Các dịch vụ hỗ trợ thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới ViệtNam

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 71 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Các dịch vụ hỗ trợ thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới ViệtNam

3.2.4.1. Đầu tư hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia

Để thúc đẩy kinh tế biên giới phát triển, đáp ứng nhu cầu giao thƣơng cƣ dân biên giới Việt Nam – Campuchia, các tỉnh giáp biên giới đã tích cực kêu gọi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ đầu tƣ hạ tầng thƣơng mại: chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại...; triển khai đầu tƣ, nâng cấp các chợ biên giới trong quy hoạch; đồng thời có những kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành Trung ƣơng hỗ trợ vốn cho các tỉnh triển khai đầu tƣ các chợ biên giới. Các tỉnh giáp biên giới cũng kêu gọi đầu tƣ hạ tầng các chợ biên giới trong quy hoạch phát triển chợ biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020; đồng thời theo đó có những kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thƣơng về hỗ trợ vốn cho các tỉnh giáp biên giới để triển khai đầu tƣ hạ tầng các chợ này.

Tại tỉnh An Giang, trong năm 2012, đã kêu gọi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tƣ hai siêu thị tại thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang nhƣ Vinatexmart Châu Đốc và Vinatexmart Tân

61

Châu, tỉnh An Giang cũng đã khảo sát lựa chọn vị trí huyện An Phú để đầu tƣ xây dựng chợ đầu mối rau màu phục vụ cho xuất sang thị trƣờng Campuchia.

Các tỉnh cũng tích cực triển khai xây dựng hoàn thành hạ tầng cầu đƣờng, khu, cụm công nghiệp ở các huyện biên giới để tạo mặt bằng cho các nhà đầu tƣ vào sản xuất – kinh doanh nhƣ: Khu Công nghiệp Xuân Tô (Tịnh Biên), Cụm CN-TTCN Vĩnh Mỹ (Châu Đốc), Cụm CN-TTCN Long Châu (TX. Tân Châu), Cụm CN-TTCN An Phú, Cụm CN-TTCN Tri Tôn tại An Giang; xây dựng dự án đƣờng và cầu Tân Nam (tại tỉnh Tây Ninh, với tổng mức đầu tƣ dự án khoảng 44 tỷ VNĐ) và hỗ trợ xây dựng, đƣa vào sử dụng đƣờng Chàng Ria (tại thành phố Bavet, Campuchia, đối diện cửa khẩu Phƣớc Chỉ của Tây Ninh, với kinh phí khoảng 11,8 tỷ VNĐ) (Ban chỉ đạo Thƣơng mại biên giới tỉnh Tây Ninh, 2014). Theo đó, để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ trong các khu, cụm CN-TTCN của các tỉnh nói chung cũng nhƣ các khu, cụm CN-TTCN vùng biên giới nói riêng, các tỉnh đã ban hành Quyết định Quy định chính sách hỗ trờ di dời nhà xƣởng sản xuất vào các cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh.

UBND các tỉnh giáp biên giới đã chỉ đạo các Sở, ban ngành xây dựng Đề án Chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu tại các tỉnh giáp biên nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Campuchia trong thời gian tới (Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/6/2013 về việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Campuchia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; tỉnh An Giang đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh đến năm 2020).

62

3.2.4.2. Xúc tiến thương mại

Campuchia là một trong những thị trƣờng diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thƣơng mại có quy mô lớn của Việt Nam, trung bình mỗi năm có từ 2 đến 4 Hội chợ triển lãm hàng Việt Nam tại Campuchia. Riêng năm 2011, có các Hội chợ hàng Việt Nam do Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Phnom Penh (tháng 4 năm 2011), tại Battampang (tháng 11 năm 2011); Hội chợ hàng Việt Nam của Cục Kinh tế Bộ Quốc Phòng tổ chức tại Phnom Penh (tháng 11 năm 2010 trong khuôn khổ Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia và Hội chợ Thƣơng mại biên giới – Hợp tác phát triển hành lang Đông Tây, tỉnh Kon Tum (21/11/2011). Bênh cạnh đó, nhiều hội chợ khác tại Campuchia cũng có doanh nghiệp Việt Nam tham gia.

Nhằm tạo điều kiện cho ngƣời dân vùng biên các tỉnh giáp biên giới Việt Nam – Campuchia trao đổi mua bán, giao thƣơng hàng hóa và tăng cƣờng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trƣờng các nƣớc Tiểu vùng Mê Kông, đặc biệt là thị trƣờng Vƣơng quốc Campuchia, hàng năm, các tỉnh giáp biên giới Việt Nam – Campuchia đã phối hợp với Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Campuchia tổ chức hội chợ đƣờng biên mang tầm quốc tế nhƣ: Hội chợ Thƣơng mại Quốc tế Tịnh Biên – An Giang, Hội chợ thƣơng mại Tây Ninh và các hội chợ khác; các hội chợ diễn ra ngày càng sôi động và náo nhiệt hơn, tính đến Hội chợ Thƣơng mại Quốc tế Tịnh Biên – An Giang năm 2013, có trên 500 gian hàng của trên 250 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia nhƣ: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan... ; số lƣợng khách thăm quan mua sắm trên 175 ngàn lƣợt; tổng doanh số bán hàng tại hội chợ đạt 18 tỷ VNĐ (Ban chỉ đạo Thƣơng mại biên giới tỉnh An Giang, 2014).

63

Trƣớc những thành công và hiệu quả của hội chợ thƣơng mại biên giới ở các tỉnh Việt Nam giáp Campuchia, các hội chợ đƣờng biên trên địa bàn các huyện, thị ở cả hai bên biên giới cũng diễn ra ngày càng nhiều và gặt hái đƣợc những kết quả tốt, doanh nghiệp hai nƣớc gặp nhau tìm hiểu và ký kết nhiều hợp đồng thƣơng mại, ngƣời dân đƣợc giao lƣu văn hóa và trao đổi hàng hóa với nhau. Song song đó, các tỉnh giáp biên giới Việt Nam - Campuchia cũng kết hợp với các Bộ, ngành đã tăng cƣờng triển khai nhiều chƣơng trình hàng Việt về nông thôn vùng biên giới; xây dựng Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình đƣa hàng Việt Nam sang các tỉnh thành của nƣớc bạn Campuchia. Đồng thời thông tin đến doanh nghiệp biết để tham gia các Hội chợ tại nƣớc bạn, tổ chức chuyến công tác về hợp tác phát triển thƣơng mại biên giới cùng với hội nghị giới thiệu hàng hóa các tỉnh giáp biên của Việt Nam với Campuchia, các tỉnh cũng kiến nghị Bộ Công Thƣơng về danh mục các hàng hóa đƣợc sản xuất từ Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cƣ dân biên giới.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 71 - 74)