loài được trình bày ở hình 4.3.